Giáo án Địa lí 10 - Bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải

1. Trình bày về ngành vận tải đường ống:

- Tại sao chiều dài đường ống lại không ngừng tăng lên ở Trung Đông, LB Nga, Trung Quốc, Hoa Kì?

- Tình hình phát triển đường ống ở nước ta hiện nay như thế nào?

*Liên hệ Việt Nam:

Hệ thống đường ống đang phát triển, khoảng 400km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170km đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ về Thủ Đức và gần 400km đường ống dẫn khí của dự án Nam Côn Sơn.

2. Trình bày về ngành vận tải đường sông, hồ:

- Vì sao giao thông đường sông hồ lại phát triển mạnh ở Hoa Kì?

- Liên hệ Việt Nam:

Ở nước ta GTVT đường sông phát triển mạnh ở những hệ thống sông nào? Tại sao?

Vận tải đường sông của nước ta tập trung ở một số hệ thống sông:

+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình

+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai

+ Một số sông lớn miền Trung

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 10 - Bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức :
- Trình bày được các ưu nhược điểm của từng loại hình giao thông vận tải . 
- Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của từng ngành vận tải trên thế giới, xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố của từng ngành này .
- Hiểu được một số vấn đề môi trường do sự hoạt động của các phương tiện vận tải và do các sự cố môi trường xảy ra trong quá trình hoạt động của ngành giao thông vận tải.
2. Kĩ năng :
- Xác định trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng.
- Giải thích các nguyên nhân phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải, vị trí của 1 số đầu mối giao thông vận tải quốc tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức cao học tập nghiêm túc.
- Có ý thức trong việc tiết kiệm nhiên liệu cũng như ảnh hưởng của khí thải đối với môi trường.
II. Phương pháp giảng dạy: 
- Phương pháp đàm thoại gợi mở. 
- Phương pháp dự án.
- Phương pháp thuyết trình.
III. Chuẩn bị giáo cụ của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
- Giáo án.
- Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh về các ngành GTVT.
- Bản đồ Các luồng vận tải bằng đường biển chủ yếu trên thế giới.
- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
Học sinh:
- Vở ghi chép.
- Sách giáo khoa.
- Nội dung thảo luận được trình bày trên giấy A0.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Mở bài: Cùng với sự phát triển của KH-KT, các loại hình GTVT trên thế giới ngày càng đa dạng hơn, các phương tiện vận tải ngày càng hiện đại hơn. Mỗi loại hình vận tải có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng chúng đều có ảnh hưởng đến phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm, ưu nhược điểm và xu hướng phát triển của các loại hình GTVT trên thế giới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành vận tải đường sắt:
GV hướng dẫn HS nghiên cứu kênh chữ mục 1 SGK và hiểu biết bản thân, hãy:
+ Nêu các ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố ngành vận tải đường sắt.
+ Vì sao ở châu Âu và vùng Đông Bắc Hoa Kì mạng lưới đường sắt có mật độ cao?
- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, rút kết luận.
*Liên hệ Việt Nam:
- Nêu các tuyến đường sắt chính ở Việt Nam.
- Hiện nay ngành đường sắt nước ta phát triển ở những vùng nào? Tại sao vùng đó mạng lưới đường sắt phát triển hơn những vùng khác?
I. Đường sắt:
- Ưu điểm:
Chuyên chở các hàng hóa nặng, cự li xa, tốc độ nhanh và ổn định, giá rẻ.
- Nhược điểm:
+ Kém cơ động.
+ Đầu tư ban đầu lớn.
- Tình hình phát triển:
+ Đầu máy ngày càng được cải tiến.
+ Khổ đường ray ngày càng rộng.
=> Tốc độ và sức vận tải ngày càng tăng.
+ Mức độ tiện nghi ngày càng cao, các toa chuyên dụng ngày càng đa dạng.
+ Đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi đường ô tô.
- Phân bố:
+ Tổng chiều dài đường sắt trên TG: 1,2 triệu km.
+ Nơi phát triển mạnh: Châu Âu, Hoa Kì....
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS trình bày về các ngành vận tải khác.
Hoạt động này GV đã cho HS hoạt động theo nhóm trước khi đến lớp.
