Giáo án Dạy vận động vỗ tay theo nhịp "Cô và mẹ"

Nghe hát

 - Hôm nay cô sẽ hát tặng các con bài hát "cô giáo" nhạc Đỗ Mạnh Tường.

 - Cô đàn và hát diễn cảm một lần.

 - Bài hát nói lên sự yêu thương dạy dỗ của mẹ em ở trường đối với cá bạn học sinh.

 - Cô hát lần 2 + múa minh họa

 - Mở máy cho trẻ nghe.

Tiếng hát ở đâu:

. - Cô giới thiệu TCAN “ Tiếng hát ở đâu ”

 - Cô giải thích cách chơi: cho trẻ đứng theo đội hình vòng tròn, cô chọn một trẻ khá, đội mũ chóp kín cho trẻ, sau đó cô gọi một trẻ đứng trong vòng tròn hát để trẻ kia nhận ra xem “tiếng hát ở đâu”

( cô gợi ý cho trẻ xác định phương hướng theo điểm chuẩn của bản thân: tiếng hát ở phía nào của con ? )

 - Cô chỉ định vài trẻ khá chơi trước để làm mẫu, sau đó cho cả lớp cùng chơi

- Cô nhận xét.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 36405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dạy vận động vỗ tay theo nhịp "Cô và mẹ", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 17 tháng 9 năm 2014
Môn :Âm nhạc
Đề tài: Dạy vận động vỗ tay theo nhịp: CÔ VÀ MẸ
Nội dung kết hợp: Nghe hát EM YÊU TRƯỜNG EM
 Trò chơi : NGHE TIẾNG HÁT TÌM ĐỒ VẬT
MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu , thể hiện diễn cảm bài hát.- Rèn kỹ năng hát : hát đúng cao độ, trường độ, phát âm rõ lời bài hát.- Định hướng trong không gian với điểm chuẩn của bản thân qua trò chơi âm nhạc.- Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc.- Giáo dục trẻ tình cảm đối với trường, lớp, cô giáo và bạn bè.
 II- CHUẨN BỊ 
 - Cho cô: 
 + Trống lắc, nhạc không lời bài hát “Cô và mẹ” 
 + Trang trí lớp theo chủ đề: Trường MN 
 - Cho trẻ :Chỗ ngồi, dụng cụ âm nhạc.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động
Nội dung hình thức tổ chức
Đón trẻ
Điểm danh
*Đón trẻ
Trò chuyện với trẻ về lúc ở nhà con làm gì?
-Có phụ mẹ làm công việc nhà không?
-Có giúp mẹ quét nhà không?
* Điểm danh
Xem bảng bé đến lớp
Thể dục sáng
-Thể dục sáng theo bài hát “Tiếng gà trống gọi”
*khởi động:
-Tập hợp 3 hàng dọc chuyển đội hình vòng tròn hát và vận động theo lời ca
*Trọng động:
*Động tác thở:
-Hai tay lên vai,hai chân kiểng quay sang trái,phải hai tay vỗ vào đùi
*Động tác tay:
-Hai tay lên vai về TTCB,hai tay dang ngang về TTCB kết hợp kiểng gót
*Động tác chân:
-Tay đưa trước sau cánh tay duỗi thẳng,chân co đổi chân,đổi tay
*Động tác lườn
-Hai tay dang ngang xoay sang trái phải về TTCB
*Động tác vặn mình
-Hai tay dang ngang xoay sang trái sang phải về TTCB
*Động tác nhảy:
-Hai tay chống hông,bật dang ngang khép 2 chân
-Hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động học
 Giới thiệu 
Cô đố, cô đố?    - Cô đố con biết ai là người đã sinh ra các con?    - Thế ai dạy các con học?    - À! đúng rồi. Cô cũng có một bài hát nói về cô giáo và mẹ đó là bài "cô và mẹ".Do chú Phạm Tuyên sáng tác.
Dạy hát 
- Cô sẽ hát cho lớp mình nghe nha!    - Cô đàn + hát lần 1.    - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?    - Do ai sáng tác?    - Bài hát này nói lên tình cảm của cô yêu thương chăm sóc như mẹ hiền và sự dạy bảo của mẹ như cô giáo.    - Cho trẻ hát cùng cô 1-2 lần cả bài.    - Mời tổ,  nhóm, cá nhân.(Chú ý sửa sai)       - Giáo dục trẻ biết kính trịng yêu thương và vâng lời cô giáovà mẹ.    - Vậy các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn cô và mẹ?
