Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 5

I. MỤC TIÊU:

 - Nhận ra được một số sự vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.

 - Biết tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

 - Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

1. Phương pháp:

 - Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.

 - Quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm.

2. Hình thức tổ chức:

 - Hoạt động cá nhân

 - Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

1. Giáo viên:

 - Sách dạy, học mĩ thuật lớp 2

 - Tranh ảnh những đồ vật có hình dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

 - Sản phẩm của HS.

2. Học sinh:

 - Sách học mĩ thuật 2

 - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

docx10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 1
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 5: EM VÀ BẠN EM 
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được tên các bộ phận chính của cơ thể người.
- Thể hiện được bức tranh chủ đề “Em và bạn em” bằng cách vẽ hoặc xé dán.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
	- Quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1
	- Tranh ảnh chân dung, tranh ảnh các hoạt động của học sinh.
	- Bài vẽ của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 1
	- Tranh ảnh chân dung của mình
	- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ, kéo, đất nặn,.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu
-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu về hình dáng, các bộ phận trên cơ thể người.
-Hình dáng bên ngoài của người có các bộ phận chính nào?
-Trên khuôn mặt người có các bộ phận nào?
*Y/C HS quan sát bạn bên cạnh và nêu đặc điểm về hình dáng, khuôn mặt của bạn?
*Y/C HS quan sát hình 5.2 để tìm hiểu về tranh thể hiện người.
-Các bức tranh được thể hiện bằng các chất liệu gì?
-Bức tranh nào thể hiện nữa người, bức tranh nào thể hiện cả người?
-Em thấy màu sắc trong các bức tranh như thế nào?
-Hình vẽ các khuôn mặt có gì khác nhau?
*Khi vẽ chân dung chúng ta có thể vẽ nữa người hoặc vẽ cả người.
-HS quan sát và trả lời:
-Đầu, mình, chân, tay.
-Mắt , mũi, miệng, 2 tai, tóc.
*HS quan sát nhóm đôi : 2-4 hs nêu đặc điểm của bạn mà mình vừa quan sát.
*HS quan sát và thảo luận nhóm 4
-Màu nước, xé dán giấy màu, sáp màu
-Bức tranh thứ 1 thể hiện nữa người, bức tranh thứ 2, 3 thể hiện cả người.
-Màu sắc tươi sáng, có đậm, nhạt.
-Mỗi khuôn mặt đều có hình dáng và đặc điểm riêng của từng người ( tóc, trang phục, kính, mũ, giày, dép...)
HĐ 2: Cách thực hiện
*Y/C hs quan sát hình 5.3a và 5.3b để tham khảo cách tạo hình dáng người.
*Cách vẽ tranh về người:
-Vẽ các bộ phận chính của cơ thể người.
-Vẽ các chi tiết khác (các bộ phận trên khuôn mặt, tóc)
- Vẽ màu.
*Cách xé tạo dáng sản phẩm:
-Vẽ các bộ phận chính của cơ thể người ra tờ giấy màu rồi xé rời.
-Ghép các bộ phận thành cơ thể người hoàn chỉnh.
-Xé dán thêm các hình ảnh phụ.
* Y/C hs quan sát tranh vẽ người hình 5.4.
*Quan sát hình và tìm hiểu cách vẽ
*Quan sát một số tranh vẽ người để có ý tưởng tạo hình người cho riêng mình
HĐ 3: Thực hành
-Hoạt động cá nhân:
*Yêu cầu HS vẽ chân dung tự họa.
-Hoạt động nhóm:
*Yêu cầu HS quan sát bạn bên cạnh và vẽ chân dung của bạn bên cạnh mình.
-GV theo dõi, nhắc nhở hs.
-Tự xem ảnh chân dung của mình và tự họa chân dung của mình.
*HS làm việc theo nhóm 2:
-Quan sát kĩ bạn bên cạnh mình.
-Không nhìn giấy kết hợp mắt và tay để vẽ chân dung của bạn mình 
HĐ 4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, của nhóm mình.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi nhóm, cá nhân tích cực.
*HĐ nối tiếp: 
- Gợi ý cho HS vẽ hoặc xé dán bức tranh thể hiện mình đang làm một việc mình yêu thích.
- Chuẩn bị bài “Ông Mặt trời vui tính “: Về nhà quan sát ông mặt trời lúc bình minh, lúc hoàng hôn. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
- HS giới thiệu chia sẻ về sản phẩm của mình của nhóm mình.
- HS tự đánh giá
- HS về nhà vẽ hoặc xé dán tranh theo gợi ý của GV.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 2