Bước 1: GV định hướng lại nhiệm vụ đã giao cho HS.
HS trình bày về từng loại hình với những nội dung sau:
Ưu điểm
Nhược điểm
Tình hình phát triển
Phân bố
Bước 2: Các nhóm lần lượt lên trình bày các vấn đề đã thảo luận.
Bước 3: Các nhóm khác hoặc GV đặt câu hỏi chất vấn, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét chuẩn kiến thức.
Trình bày về ngành vận tải đường ô tô:
- Những vấn đề môi trường mà ngành vận tải ô tô gây ra là gì?
- Ở Việt Nam có những tuyến đường ô tô quan trọng nào?
- Hãy kể những hầm đường bộ ở nước ta mà em biết?
*Tích hợp môi trường:
Đường ô tô sử dụng nhiều nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường. Hằng ngày các phương tiện phát thải ra môi trường khoảng 600.000 tấn cacbon dioxit, 300.000 tấn oxit nito, 120.000 tấn cacbua hidro. Xu hướng chế tạo các loại phương tiện ít tốn nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.
II. Đường ô tô:
Trình bày về ngành vận tải đường ống:
- Tại sao chiều dài đường ống lại không ngừng tăng lên ở Trung Đông, LB Nga, Trung Quốc, Hoa Kì?
- Tình hình phát triển đường ống ở nước ta hiện nay như thế nào?
*Liên hệ Việt Nam:
Hệ thống đường ống đang phát triển, khoảng 400km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170km đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ về Thủ Đức và gần 400km đường ống dẫn khí của dự án Nam Côn Sơn...
III. Đường ống:
Trình bày về ngành vận tải đường sông, hồ:
- Vì sao giao thông đường sông hồ lại phát triển mạnh ở Hoa Kì?
Liên hệ Việt Nam:
Ở nước ta GTVT đường sông phát triển mạnh ở những hệ thống sông nào? Tại sao?
Vận tải đường sông của nước ta tập trung ở một số hệ thống sông:
+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình
+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai
+ Một số sông lớn miền Trung
IV. Đường sông, hồ:
Trình bày về ngành vận tải đường biển:
- Dựa vào hình 37.3 SGK, nhận xét các luồng vận tải hàng hóa bằng đường biển chủ yếu trên thế giới?
- Tại sao phần lớn các hải cảng trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương?
- Dựa vào hình 37.3/145 SGK hãy xác định các luồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chủ yếu trên thế giới?
- Nêu vai trò của các kênh đào?
- Liên hệ Việt Nam:
+ Xác định tuyến đường biển quan trọng của Việt Nam?
+ Kể tên một số cửa biển lớn của Việt Nam?
* Tích hợp môi trường: Việc chở dầu bằng các tàu chở dầu lớn luôn luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương nhất là các vùng nước gần các cảng. Mỗi năm có khoảng 1,6 triệu tấn dầu mỏ đã trút xuống biển từ các con tàu, trong đó chừng 1,1 triệu tấn là từ nước rửa các khoang tàu và nước trọng tải dằn thường xuyên được trút xuống biển, còn lại khoảng 500 nghìn tấn là do sự cố của các tàu chở dầu.
V. Đường biển:
Trình bày về ngành vận tải đường hàng không:
- Ở Việt nam có bao nhiêu sân bay quốc tế? Hãy kể tên các sân bay đó.
VI. Đường hàng không:
V. Củng cố, đánh giá:
1. Chọn câu đúng nhất ở các câu sau:
Câu 1: Tiện lợi, cơ động, khả năng thích nghi cao với điều kiện địa hình là ưu điểm của ngành giao thông: 
a. Đường sắt b. Đường ôtô 
c. Đường sông, hồ, biển d. Đường hàng không 
Câu 2: Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là:
a. Tốc độ nhanh 
b. Sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học kỹ thuật 
c. Số lượng hành khách lớn hơn các ngành khác 
d. Có thể xuyên lục địa, được thực hiện ngay trong điều kiện thời tiết xấu
Câu 3: Trên TG mạng lưới đường sắt dày đặc nhất ở:
a. Ấn Độ và Trung Quốc
b. Tây Âu
c. Đông Bắc Hoa Kì
d. Tây Âu Và Đông Bắc Hoa Kì
Câu 4: Quốc gia có đội tàu buôn lớn nhất TG hiện nay là:
a. Hoa Kì
b. Li-bê-ri-a
c. Nhật Bản
d. Pa-na-ma
2. Hãy so sánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô.
VI. Hoạt động tiếp nối
- Qua bài học HS cần nắm ưu nhược điểm và nơi phân bố chủ yếu của các ngành vận tải đường sắt, đường ô tô, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không.
- Chuẩn bị bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma.
1. Tính quãng đường được rút ngắn khi qua kênh.
2. Nêu lợi ích của kênh đào.
3. Viết báo cáo về kênh đào Xuy-ê hoặc Pa-na-ma.
