Giáo án Địa 8 cả năm

Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM

I.Mục tiêu bài học

 1.Về kiến thức:

 Giúp cho học sinh hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.

 2.Về kĩ năng:

 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ tự nhiên Việt Nam, quả Địa Cầu hoặc bản đồ thế giới.

 3.Về tư tưởng

 Giúp cho học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ tổ quốc.

II.Thiết bị dạy học

 1.Giáo viên: bản đồ tự nhiên Việt Nam, bàn đồ Việt Nam trong Đông Nam Á, các tài liệu tham khảo có liên quan.

 2.Học sinh: sgk, xem và soạn trước bài ở nhà.

 

doc124 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa 8 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lí hơn theo hướng kinh tế thị trường, định hướng XHCN, tiến dần tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa.
3.Học địa lí Việt Nam như thế nào ?
 Ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm các bài tập trong sgk, các em cấn làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch
 4.Củng cố: (5 phút)
 ?Nêu những thành tựu nổi bật của VN đang trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế đất nước ?
 ?Quê hương đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào ?
 -Giáo viên nhận xét và bổ sung.
 5.Dặn dò: (1 phút)
 -Các em về nhà học thuộc bài, làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
 -Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk.
 -Xem và soạn trước bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
Tuần: 24	*	Ngày soạn:13/01/2012
Tiết: 29	
Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức:
 Giúp cho học sinh hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
 2.Về kĩ năng:
 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ tự nhiên Việt Nam, quả Địa Cầu hoặc bản đồ thế giới.
 3.Về tư tưởng
 Giúp cho học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ tổ quốc.
II.Thiết bị dạy học
 1.Giáo viên: bản đồ tự nhiên Việt Nam, bàn đồ Việt Nam trong Đông Nam Á, các tài liệu tham khảo có liên quan.
 2.Học sinh: sgk, xem và soạn trước bài ở nhà.
III.Hoạt động dạy và học : 
 1.Ổn định lớp: 1 phút
 2.KTBC: 5 phút
 ?Cho biết những thành tựu của Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển đất nước ?
 ?Để học tốt môn Địa lí Việt Nam các em phải học như thế nào ?
 -Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
 3.Bài mới:
 Vị trí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật ? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 23.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung bài học
*.Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và giới hạn lãnh thổ của nước ta (17 phút)
-Tìm hiểu ý a 
?Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng ? (xem bảng 23.2)
?Qua bảng 23.2 em hãy tính:
 -Từ bắc vào Nam phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào ?
 -Từ Tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu vĩ độ ?
 -Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ CTMT ?
?Cho biết diện tích đất liền?
-Tìm hiểu ý b.
?Vị trí và giới hạn của phần đất biển nước ta ?
-Gv mở rộng thêm về vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam
-Tìm hiểu ý c.
?Những điểm nổi bậc của vị trí địa lí nước ta là gì ?
?Những đặc điểm này của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ ?
-GV nhận xét và chuyển tiếp sang mục 2
*.Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ Việt Nam (16 phút)
-Tìm hiểu ý a
?Cho biết những nét chính về phần đất liền nước ta ?
?Vì sao lãnh thổ nước ta lại có khung hình chữ S ?
?Theo em hình dạng lãnh thổ Việt Nam có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta ?
-Giáo viên nhận xét và bổ sung.
-Tìm hiểu ý b
?Phần biển Việt Nam có sự phân bố như thế nào ?
?Dựa vào hình 23.2 và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết: 
 -Tên đảo lớn nhất nước ta là gì ? Thuộc tỉnh nào ?
 -Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào ? Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào ?
?Tên quần đảo xa nhất của nước ta ? Chúng thuộc tỉnh và thành phố nào ?
àTìm hiểu mục 1 
àCực Bắc: Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
-Cực Nam: xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