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 5: TƯỞNG TƯỢNG VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG
 HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT 
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm
I. MỤC TIÊU: 
	- Nhận ra được một số sự vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
	- Biết tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
	- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
	- Quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:
	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 2
	- Tranh ảnh những đồ vật có hình dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật 
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	
	- Sách học mĩ thuật 2
	- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu
-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, nêu tên những đồ vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
-Kể thêm các sự vật trong thiên nhiên có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
-HS quan sát kể tên đồ vật.
-Trong thiên nhiên có nhiều sự vật dạng hình tròn, hình tam giác
 - VD: núi có dạng hình tam giác, mặt trời có dạng hình tròn.
HĐ 2: Cách thực hiện
- Tưởng tượng hình vuông, hình chữ nhật và vẽ lên giấy.
- Tưởng tượng hình tròn, hình tam giác và tạo hình từ vật tìm được.
- Tưởng tượng hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật và cắt dán giấy màu.
-HS vẽ những đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật( túi xách, khăn mặt)
-HS tạo hình con cá từ vật tìm được.
- HS cắt dán hình thuyền buồm, mặt trời, núi
HĐ 3: Thực hành.
- Yêu cầu HS lựa chọn những đồ vật, sự vật hay con vật mà em biết để tạo hình từ các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật đã chuẩn bị.
- Có thể thêm các chi tiết bằng cách vẽ hoặc xé dán.
- HS tạo hình: ngôi nhà, núi, mặt trời
HĐ 4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
*Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Em sử dụng các sản phẩm vừa tạo được để trang trí lớp học.
*HĐ nối tiếp: Về nhà quan sát hoa lá thiên nhiên. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- HS giới thiệu chia sẻ về sản phẩm của mình.
- HS tự đánh giá
- HS trang trí theo hướng dẫn của GV
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 3
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 5: TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS biết cách tạo hình theo chủ đề lựa chọn.
- HS tạo hình được những sản phẩm trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác.
- Phát triển được khả năng thể hiện hình ảnh của HS thông qua trí tưởng tượng.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của bạn, của mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 3
	- Hình ảnh, clip về loài vật, đồ vật có hình dáng, màu sắc, trang trí đẹp.
 	 - Một số sản phẩm tạo hình.
 	- Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, hồ dán, kéo, vật tìm được,...
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 3
	- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1:Tìm hiểu
- Giới thiệu hình ảnh đã chuẩn bị và hình 5.1/ SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý:
+ Hãy mô tả hình dáng và màu sắc của sự vật trong từng hình.
+ Kể những đường nét được con người sử dụng để trang trí ở các đồ vật.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung 
- Tiếp tục yêu cần HS quan sát hình 5.2 và trả lời:
+ Sản phẩm được tạo hình và trang trí bằng những hình thức và chất liệu nào?
+ Sản phẩm được trang trí bằng đường nét và màu sắc như thế nào?
- Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung
- Chốt nội dung chính, yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Quan sát và thảo luận nhóm 4
- Đại diện một số nhóm mô tả.
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát, tìm hiểu, trả lời
+ Hình thức: nặn, vẽ, gấp giấy,..
+ Chất liệu: màu, đát nặn, giấy màu,...
+ Kết hợp nhiều đường nét: cong, thẳng, lượn sóng,...
- Trình bày, nhận xét.
- HS đọc lại ghi nhớ.
HĐ 2: Cách thực hiện
- Cho HS quan sát hình 5.3/ SGK để tìm hiểu về các hình thức thể hiện và trang trí sản phẩm
+ Kể các hình thức thể hiện
+ Nêu các bước thực hiện
+ Các sản phẩm được trang trí như thế nào?