Dạy vận động
- Để bài hát sinh động hơn cô sẽ dạy các con kết hợp vận động  vỗ tay theo nhịp bài hát "cô và mẹ"    - Bạn nào còn nhớ cách vỗ tay theo nhịp là vỗ tay làm sao?    - Cô vỗ tay kết hợp hát cho cháu nghe lần 1.    - Cho trẻ thực hiện vỗ tay 2-3 lần không hát.    - Cho cả lớp hát và vận động gõ theo hết cả bài.    - Mời tổ,  nhóm, cá nhân, chú ý cho trẻ sửa sai cho trẻ.
Nghe hát
 - Hôm nay cô sẽ hát tặng các con bài  hát "cô giáo" nhạc Đỗ Mạnh Tường.    - Cô đàn và hát diễn cảm một lần.    - Bài hát nói lên sự yêu thương dạy dỗ của mẹ em ở trường đối với cá  bạn học sinh.    - Cô hát lần 2 + múa minh họa    - Mở máy cho trẻ nghe. 
Tiếng hát ở đâu:
. - Cô giới thiệu TCAN “ Tiếng hát ở đâu ”
 - Cô giải thích cách chơi: cho trẻ đứng theo đội hình vòng tròn, cô chọn một trẻ khá, đội mũ chóp kín cho trẻ, sau đó cô gọi một trẻ đứng trong vòng tròn hát để trẻ kia nhận ra xem “tiếng hát ở đâu”
( cô gợi ý cho trẻ xác định phương hướng theo điểm chuẩn của bản thân: tiếng hát ở phía nào của con ? )
 - Cô chỉ định vài trẻ khá chơi trước để làm mẫu, sau đó cho cả lớp cùng chơi …
- Cô nhận xét.
Hoạt động ngoài trời
Nhóm 1:Trò chơi :”Thỏ đổi lồng
Luật chơi:Mỗi chuồng chỉ được chứa một con thỏ.Cách chơi: Chuẩn bị 10-15 mũ thỏ.(Tùy theo số lượng trẻ chơi, số mũ thỏ lớn hơn 1/3 số trẻ.)Chọn nhiều hơn 1/3 số trẻ làm Thỏ và ít hơn 2/3 số trẻ còn lại làm chuồng.Cứ hai trẻ cầm tay nhau làm thành chuồng thỏ.Số Thỏ sẽ nhiều hơn số chuồng.Những con thỏ đi kiếm ăn, vừa đi vừa hát hoặc đọc thơ về con thỏ.Khi nghe hiệu lệnh “Trời tối” hoặc “trời mưa” thì các con thỏ phải thật nhanh tìm cho mình một cái chuồng để chui vào.Con thỏ nào chậm chạp sẽ không có chuồng.Sau vài lần chơi trẻ sẽ đổi vai cho nhau.Giáo viên hướng dẫn có thể biên đổi một chút để trò chơi đỡ nhàm chán như thay hiệu lệnh miệng bằng tiếng còi.Khi nghe những tiếng còi ngắn, thỏ vẫn phải chơi xa chuồng nhưng phải chuẩn bị trước.Khi có tiếng còi dài thì nhanh chân lẹ mắt chạy đi kiếm chuồng.Cho trẻ đóng vai thỏ chạy chầm chậm thành vòng tròn bao quanh trường.Khi nghe hiệu lệnh thì chạy ngay vào chuồng gần nhất.Với cách này thỏ không thể luẩn quẩn ở mãi một chuồng nào đó mà phải luôn di chuyển.
* Kỉ năng : Phát triển khả năng nhanh nhẹn ,biết hợp tác khi chơi.
Nhóm 2 :
- Chơi tự do các đồ chơi trong trường.
+ Kỉ năng : Biết hòa thuận khi chơi ,biết chờ đến lượt .Phát triển vận động thô.
Hoạt động vui chơi
- Góc nghệ thuật:
Biểu diễn văn nghệ
+ Kỉ năng :Rèn cho trẻ kỉ năng hát và biểu diễn theo nhạc,biết hợp tác tham gia biểu diễn cùng các bạn.
Tô màu cô giáo
+ Kỉ năng:Rèn cho trẻ kỉ năng tô màu không lem ra ngoài
-Góc xây dựng:
+Kỉ năng :Rèn cho trẻ kỉ năng ước lượng và sắp xếp bố cục hợp lí trong không gian khi xây dựng…
Chơi lắp ghép
+ Kỉ năng :phát huy khả năng sáng tạo,rèn tính khéo léo và tư duy khi chơi lắp ghép
Trả trẻ
Chăm sóc vệ sinh
-Rửa mặt ,rửa tay sạch sẽ ,chải tóc
- Cô quan sát trẻ thực hiện
NÊU GƯƠNG
Đến giờ nêu gương.Mời cô nêu gương.Mời bạn nêu gương
Cả lớp đọc 3 TCBN
Cá nhân nhận xét ,bạn nhận xét,ý kiến cô –cấm cờ .
Nhận xét cuối buổi
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTRUONG MAM NON(1).doc