-Cực Tây: xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
-Cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Văn Ninh, tỉnh Khánh Hóa.
àHọc sinh làm việc theo cặp: 
 -Kéo dài khoảng 15o vĩ độ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
 -Tây sang Đông: 7 vĩ độ
 -Múi giờ thứ 19
àLà 329247 Km2.
à
àDiện tích là khoảng 1 triệu Km2 đảo xa nhất của nước ta về phía Đông là quần đảo trường sa.
àBao gồm 4 đặc điểm nổi bật:
-Vị trí nội chí tuyến gồm khu vực trung tâm Đông Nam Á.
-Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo.
-Vị trí gồm trung tâm khu vực ĐNÁ.
-Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
àẢnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên của nước ta: Tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển tính chất đa dạng.
àTìm hiểu mục 2
àPhần đất liến của nước ta kéo dài theo chiều Bắc Nam tới 1650 km, tương đương 15o vĩ tuyến, hẹp nhất theo chiều Tây – Đông.
àVì Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km hợp với trên 4550km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam.
àLàm việc theo nhóm (3 phút) đại diện các nhóm trình bày:
 -Điều kiện tự nhiên: thiên nhiên đa dạng, .
 -Giao thông vận tải: có thuận lợi là diễn ra liên tục từ Bắc vào Nam, phát triển đấy đủ các loại hình giao thông Khó khăn: địa hình hiểm trở.
àPhần Biển Đông thuộc 
chủ quyền VN mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam. Trên Biển Đông nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo.
Đảo Phú Quốc (S: 568 km2) thuộc tỉnh Kiên Giang.
àĐó là vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận vào năm 1994.
àQuần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang.
1.Vị trí và giới hạn lãnh thổ
a.Phần đất liền:
-Các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam (Học sinh kẻ bảng 23.2)
-Diện tích đất tự nhiên nước ta là: 329247 km2.
b.Phần biển
 Diện tích là khoảng 1 triệu Km2 đảo xa nhất của nước ta về phía Đông là quần đảo trường sa.
c.Đặc điểm của vị trí địa lí
 Bao gồm 4 đặc điểm nổi bật:
-Vị trí nội chí tuyến gồm khu vực trung tâm Đông Nam Á.
-Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo.
-Vị trí gồm trung tâm khu vực ĐNÁ
-Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2.Đặc điểm lãnh thổ
 a.Phần đất liền
 - Phần đất liến của nước ta kéo dài theo chiều Bắc Nam tới 1650 km, tương đương 15o vĩ tuyến, hẹp nhất theo chiều Tây – Đông.
 -Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km hợp với trên 4550km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam.
 b.Phần biển
 Phần Biển Đông thuộc 
chủ quyền VN mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam. Trên Biển Đông nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo. 
 4.Củng cố: (5 phút)
 ?Cho biết các điểm cực trên phần đất liền của Việt Nam ?
 ?Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam có gì nổi bật ? Tại hình dạng lãnh thổ nước fta lại có hình chữ S ?
 -Giáo viên nhận xét và bổ sung.
 5.Dặn dò: (1 phút)
 -Các em về nhà học thuộc bài và làm các câu hỏi và bài tập trong sgk.
 -Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk.
 -Xem và soạn trước bài 24: Vùng biển Việt Nam.
Tuần: 25	Ngày soạn:05/02/2012
Tiết: 30	
Bài 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: giúp cho học sinh
 -Nắm được đặc điểm tự nhiên của Biển Đông.
 -Hiểu biết về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam.
 2.Về kĩ năng: 
 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp của vùng biển Việt Nam.
 3.Về tư tưởng:
 Thông qua nội dung bài học, xây dựng lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh đồng thời có ý bảo vệ môi trường biển.
II.Thiết bị dạy học
 1.Giáo viên: lược đồ vùng biển Việt Nam, tranh ảnh, các tài liệu tham khảo có liên quan.
 2.Học sinh: sgk, xem và soạn bài trước ở nhà.
III.Hoạt động dạy và học : 
 1.Ổn định lớp (1 phút)
 2.KTBC:(5 phút)
 ?Nêu đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên ?
 ?Theo em hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?
 -Nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Vùng biển nước ta có đặc điểm chung gì nổi bật ? Và có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài 24.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung bài học