- GV minh hoạ một hay vài hình thức và nhắc lại các bước thực hiện và nêu một số lưu ý để có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
- YC HS nhắc lại cách thực hiện ở phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng phù hợp với hình thứclựa chọn để thể hiện ở tiết sau.
- HS quan sát, tìm hiểu, trả lời
+ Vẽ, gấp, cắt, nặn.
+ Mỗi hình thức đều có 3 bước
+ hoạ tiết, đường diềm, cân đối,..
- Quan sát, lắng nghe
- HS nhắc lại các bước thực hiện
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
HĐ 3: Thực hành
- Cho HS giới thiệu về hình thức chọn thể hiện
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước
- Gợi ý trang trí sáng tạo và an toàn khi thực hành
- Cho HS tham khảo một số sản phẩm tạo hình của HS và hình 5.5/ SGK
- Quan sát HS thực hành, gợi ý cụ thể với từng đối tượng: hỗ trợ cho HS gặp khó khăn, khuyến khích sự sáng tạo của HS năng khiếu, đam mê.
- Một số em giới thiệu hình thức và cách tiến hành
- Quan sát lấy cảm hứng và ý tưởng
- HS thực hành cá nhân theo lựa chọn
HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày 
- Gợi ý HS tự nhận xét, đánh giá theo 2 mức:
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- Cho HS đọc phần gợi ý và hướng dẫn các em ghi nội dung rồi chia sẻ với các bạn
* Củng cố:
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo
* HĐ nối tiếp:
- Cho HS các tổ tự làm khung và trang trí cho những sản phẩm là tranh, bài gấp dán để trang trí lớp học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đính bài lên bảng.
- HS tự nhận xét
- Thực hiện ghi theo gợi ý vào phần chỗ chấm rồi chia sẽ cùng bạn
- Tự đánh giá, ghi nhận xét và đánh giá của GV
- Học sinh tự thực hiện
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 4
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 5: TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT
(3 tiết)
Quy trình: Tạo hình 3D
I. MỤC TIÊU: 
 - Hiểu và nêu được đặc điểm các bộ phận chính của cơ thể khi đang hoạt động với các động tác khác nhau.
- Tạo hình bằng dây thép hoặc nặn được một dáng hoạt động của người theo ý thích.
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
	- Quy trình: Tạo hình 3D
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 4
	- Tranh ảnh, sản phẩm tạo hình một số dáng người phù hợp.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 4
 	- Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, hồ dán, kéo, vật tìm được,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tìm hiểu về một số hoạt động của con người.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 5.1 và 5.2 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Từ dáng người đang hoạt động em nhận ra họ đang làm gì?
+ Tên các bộ phận chính của con người ?
+ Khi con người hoạt động đứng chạy, nhảy, ngồi các bộ phận thay đổi như thế nào?
+ Bằng hành động em hãy mô phỏng một dáng người đang hoạt động.
-Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và chốt lại ghi nhớ.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 5.3 SGK thảo luận về chất liệu, cách thể hiện của sản phẩm tạo hình dáng người qua các câu hỏi:
+ Các dáng người mô phỏng hoạt động gì ?
+ Em thích nhất sản phẩm nào? vì sao ?
+ Sản phẩm em thích được tạo dáng bằng chất liệu gì ? Cách thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
- Tóm lại: Khi hoạt động con người tạo ra các dáng chuyển động khác nhau và tùy theo hoạt động mà các bộ phận thay đổi cho phù hợp. Khi tạo hình dáng người, cần chú ý tới những đặc điểm của hoạt động.
- Có thể tạo hình dáng người bằng dây thép, giấy bồi,đất nặn, các vật liệu phù hợp
- HS quan sát hình ở SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
- Thực hiện mô phỏng dáng người tự chọn.
- Quan sát hình ở SGK và trả lời các câu hỏi.
- Cả nhóm trình bày và nhận xét.
- Các chất liệu tạo hình dáng người.
HĐ 2: Cách thực hiện 
2.1 Tạo dáng người bằng đất nặn:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 5.4 SGK và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn.
-HS trả lời GV chốt lại và hướng dẫn từng bước như phần ghi nhớ.
2.2 Tạo dáng người bằng dây thép:
