Giáo án Địa 7 kì 2

BÀI 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm 2 hình thức sở hữu đại điền trang và tiểu điền trang.

- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công và nguyên nhân của tình trạng đó.

- Nắm vững sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng phân tích, quan sát.

3. Thái độ:

 Giúp học sinh hiểu thêm về thực tế.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, .

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.

 

doc70 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa 7 kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc 2: 
Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với biển và đại dương nào ?
- Trung và Nam Mĩ gồm những phần đất nào của châu Mĩ?
(Gọi học sinh yếu dựa vào SGK trả lời)
- HS xác định trên bản đồ, gv chuẩn xác kiến thức.
* Bước 3: 
 Đặc điểm của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti như thế nào?
(Gọi học sinh yếu dựa vào SGK trả lời)
- HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức
- Vì sao phía đông eo đất Trung Mĩ và các đảo thuộc vùng biển Caribê lại có mưa nhiều hơn phía tây?
- Khí hậu và thực vật phân hóa theo hướng nào?
Hoạt động 2: Trình bày và giải thích được (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của lục địa Nam Mĩ (nhóm) 25 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; 
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác 
* Bước 1: 
 Nam Mĩ có mấy khu vực địa hình?
(Gọi học sinh yếu dựa vào SGK trả lời)
- Đặc điểm của mỗi khu vực?
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV chuẩn xác kiến thức.
* Bước 2: 
- So sánh địa hình Nam Mĩ và địa hình Bắc Mĩ?
- HS so sánh được điểm giống nhau, khác nhau.
- GV chuẩn xác kiến thức (phụ lục)
1. Khái quát tự nhiên.
 Gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ.
a. Eo đất Trung Mĩ.
 Là nơi tận cùng của dãy Coocđie, các dãy núi chạy dọc theo eo đất, nhiều núi lửa. 
b. Quần đảo Ăng-ti.
 Gồm nhiều đảo nhỏ, tạo nên một vòng cung đảo, các đảo có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển.
c. Lục địa Nam Mĩ.
- Phía tây là miền núi trẻ An-đét:
+ Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, Trung bình 3000 - 5000 m.
+ Xen giữa các núi là cao nguyên và thung lũng.
+ Thiên nhiên phân hóa phức tạp.
- Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn.
- Phía đông là cao nguyên. 
IV.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Câu hỏi: Nối các ý ở cột trái và cột phải sao cho đúng:
Khu vực địa hình
Đặc điểm
1. Phía tây Nam Mĩ
a. Các đồng bằng kế tiếp nhau, diện tích lớn nhất là Amadôn.
2. Quần đảo Ăng - ti
b. Nơi tận cùng dãy Coocđie, nhiều núi lửa.
3. Trung tâm Nam Mĩ
c. Dãy núi trẻ Anđét cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, dài từ Bắc ->Nam
4. Eo đất Trung Mĩ
d. Các cao nguyên Braxin, Guy - a - na.
5. Phía đông Nam Mĩ
e. Vòng cung gồm nhiều đảo lớn nhỏ bao quanh biển Caribê.
2. Hướng dẫn học tập: 
 - Yêu cầu hs về nhà học bài.
 - Tìm hiểu Trung và Nam Mĩ thuộc môi trường đới nào, có những kiểu khí hậu nào?
- Giống nhau: về cấu trúc địa hình.
- Khác nhau:
Bắc Mĩ
Nam Mĩ
Địa hình phía đông
Núi già Apalat.
Các sơn nguyên.
Địa hình phía tây
Hệ thống Coocđie chiếm gần ½ địa hình Bắc Mĩ.
Hệ thống Anđét cao hơn, đồ sộ hơn chiếm diện tích nhỏ hơn Coocđie.
Đồng bằng ở giữa
Cao phía bắc thấp dần phía nam.
Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, là các đồng bằng thấp, trừ ĐB Pampa phía nam cao.
RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 24 Ngày dạy: 
Tiết 45 
 BÀI 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Sự phân hóa khí hậu ở Trung và Nam Mĩ, vai trò của sự phân hóa địa hình tới sự phân bố khí hậu.
- Đặc điểm các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng: 
 Phân tích, so sánh để thấy rõ sự phân hóa địa hình và khí hậu.
3. Thái độ:
 Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti?
Câu hỏi 2: Nam Mĩ có mấy khu vực địa hình? Nêu đặc điểm của mỗi khu vực?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn. Phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng, thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. Do vị trí khu vực trải dài trên nhiều vĩ độ nên các yếu tố tự nhiên có sự phân hóa rất phức tạp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những nét đặc trưng của thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ (cá nhân) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. * Bước 1: 