: 
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của vùng biển VN (17 phút)
-Tìm hiểu ý a.
?Nêu những nét chính của vùng biển VN ? Biển đông?
?Em hãy tìm trên lược đồ các nước Đông Nam Á về vị trí của các eo biển và vịnh nêu trên ?
-GV nhận xét.
?Phần biển VN nằm trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu Km2 ? tiếp giáp vùng biển của những quốc gian nào ?
?Khí hậu ở vùng biển Việt Nam có đặc điểm gì ?
?Chế độ gió ở trên biển Đông như thế nào ?
?Cho biết những nét chính về chế độ nhiệt trên biển ?
?Quan sát hình 24.2, em hãy cho biết t0 nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào ?
-Giáo viên nhận xét và bổ sung.
?Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với 2 mùa gió chính khác nhau như thế nào ?
-Giáo viên nhận xét và bổ sung.
?Cho biết đặc điểm nổi bật của dòng biển ở Việt Nam ?
?Chế độ triều ở vùng biển nước ta như thế nào ?
-Giáo viên liên hệ đến chế độ triều của địa phương.
?Độ muối bình quân của Biển Đông là bao nhiêu ?
-Chuyển tiếp sang mục 2
*.Hoạt động 2: Tìm hiểu tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam (16 phút)
-Tìm hiểu ý a
Cho biết giá trị của vùng biển nước ta ?
?Em hãy cho biết 1 số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào ?
-Cho học sinh quan sát hình 24.2 để thấy được giá trị kinh tế biển của nước ta.
?Em hãy cho biết 1 số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta ?
-Liên hệ đến những cơn bão và áp thấp nhiệt đới xẩy ra gần đây. 
-Tìm hiểu ý b
?Tình hình môi trường biển ở Việt Nam hiện nay như thế nào ?
?Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì ?
-Giáo viên liên hệ đến các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc khai thác, bảo vệ môi trường biển. Lồng ghép giáo dục môi trường 
àLà một phần của biển Đông. Biển Đông là một biển lớn tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ĐNÁqua các eo biển hẹp.
àHọc sinh lên xác định trên lược đồ.
àDiện tích là khoảng 1 triệu km2 tiếp giáp vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Malaisia, Brunây, Phi lippin..
àKhí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận còn khu vực biển xa đất liền.
àGió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng (10à4) các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió Tây Nam.
àChế độ nhiệt: ở biển mùa hạ mát mẻ và mùa đông ấm áp hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình trong năm của nước biển tầng mặt là trên 230c.
àHình a: nhiệt độ tăng dần từ trên xuống (180c – 280c).
 -Hình b: nhiệt độ giảm dần theo hướng từ trên xuống.
àHọc sinh làm việc theo nhóm (3 phút) đại diện các nhóm trình bày:
 -Hướng dòng chảy của các dòng chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
 -Hướng dòng chảy của các dòng biển mùa hạ chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc.
àXuất hiện những vùng nước trồi và nước chìm.
àvùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau, trong đó chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.
 àĐộ muối bình quân của Biển Đông là 30 – 33o/oo.
àTìm hiểu mục 2
àVùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi thật phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn về nhiều mặt (kinh tế, quốc phòng, khoa học ).
àNhư: khoáng sản, thủy hải sản, du lịchLà cơ sở để phát triển các ngành: công nghiệp khai thác, thủy sản, du lịch, giao thông vận tải
àNhư: dông, bão, áp thấp nhiệt đới thường xuyên xẩy ra.
àMôi trường biển Việt Nam còn khá trong lành. Tuy nhiên ở một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và chất thải dầu khí 
àChúng ta cần phải có những hành động tích cực trong việc bảo vệ môi trường biển: khai thác biển hợp lí; có kế hoạch, chú trọng bảo vệ môi trường biển.
1.Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
 a.Diện tích giới hạn:
-Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông.
Biển đông là 1 vùng biển lớn tương đối kín, nằm trong vùng biển nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
- Diện tích là khoảng 1 triệu km2
 b.Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển:
 -Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