-Yêu cầu HS quan sát hình 5.5 SGK, nhận xét cách uốn dây thép tạo hình dáng người.
-GV giới thiệu cách tạo dáng người bằng dây thép như phần lưu ý ở SGK.
-Yêu cầu HS quan sát hình 5.6 SGK để biết cách dung giấy cuốn quấn bên ngoài để tạo khối cho nhân vật, trang trí thêm nhân vật bằng giấy màu, vải làm cho hình khối nhân vật thêm sinh động
- HS quan sát hình và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn
- HS trả lời và chú ý
- HS quan sát hình để nhận biết cách tạo dáng người bằng dây thép.
- Chú ý quan sát.
- Quan sát hình để biết cách dùng dây cuốn.
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành
3.1 Hoạt động cá nhân: 
- Yêu cầu HS tạo dáng người theo ý thích.
-GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở
+ Em sẽ tạo hình dáng người đang làm gì ? Dáng người đó có gì nổi bậc ?
+ Em thích chọn vật liệu gì để thể hiện ?
+ Em chọn những hình ảnh liên quan nào để sản phẩm sinh động hơn ?
3.2 Hoạt động nhóm:
-GV đưa ra một số gợi ý cho các nhóm.
-Thảo luận nhóm lựa chọn nội dung đề tài
-Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh.
-Chỉnh sửa và sắp xếp dáng người phù hợp với nội dung đề tài.
-Thêm chi tiết tạo không gian cho sản phẩm
- Cá nhân thực hành.
- HS trả lời câu hỏi tìm hiểu cách vẽ.
- Các nhóm thực hành.
HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
-GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
- Nhận xét chung.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS tích cực.
* HĐ nối tiếp:
-Vận dụng sáng tạo: Sử dụng kiến thức về nặn, tạo hình dáng người đã học để tạo sản phẩm mỹ thuật theo ý thích.
- Chuẩn bị bài sau.
- Trưng bày sản phẩm
- Chia sẻ ý tưởng tạo hình sản phẩm.
- Chú ý lắng nghe.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 5
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 5: TRƯỜNG EM 
(4 tiết)
Quy trình: Tạo hình 3D
I. MỤC TIÊU: 
	- Khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo hình sản phẩm hai chiều, ba chiều.
	- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
	- Quy trình: Tạo hình 3D
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	
	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 5
	- Tranh ảnh dáng người.
	- Sản phẩm tạo hình một số dáng người phù hợp.
2. Học sinh:	
	- Sách học mĩ thuật 5
	- Đất nặn, giấy màu, keo dán.
	- Các vật tìm được: giấy báo, bìa, dây thép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định tổ chức
	- Khởi động
	- Kiểm tra đồ dùng
2/ Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu 
- Giới thiệu về chủ đề trường học.
- Xem tranh hình 5.1
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 26.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm
- Quan sát, ghi nhớ, thảo luận
- Thảo luận theo nhóm: các nhóm tự thảo luận theo câu hỏi sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2, 5.3, 5.4 SGK thảo luận về nội dung của đề tài.
- Chất liệu để tạo hình?
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ tìm tòi ra cách làm sản phẩm.
- Gợi ý chủ đề, nội dung, cách thực hiện, hoàn thiện sản phẩm theo cảm nhận cá nhân.
- Quan sát và thảo luận cách tạo sản phẩm
Hoạt động 3: Thực hành
3.1 Hoạt động cá nhân
- Các nhóm nhắc lại chủ đề mà từng nhóm chọn.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để phân công các thành viên trong nhóm tạo hình cá nhân để tạo kho hình ảnh.
- Gợi ý tạo dáng phù hợp với chủ đề mà nhóm mình chọn.
3.2 Hoạt động nhóm
- Hướng dẫn, gợi ý các nhóm tập hợp các sảm phẩm cá nhân và lựa chọn sắp xếp để tạo thành nội dung chủ đề trường em.
- Tạo chi tiết cho sản phẩm thêm sinh động
- Nhóm trưởng phân công, công việc từng thành viên. 
- Thực hành cá nhân
- Thực hành nhóm
- Thảo luận và hoàn thiện sản phẩm. 
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. 
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận, nhận xét đánh giá sản phẩm các nhóm.
- Nhận xét chung.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh
* HĐ nối tiếp: 
Em hãy vận dụng kiến thức đã học để tạo nhân vật và câu chuyện yêu thích với các hình thức, chất liệu khác.
- Trưng bày sản phẩm.
- Chia sẻ cảm nhận.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_my_thuat_cap_tieu_hoc_chu_de_5.docx