 HS xác định lại vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ?
* Bước 2: 
 Quan sát H42.1 cho biết Trung và Nam Mĩ có kiểu khí hậu nào, đọc tên?
(Gọi học sinh yếu dựa vào SGK trả lời)
- Đi từ Bắc -> Nam lục địa Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?
- Dọc theo chí tuyến Nam 23027’N từ Đông sang Tây có những kiểu khí hậu nào? Nhận xét gì về khí hậu trên trái đất?
- Nguyên nhân ?
* Bước 3: 
- Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu eo Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti?
- Sự phân hóa các kiểu khí hậu ở Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào tới phân bố địa hình?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cảnh quan tự nhiên và sự phân bố (nhóm) 22 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập sau (phụ lục).
* Bước 2: 
 Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trả lời).
- Gv chuẩn xác lại kiến thức, ghi điểm cho các nhóm.
- Nguyên nhân ?
* Bước 3: 
 Dựa vào H42.1 giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An-đét lại có hoang mạc?
(Ven biển Trung An-đét có dòng biển lạnh Pê-ru chảy rất mạnh sát ven bờ, hơi nước từ biển đi qua dòng biển lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đất liền mất hơi nước, không mưa -> tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển: Hoang mạc A-ta-ca-na).
 1. Khí hậu.
- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn. 
- Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc -Nam, Đông - Tây, từ thấp lên cao.
- Nguyên nhân: Do đặc điểm vị trí và địa hình khu vực
2. Cảnh quan.
- Đa dạng, phong phú, phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.
- Nguyên nhân: Do đặc điểm khí hậu.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
 Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ.
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học và trả lời câu hỏi sgk.
- Tìm hiểu dân cư, xã hội khu vực Trung và Nam Mĩ, so sánh với khu vực Bắc Mĩ.
Môi trường tự nhiên chính
Phân bố
1. Rừng xích đạo xanh quanh năm.
a. Đồng bằng Amadôn.
2. Rừng rậm nhiệt đới.
b. Phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti.
3. Rừng thưa và xavan.
c. Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti, đồng bằng Ôrinôcô.
4. Thảo nguyên Pampa.
d. Đồng bằng Pampa.
5. Hoang mạc, bán hoang mạc.
e. Đồng bằng duyên hải Tây Anđét, cao nguyên Pa - ta - gô - ni.
6. Thiên nhiên thay đổi từ Bắc - Nam, từ chân núi lên đỉnh núi.
g. Miền núi Anđét.
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 46 Ngày dạy: 
 BÀI 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ: Thành phần chủng tộc, sự phân bố không đều, nguyên nhân.
- Quá trình đô thị, những vấn đề nảy sinh do đô thị hóa tự phát gây ra. 
2. Kĩ năng: 
 Phân tích, so sánh đối chiếu trên lược đồ.
3. Thái độ: 
 Giáo dục tư tưởng kế hoạch hóa gia đình, có tinh thần hợp tác tìm hiểu kiến thức.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Lược đồ phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi 1: Tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các đới khí hậu?
Câu hỏi 2: Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Các nước Trung và Nam Mĩ đều đã trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập, chủ quyền từ TK 15 -> TK 19. Song cho đến nay họ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh để có nền dân chủ thực sự cả về chính trị và kinh tế. Dân cư và xã hội Trung và Nam Mĩ có đặc điểm thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 43.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư Trung và Nam Mĩ (Nhóm) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
 Dựa vào H35.2 nhắc lại khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ?
* Bước 2: 
 Quan sát H 35.2 cho biết:
- Thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì? có nền văn hóa nào? Nguyên nhân?
(Ý đầu tiên gọi HS yếu dựa vào SGK trả lời)
- Giáo viên bổ sung H35.2 các luồng nhập cư.
Thành phần chủng tộc đa dạng
TBN Người lai BĐN
 Môn-gô-lô-ít
* Bước 3:
 Quan sát H43.1 hoạt động nhóm.
- Nhóm 1, 3: Dân cư tập trung chủ yếu ở đâu? Nguyên nhân?
- Nhóm 2, 4: Dân cư tập trung thưa thớt ở đâu? Nguyên nhân?
* Bước 4: 
 Tình hình phân bố dân cư T và NM có gì giống và khác phân bố dân cư Bắc Mĩ?
Giống nhau: Dân cư phân bố thưa thớt ở 2 hệ thống núi Cooc-đi-e, An-đét.
Khác nhau: 