 +Chế độ gió: trên Biển Đông gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng (tháng 10 à tháng 4) các tháng còn lại trong năm thuộc về gió Tây Nam.
 +Chế độ nhiệt: ở biển mùa hạ mát mẻ và mùa đông ấm áp hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình trong năm của nước biển tầng mặt là trên 230c.
 -Hải văn:
 +Dòng chảy: chảy theo 2 hướng chính: đông bắc – tây nam và tây nam – đông bắc.
 +Chế đô triều: vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau, trong đó chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.
 +Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 – 33o/oo.
2.Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
 a.Tài nguyên biển:
 Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi thật phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn về nhiều mặt (kinh tế, quốc phòng, khoa học ).
 b.Môi trường biển:
 Môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành. Tuy nhiên ở một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và chất thải dầu khí
 àBiện pháp: khai thác biển hợp lí, có kế hoạch, chú trọng bảo vệ môi trường biển.
4.Củng cố: (5 phút)
 ?Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển ?
 ?Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho đời sống nhân dân ta ?
 -Giáo viên nhận xét và bổ sung.
 5.Dặn dò: (1 phút)
 -Các em về nhà học thuộc bài, vận dụng kiến thức trong bài để làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
 -Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 -Xem và soạn trước bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Tuần: 25	Ngày soạn:06/02/2012
Tiết: 31	
Bài 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức: giúp cho học sinh nắm được
 -Lãnh thổ Việt Nam có một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp từ giai đoạn tiền Cambri tới ngày nay.
 -Hệ quả của lịch sử tự nhiên đó có ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
 2.Về kỹ năng: 
 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng lược đồ, tranh ảnh liên quan, giải thích được các khái niệm địa chất đơn giản, niên đại địa chất, sơ đồ địa chất.
 3.Về tư tưởng: 
 Thông qua nội dung bài học, giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng về sự hình thành, phát triển của lãnh thổ Việt Nam, từ đó có ý thức xây dụng và bảo vệ quê hương, đất nước.
II.Thiết bị dạy học
 1.Giáo viên: sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo, bảng niên biểu địa chất, bản đồ địa chất Việt Nam, các tài liệu tham khảo có liên quan.
 2.Học sinh: sgk, xem và soạn trước bài ở nhà.
III.Hoạt động dạy và học 
 1.Ổn định lớp: 1 phút
 2.KTBC: 5 phút
 ?Nêu đặc điểm của vùng biển Việt Nam ?
 ?Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho đời sống nhân dân ta ?
 -Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
 3.Bài mới
 Giới thiệu bài: Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập dần qua các giai đoạn kiến tạo lớn. Xu hướng của sự phát triển là phần lãnh thổ đất liền ngày càng mở rộng, ổn định và nâng cao dần và để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 25
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung bài học
?Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam trải qua mấy giai đoạn ?
*.Hoạt động 1: Tìm hiểu giai đoạn tiền Cambri (11 phút)
?Giai đoạn tiền Cambri diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào ?
?Đặc điểm lãnh thổ của nước ta trong thời gian này như thế nào ?
?Dựa vào hình 25.1 cho biết: vào giai đoạn tiền Cambri nước ta đã có những mảng nền nào ?
-Cho học sinh lên xác định trên bản đồ. Giáo viên nhận xét.
?Cho biết giới sinh vật trong giai đoạn này ra sao ?
?Ý nghĩa của giai đoạn này là gì ?
-Chuyển tiếp sang mục 2
*.Hoạt động 2: Tìm hiểu giai đoạn Cổ kiến tạo (10 phút)
?Quá trình hình thành giai đoạn này diễn ra như thế nào ?
?Xác định trên bản đồ( hình 25.1) các mảng nền hình thành vào giai đoạn Cổ sinh và Trung sinh ?
?Trong giai đoạn này thì hình thể lãnh thổ nước ta ra sao ?
?Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật ở nước ta trong giai đoạn này như thế nào ?
?Địa hình nước ta vào cuối gai đoạn này như thế nào ?
?Cho biết ý nghĩa của giai đoạn này ?
-Chuyển tiếp sang mục 3
*.Hoạt động 3: Tìm hiểu giai đoạn Tân kiến tạo (12 phút)
?Cho biết những nét chính về giai đoạn Tân kiến tạo ?
