Giáo án dạy tốt Sinh học 7 Tháng 2 - Tiết 46, Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim - Năm học 2015-2016 - Đỗ Phạm Duy Nhân
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của các nhóm chim.
GV: Cho HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 SGK quan sát H44.(1 3) thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét trả lời HS chốt lại kiến thức.
GV: Giới thiệu đặc điểm của các Bộ
+ Bộ: 1- Ngỗng, 2- Gà,
3- chim ưng, 4- Cú.
+ Đại diện: 1- Vịt, 2- Gà,
3- Cắt, 4 – Cú lợn.
GV: Cho HS trả lời câu hỏi:
Vì sao lớp chim rất đa dạng ?
GV: Chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của lớp chim
GV: Cho HS nêu đặc điểm chung của chim về:
+ Đặc điểm cơ thể.
+ Đặc điểm của chi.
+ Đặc điểm của hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh sản và nhiệt độ cơ thể.
GV: Chốt lại kiến thức
Ngày soạn:26/1/2016 GIÁO ÁN DẠY TỐT THÁNG 2 Tiết: 46 Bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống của chim. - Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim. 2. Kĩ năng: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi với môi trường sống và vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đời sống. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng so sánh, phân tích khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp Chim. -Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài chim có lợi. II. CHUẨN BỊ : 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to H44.(1®3) SGK. Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK. Tr. 145 Phiếu học tập Nhóm chim Đại diện Môi trường sống Đặc điểm cấu tạo Cánh Cơ ngực Chân Ngón Chạy Đà điểu Thảo nguyên Ngắn yếu Không phát triển Cao, to khỏe 2-3 ngón Bơi Chim cánh cụt Bơi, lội ở biển Dài, khỏe Rất phát triển Ngắn 4 ngón Bay Chim ưng Núi đá Dài, khỏe Phát triển To Có vuốt 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Xem và nghiên cứu trước bài mới. - Kẽ phiếu học tập và bảng SGK tr. 145 vào vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1phút) -Điểm danh học sinh trong lớp. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) *Câu hỏi kiểm tra: * Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay? * Dự kiến phương án trả lời của học sinh: Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên 1 dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo 1 chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn oxi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay. 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: (1 phút) Chim là lớp ĐVCXS có số loài lớn nhất trong số các lớp ĐVCXS ở cạn. Chim phân bố rộng rãi trên Trái Đất, sống ở những điều kiện sống rất khác nhau. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những điều kiện sống khác nhau ảnh hưởng tới cấu tạo và tập tính của chim như thế nào? * Tiến trình bài dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của các nhóm chim. GV: Cho HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 SGK quan sát H44.(1 ® 3) thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập. GV: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả® các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét trả lời HS ® chốt lại kiến thức. GV: Giới thiệu đặc điểm của các Bộ + Bộ: 1- Ngỗng, 2- Gà, 3- chim ưng, 4- Cú. + Đại diện: 1- Vịt, 2- Gà, 3- Cắt, 4 – Cú lợn. GV: Cho HS trả lời câu hỏi: Vì sao lớp chim rất đa dạng ? GV: Chốt lại kiến thức. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của các nhóm chim. HS: Thu nhận thông tin, thảo luận nhóm ® hoàn thành phiếu học tập. HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. HS: Quan sát hình, thảo luận nhóm ® hoàn thành bảng. Yêu cầu nêu được: + Nhiều loài. + Cấu tạo cơ thể đa dạng. + Sống ở nhiều môi trường. I. Các nhóm chim. Chim gồm ba nhóm: Chim chạy, chim bơi, chim bay. Nhóm chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Mỗi bộ chim đều có cấu tạo thích nghi với đời sống của chúng. 9’ Hoạt động 2: Đặc điểm chung của lớp chim GV: Cho HS nêu đặc điểm chung của chim về: + Đặc điểm cơ thể. + Đặc điểm của chi. + Đặc điểm của hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh sản và nhiệt độ cơ thể. GV: Chốt lại kiến thức Hoạt động 2 : Đặc điểm chung của lớp chim HS: Thảo luận cặp đôi® rút ra đặc điểm chung của chim. HS: Đại diện nhóm phát biểu® các nhóm khác bổ sung. HS:Tự nghi nhớ kiến thức. II. Đặc điểm chung. Đặc điểm chung: Mình có lông vũ bao phủ ; chi trước biến đổi thành cánh ; có mỏ sừng ; phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp ; tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ. 7’ Hoạt động 3 : Vai trò của chim -Yêu cầu HS trình bày 1 phút hiểu biết của mình về vai trò của lớp chim? GV: Yêu cầu HS đọc trong SGK ® trả lời câu hỏi: + Nêu ích lợi và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người? + Lấy ví dụ về tác hại và lợi ích của chim đối với con người? GDBĐKH: Chim cung cấp thực phẩm, giúp phát tán cây rừng...Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài chim ? Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài chim có ích Hoạt động 3 : Vai trò của chim -HS nêu ý kiến HS: Đọc thông tin ® tìm câu trả lời. HS: - Lợi ích: + Ăn sâu bọ và gặm nhấm. + Cung cấp thực phẩm. + Làm chăn, đệm, đồ dùng trang trí, làm cảnh. + Hướng dẫn săn mồi, phục vụ du lịch. + Giúp phát tán cây rừng. - Có hại: + Ăn hạt, quả, cá + Là ĐV trung gian truyền bệnh. -Cấm săn bắt bữa bãi, không nhận nuôi các loài chim có lợi, không phun thuốc trừ sâu 3. Vai trò. a) Có lợi + Cung cấp thực phẩm. + Aên sâu bọ và ĐV gặm nhấm. + Làm chăn đệm, đồ trang trí +Huấn luyện để săn mồi +Phục vụ du lịch, săn bắt + Thụ phấn cho hoa và phát tán hạt b) Tác hại + Aên hạt, quả, cá + Là động vật trung gian truyền bệnh cho người 6’ Hoạt động 4: Củng cố -Cho Hs thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy đặc điểm chung của chim GV treo sơ đồ tư duy Hoạt động 4: Củng cố -HS thảo luận vẽ sơ đồ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) * Ra bài tập về nhà: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. + Đọc mục “Em có biết?” * Chuẩn bị bài mới: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Bai_44_Da_dang_va_dac_diem_chung_cua_lop_Chim.doc