- Bắc Mĩ: Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng trung tâm.
- Trung - Nam Mĩ: Dân cư tập trung yếu ở vùng ven biển, cửa sông trên các cao nguyên.
- Tại sao dân cư thưa thớt trên một số vùng của 
châu Mĩ?
* Bước 5: 
- Gv mở rộng về đồng bằng Amadôn.
- Liên hệ thực tế địa phương.
Hoạt động 2: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về xã hội Trung và Nam Mĩ (cá nhân) 22 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của khu vực này là bao nhiêu?
(Gọi học sinh yếu dựa vào SGK trả lời)
- Gia tăng cao như vậy sẽ dẫn tới vấn đề gì?
* Bước 2: 
 Những vấn đề nảy sinh do đô thị hóa tự phát?
(Ùn tắt giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực - thực phẩm, nhà ở, y tế, thất nghiệp ..)
* Bước 3: 
 Hãy nêu tên và xác định các đô thị lớn ở Nam Mĩ? Cho thấy tốc độ đô thị hóa khu vực này có đặc điểm gì?
* Bước 4: 
 Gv giáo dục tư tưởng và hướng nghiệp cho HS.
1. Dân cư.
- Chủ yếu là người lai, có nền văn hóa Mĩ La Tinh độc đáo.
- Nguyên nhân: Do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anh - Điêng, Phi, Âu.
- Dân cư phân bố không đều
+ Chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên.
 Nguyên nhân: Có khí hậu khô ráo, mát mẽ.
+ Thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa.
 Nguyên nhân: Có khí hậu khô hạn, rừng rậm, đầm lầy chưa được khai phá hợp lí.
2. Đô thị hóa.
- Tỉ lệ dân dân đô thị cao, chiếm 75% dân số.
- Đô thị hóa mang tính tự phát.
- Tốc độ đô thị hóa đứng đầu thế giới.
IV.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Trình bày và giải thích đặc điểm dân cư của Trung và Nam Mĩ ?
- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
2. Hướng dẫn học tập: 
 Ôn lại thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có ưu đãi gì tạo điều kiện cho nông nghiệp khu vực phát triển.
RÚT KINH NGHIỆM:
 Tiết 47 Ngày dạy: 
 BÀI 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Nắm 2 hình thức sở hữu đại điền trang và tiểu điền trang.
- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công và nguyên nhân của tình trạng đó.
- Nắm vững sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. 
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng phân tích, quan sát.
3. Thái độ: 
 Giúp học sinh hiểu thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ?
Câu hỏi 2: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Bắc Mĩ có một nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển đến trình độ cao, vậy ở khu vực Trung và Nam Mĩ nông nghiệp phát triển như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ (nhóm) 37 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
- Quan sát 3 bức tranh sgk.
- Có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính, mỗi hình đại diện cho hình thức sản xuất NN nào?
(Gọi học sinh yếu dựa vào SGK trả lời)
* Bước 2: 
- Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập 
(phụ lục).
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
- Nhóm khác bổ sung.
- Gv chuẩn xác kiến thức theo bảng.	
- Qua bảng trên nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất?
Liên hệ VN: Trước CM giai cấp địa chủ chỉ có 5% dân số nhưng lại chiếm hầu hết diện tích canh tác. Sau CM chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất chia cho hộ nông dân thực hiện (người cày có ruộng) tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển.
+ Còn ở Trung và Nam Mĩ ít thành công vì không triệt để, đa số chính phủ không tịch thu ruộng đất mà chỉ khai hoang đất mới hoặc mua lại của các đại điền chủ nên vấp phải sự chống lại của đại điền chủ.
* Bước 3: 
 Dựa vào H44.4 cho biết Trung và Nam Mĩ có các loại cây trồng nào, phân bố ở đâu?
(Gọi HS yếu dựa vào H44.4 trả lời ).
- Như vậy nông sản chủ yếu là cây gì? Vì sao?
- Tại sao Trung và Nam Mĩ trồng một vài cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực?
- Sự mất cân đối giữa cây công nghiệp, ăn quả, lương thực dẫn tới tình trạng gì?
- Nền trồng trọt Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
- HS lần lượt trả lời câu hỏi, gv chuẩn xác kiến thức.
* Bước 4: 
Dựa vào H44.4 cho biết các loại gia súc được nuôi ở Trung và Nam Mĩ? Chúng được nuôi chủ yếu ở đâu? Vì sao?
(Gọi HS yếu dựa vào H44.4 trả lời ).
GV: (Mở rộng) phần đánh cá Pêru.
1. Nông nghiệp.
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
(phụ lục).
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí. Nền NN của nhiều nước còn lệ thuộc vào nước ngoài.