Phần làm việc nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu về GTVT đường ô tô. Nêu ưu nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của vận tải đường ô tô và hoàn thiện kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
II. Đường ô tô
Ưu điểm
Nhược điểm
Tình hình phát triển
Phân bố
Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành vận tải đường ống. Nêu ưu nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của vận tải đường ống và hoàn thiện kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
III. Đường ống
Ưu điểm
Nhược điểm
Tình hình phát triển
Phân bố
Nhóm 3: Tìm hiểu về vận tải đường sông, hồ. Nêu ưu nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của vận tải đường sông, hồ và hoàn thiện kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
IV. Đường sông, hồ
Ưu điểm
Nhược điểm
Tình hình phát triển
Phân bố
Nhóm 4: Tìm hiểu về vận tải đường biển. Nêu ưu nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của vận tải đường biển và hoàn thiện kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
V. Đường biển
Ưu điểm
Nhược điểm
Tình hình phát triển
Phân bố
Nhóm 5: Tìm hiểu về vận tải đường hàng không. Nêu ưu nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của vận tải đường hàng không và hoàn thiện kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
VI. Đường hàng không
Ưu điểm
Nhược điểm
Tình hình phát triển
Phân bố
Thông tin phản hồi:
Nhóm 1:
II. Đường ô tô
Ưu điểm
- Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
- Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
- Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác
Nhược điểm
- Khối lượng vận chuyển nhỏ, chi phí xăng dầu cao.
- Ô nhiễm môi trường.
- Dễ gây ách tắc giao thông
Tình hình phát triển
Thế giới có khoảng 700 triệu đầu xe.
- Phương tiện, hệ thống đường ngày càng hiện đại.
Phân bố
Tập trung nhiều ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Oxtraylia
Nhóm 2:
III. Đường ống
Ưu điểm
Rất hiệu quả khi vận chuyển dầu khí, giá rẻ, ít tốn mặt bằng xây dựng.
Nhược điểm
Không vận chuyển được các chất rắn.
Chi phí xây dựng lớn.
Phụ thuộc vào địa hình.
Khó khắc phục sự cố.
Tình hình phát triển
Mới xây dựng trong thế kỷ XX, chiều dài đường ống tăng nhanh.
Phân bố
Trung Đông, Hoa Kỳ, LB Nga và Trung Quốc
Nhóm 3:
IV. Đường sông, hồ
Ưu điểm
Rẻ, thích hợp vận chuyển hàng nặng, cồng kềnh
Nhược điểm
- Tốc độ chậm.
- Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: tuyến sông, thời tiết khí hậu, thủy chế...
Tình hình phát triển
- Nhiều sông ngòi được cải tạo, xây dựng kênh đào nối các sông với nhau.
- Tốc độ các tàu vận tải trên sông hồ tăng, đạt 100km/h.
- Phương tiện vận tải đa dạng.
Phân bố
Phát triển mạnh ở Hoa kỳ, Canada, LB Nga (sông Đa-nuyp...).
Nhóm 4:
V. Đường biển
Ưu điểm
- Đảm nhận phần lớn vận tải quốc tế.
- Khối lượng luân chuyển lớn nhất trong các loại hình vận tải.
Nhược điểm
- Dễ gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương.
- Chi phí xây dựng cảng lớn.
Tình hình phát triển
- Phương tiện được cải tiến, phát triển cảng biển, đặc biệt là cảng container.
- Các kênh nối biển được xây dựng: Pa-na-ma, Xuy-ê, Ki-en...
- Đội tàu buôn tăng nhanh.
Phân bố
- Tập trung ở hai bờ Đại Tây Dương:
- Các hải cảng lớn: Rôt-tec-đam , Mac-xây, Niu Iooc...2/3 số hải cảng 2 bên bờ Đại Tây Dương.
- Các nước có đội tàu buôn lớn: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liberia,...
Nhóm 5:
VI. Đường hàng không
Ưu điểm
- Đảm bảo giao lưu quốc tế.
- Vận tốc nhanh, không phụ thuộc địa hình.
- Sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học-kỹ thuật.
Nhược điểm
- Khối lượng vận chuyển nhỏ.
- Cước phí cao, vốn đầu tư lớn.
- Gây ô nhiễm môi trường không trung.
Tình hình phát triển
- Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay đang hoạt động và nâng cấp.
- Khối lượng vận chuyển ngày càng lớn, tốc độ tăng nhanh.
Phân bố
- Các cường quốc hàng không: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, LB Nga,...
- Các tuyến sầm uất nhất: Tuyến xuyên Đại Tây Dương, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á-Thái Bình Dương.

File đính kèm:

  • docxBai_37_Dia_li_cac_nganh_giao_thong_van_tai.docx