-Giáo viên mở rộng về vận động tạo núi Hi-ma-lay-a.
?Giới sinh vật trong giai đoạn này như thế nào ?
?Nêu những quá trình nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo ?
?Em hãy cho biết một số trận động đất khá mạnh xẩy ra trong những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ điều gì ?
-Giáo viên nhận xét và bổ sung về quá trình tác động của giai đoạn Tân kiến tạo đến lãnh thổ VN và các nước trong khu vực ĐNÁ, châu Á.
?Sự kiện nôi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là gì ?
?Cho biết ý nghĩa của giai đoạn này ?
?Qua ba giai đoạn này, chúng ta rút ra được kết luận gì ?
àTrải qua 3 giai đoạn
àTìm hiểu mục 1
àĐây là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ Việt Nam và cách thời đại chúng ta ít nhất cũng 570 triệu năm.
àKhi đó trên lãnh thổ Việt Nam đại bộ phận còn là biển mặt biển nguyên thủy.
àCó những mảng nền: Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu, Kon Tum.
àVào giai đoạn này giới sinh vật còn rất ít và khá đơn giản, bầu khí quyển có rất ít ôxi. 
àLà giai đoạn tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ.
àTìm hiểu mục 2
àGiai đoạn này diễn ra trong 2 đại Cổ sinh và Trung sinh kéo dài 500 triệu năm và cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
àCổ sinh: Đông Bắc, Hoạt, Trường Sơn Bắc, Đông Nam Bộ.
 -Trung sinh: sông Đà.
àHình thể nước ta thay đổi hẳn so với trướcphần lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
àKhí hậu có nhiều ô xi, giới sinh vật đã phát triển mạnh mẽ.
àĐịa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng.
àLà giai đoạn phát triển, ổn định lãnh thổ.
àTìm hiểu mục 3
àĐây là giai đoạn diễn ra tương đối ngắn trong đại Tân sinh và là giai đoạn rất quan trọng đối với nước ta cũng như thế giới (tại Việt Nam diễn ra cách ngày nay khoảng 25 triệu năm)
àTrong giai đoạn này giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện cây hạt kín và động vật có vú giữ vai trò thống trị.
àQuá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽquá trình tiến hóa của giới sinh vật.
àLàm việc theo nhóm (3 phút) đại diện các nhóm trình bày:
 Các hiện tượng động đất tại khu vực Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ sự hoạt động của giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn ở nước ta.
àLà sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất.
àLà giai đoạn nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn.
àLịch sử phát triển tự nhiên lâu dài của nước ta đã sản sinh nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng mà chúng ta còn chưa biết hết.
 Lịch sử tự nhiên Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn:
1.Giai đoạn tiền Cambri
-Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ Việt Nam và cách thời đại chúng ta ít nhất cũng 570 triệu năm.
-Vào giai đoạn này giới sinh vật còn rất ít và khá đơn giản, bầu khí quyển có rất ít ôxi. 
-Ý nghĩa: là giai đoạn tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ. 
2.Giai đoạn cổ kiến tạo
-Giai đoạn này diễn ra trong 2 đại Cổ sinh và Trung sinh kéo dài 500 triệu năm và cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
-Giới sinh vật trong giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ.
àLà giai đoạn mở rộng và ổn định lãnh thổ.
3.Giai đoạn Tân kiến tạo
-Đây là giai đoạn diễn ra tương đối ngắn trong đại Tân sinh và là giai đoạn rất quan trọng đối với nước ta cũng như thế giới (tại Việt Nam diễn ra cách ngày nay khoảng 25 triệu năm).
-Trong giai đoạn này giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện cây hạt kín và động vật có vú 
-Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn.
 4.Củng cố: (5 phút)
 ?Nêu thời gian của ba giai đoạn: tiền Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo ?
 ?Cho biết vai trò của các hoạt động kiến tạo đối với sự phát triển của tự nhiên VN ?
 -Giáo viên nhận xét và bổ sung.
 5.Dặn dò: (1 phút)
 -Về nhà học thuộc bài, làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
 -Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 -Xem và soạn trước bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản.
Tuần: 26	Ngày soạn:09/02/2012
Tiết: 32	
Bài 26: ĐẶC 

File đính kèm:

  • docGA Dia 8 x ca nam.doc