b. Các ngành nông nghiệp.
* Trồng trọt.
+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Một số nước Nam Mĩ phát triển lương thực.
+ Phải nhập lương thực thực phẩm.
+ Ngành trồng trọt mang tính độc canh, do lệ thuộc vào nước ngoài.
* Chăn nuôi. 
 Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Em hãy so sánh 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
- Trình bày và giải thích đặc điểm của ngành trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ?
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học và trả lời theo câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu công nghiệp Trung và Nam Mĩ.
PHỤ LỤC:
Tiểu điền trang
Đại điền trang
1. Diện tích
Dưới 5 ha
Hàng ngàn ha
2. Quyền sở hữu
Các hộ nông dân
Các đại điền chủ
3. Hình thức canh tác
Cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp
Hiện đại, cơ giới hóa các khâu sản xuất
4. Nông sản chủ yếu
Cây lương thực
Cây công nghiệp, chăn nuôi
5. Mục đích sản xuất
Tự cung tự cấp
Xuất khẩu nông sản
RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày dạy: 
Tiết 48 
BÀI 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Nắm được các ngành công nghiệp chủ yếu, các nước công nghiệp mới.
- Trình bày được về khối thị trường chung Mĩ Mec - cô - xua.
- Biết việc khai thác rừng A - ma - dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng các tuyến đường giao thông đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp và môi trường rừng bị hủy hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu của khu vực và toàn cầu.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng A - ma - dôn khỏi bị suy giảm, suy thoái.
2. Kĩ năng: 
 Đọc, quan sát, phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với môi trường ở Nam Mĩ, và mối quan hệ giữa rừng A - ma - dôn với khí hậu toàn cầu.
3. Thái độ: 
 Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng A - ma - dôn khỏi sự suy giảm, suy thoái.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bản đồ kinh tế châu Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
 Câu hỏi: Em hãy so sánh 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Bài trước các em đã tìm hiểu nền nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ, bài hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu đặc điểm của nền công nghiệp, việc khai thác rừng A - ma - dôn và sự cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài của các nước Trung và Nam Mĩ trong việc thành lập khối kinh tế Méc-cô-xua.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về công nghiệp của Trung và Nam Mĩ (cặp) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. * Bước 1: 
- Dựa vào H45.1 cho biết các ngành công nghiệp chủ yếu?
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.
* Bước 2: 
- Những nước nào trong khu vực có nền CN phát triển nhất? 
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Các nước khu vực An - đét và Eo đất Trung Mĩ Ca - ri - bê phát triển ngành công nghiệp nào? Vì sao?
(Nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có, khai thác xuất khẩu thô, sản phẩm dầu mỏ, kim loại màu  Các nước vùng Caribê đều nằm trong vành đai nhiệt đới và xích đạo -> điều kiện phát triển công nghiệp).
Hoạt động 2: Hiểu được vấn đề khai thác vùng Amadôn và những vấn đề về môi trường cần quan tâm (cá nhân) 10 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.	
* Bước 1: 
- Bằng hiểu biết của mình cho biết vai trò của rừng A-ma-dôn?
- HS trả lời, gv bổ sung thêm về quá trình khai thác rừng A-ma-dôn 
(Các bộ lạc người Anh-điêng sống trong rừng: săn bắn, hái lượm -> không ảnh hưởng -> tự nhiên
Ngày nay rừng được khai thác: Từ những 
năm 1970 chính phủ Braxin đã cho làm:
+ Một con đường xuyên qua rừng
+ Xây dựng nhiều đập thủy điện trên các sông nhánh của A - ma - dôn
+ Nông dân nghèo Braxin phá rừng chiếm đất bán cho các doanh nghiệp người Mĩ, Pháp, Đức tới 650.000 ha -> giá rẻ, đốt rừng tạo đồng cỏ chăn nuôi)
* Bước 2: 
- Mục đích khai thác rừng là gì?
- Việc khai thác rừng ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề môi trường? Liên hệ địa phương em?
 (Việc khai thác rừng Amadôn đã làm ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu. Bảo vệ rừng Amadôn góp phần bảo vệ MT, hạn chế BĐKH).
Hoạt động 3: Trình bày được về khối kinh tế Mec - cô - xua (MERCOSUR) của Nam Mĩ (nhóm) 12 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_20150726_044247.doc