Giáo án dạy tốt Sinh học 7 Tháng 1 - Tiết 40, Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài - Năm học 2015-2016 - Đỗ Phạm Duy Nhân

* Dự kiến phương án trả lời của học sinh:

-Đặc điểm chung :

- Thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi.

- Hô hấp bằng phổi và da.

- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha.

- Là động vật biến nhiệt.

- Sinh sản trong nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

3. Giảng bài mới

* Giới thiệu bài: (1 phút) Thằn lằn bóng đuôi dài là đối tượng điển hình cho lớp bò sát, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Thông qua cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn bóng đuôi dài, các em sẽ hiểu được những đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn khác với ếch đồng nhóm ĐVCXS có đời sống nửa nước nửa cạn như thế nào?

* Tiến trình bài dạy:

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy tốt Sinh học 7 Tháng 1 - Tiết 40, Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài - Năm học 2015-2016 - Đỗ Phạm Duy Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5/1/2016 
GIÁO ÁN DẠY TỐT THÁNG 1
Tiết 40 	LỚP BÒ SÁT
Bài 38: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nắm vững các đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng.
 - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống ở cạn.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
	 - Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ :
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to H38.1, H38.2 SG
 - Mô hình: Thằn lằn bóng đuôi dài.
- Phiếu học tập:
Đặc điểm đời sống
Thằn lằn bóng đuôi dài
Ếch đồng
1. Nơi sống và bắt mồi
2. Thời gian kiếm mồi
3. Tập tính
4. Sinh sản
- Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK tr. 125 và các mảnh giấy ghi các câu trả lời chọn lựa từ A ’ G
- Bảng chuẩn kiến thức (bảng SGK tr. 125)
TT
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
1
Da khô có vảy sừng bao bọc
Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
2
Có cổ dài
Phát huy được các giác quan trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
3
Mắt có mi cử động, có nước mắt
Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô.
4
Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ trên đầu
Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
5
Thân dài, đuôi rất dài
Động lực chính của sự di chuyển.
6
Bàn chân có năm ngón có vuốt
Tham gia sự di chuyển trên cạn.
2/ Chuẩn bị của học sinh: Kẽ sẵn bảng 125 SGK vào vở bài tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 
 -Điểm danh học sinh trong lớp.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút))
* Câu hỏi kiểm tra:
Nêu đặc điểm chungcủa lớp Lưỡng cư?
* Dự kiến phương án trả lời của học sinh:
-Đặc điểm chung :
- Thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng phổi và da.
- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha.
- Là động vật biến nhiệt.
- Sinh sản trong nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. 
3. Giảng bài mới
* Giới thiệu bài: (1 phút) Thằn lằn bóng đuôi dài là đối tượng điển hình cho lớp bò sát, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Thông qua cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn bóng đuôi dài, các em sẽ hiểu được những đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn khác với ếch đồng nhóm ĐVCXS có đời sống nửa nước nửa cạn như thế nào?
* Tiến trình bài dạy:	
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục  trong SGK, thảo luận cặp đôi làm bài tập đặc điểm đời sống của thằn lằn 
GV: Kẽ nhanh bảng, gọi HS lên bảng hoàn thành.
GV: Yêu cầu HS qua bài tập đó ® rút ra kết luận về đời sống của thằn lằn.
-Cho HS tiếp tục thảo luận nhóm :
+Vì sao thằn lằn đẻ trứng ít hơn so với ếch?
+ Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn ?
GV: Gọi 1-2 nhóm trình bày ® các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung ® chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài
HS: Tự thu nhận  kết hợp với kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập.
HS: 1 em lên bảng trình bày ® lớp nhận xét, bổ sung.
HS: Rút ra kết luận:
Thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với môi trường sống trên cạn.
HS: thảo luận trả lời câu hỏi.
HS: Thằn lằn thụ tinh trong ® tỉ lệ trứng gặp tinh trùng cao nên số lượng trứng ít.
HS: Trứng có vỏ ® bảo vệ.
-Hs ghi bài
I. Đời sống:
Thằn lằn bóng thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Thường sống ở nơi khô ráo, thích phơi nắng, ăn sâu bọ. Có tập tính trú đông. Là động vật biến nhiệt.
20’
Hoạt động 2 : Cấu tạo ngoài và di chuyển
1. Cấu tạo ngoài:
GV: Yêu cầu đọc bảng SGK tr. 125 đối chiếu với hình cấu tạo ngoài ® ghi nhớ các đặc điểm cấu tạo.
GV: Yêu cầu HS Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn ® hoàn thành bảng SGK tr. 125 
GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày đáp án
GV: Chốt lại bằng đáp án đúng: 1.G, 2.E, 3.D, 4.C, 5.B, 6.A.
GV: Cho HS thảo luận nhóm
 “ So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn”.
2. Di chuyển:
GV: Yêu cầu HS quan sát 
H38.2 đọc thông tin  trong SGK tr. 125 ® Miêu tả hoạt động của thằn lăn khi bò?
GV: Gọi 1-2 em trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS ® chốt lại kiến thức chuẩn của hoạt động.
Hoạt động 2 : Cấu tạo ngoài và di chuyển
HS: Tự thu nhận kiến thức bằng các cột đặc điểm cấu tạo ngoài.
HS: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành bảng.
HS: đại diện nhóm lên điền bảng ® các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS: Dựa vào các đặc điểm cấu tạo ngoài của 2 đại diện để so sánh. 
HS: quan sát H38.2 SGK ® nêu thứ tự cử động:
-Khi bò: Thân uốn mình sang phải ® đuôi uốn mình sang trái, chi trước phải, chi sau trái chuyển lên phía trước. Khi đó vuốt của chúng cố định vào đất
+ Thân uốn sang trái ® động tác ngược lại. Sự di chuyển của chi giống hệt người leo thang.
-HS ghi bài
II. Cấu tạo ngoài và di chuyển:
 1. Cấu tạo ngoài.
Da khô có vảy sừng ; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài ; chân ngắn, yếu có vuốt sắc.
2. Di chuyển:
Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục, phối hợp với các chi làm con vật tiến lên phía trước.
5’
Hoạt động 3: Củng cố 
GV: Đưa ra các câu hỏi:
-Xác định vai trò của thân và đuôi?
- Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn? Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. bằng sơ đồ tư duy
- Vai trò của thân và đuôi: Khi thân và đuôi uốn mình bò sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài, thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.
-HS vẽ sơ đồ.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
-Ra bài tập về nhà: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
* Đọc mục: “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới: “Cấu tạo trong của thằn lằn”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docBai_38_Than_lan_bong_duoi_dai.doc
Giáo án liên quan