Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 3

I. MỤC TIÊU:

- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của tranh chân dung.

- Nhận ra được đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.

- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Phương pháp: Sử dụng quy trình: Vẽ biểu cảm

2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân

 - Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

1. Giáo viên - Sách học mĩ thuật lớp 2.

 - Một số tranh chân dung HS năm trước.

2. Học sinh - Sách học mĩ thuật 2.

 - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, keo.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1
	- Một vài đồ vật dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
	- Bài của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 1
	- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,giấy màu, kéo, hồ dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-KT đồ dùng học tập.
 *Khởi động:GV yêu cầu HS tìm xem trong lớp học những đồ vật nào có dạng hình vuông, hình CN, hình tròn, hình tam giác.
HĐ1: Tìm hiểu
-Cho HS quan sát H3.1 sách học MT(Tr 12) thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+Nêu tên các hình ảnh trong tranh?
+Các hình ảnh đó có dạng hình gì?
-GV nhận xét, chốt ý.
-Yêu cầu HS quan sát các sản phấm MT trong H3.2, nhận xét:
+Em nhận ra hình ảnh gì?
+Các hình ảnh đó được tạo nên bởi các hình gì?
- GV nhận xét
- Kết luận:Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác. Chúng ta vẽ các hình này rồi ghép lại để bước đầu luyện tập cách tạo hình đơn giản.
- Lớp trưởng báo cáo
- HS thực hiện
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình, nhóm khác bổ sung.
- HS nhận xét
HĐ2: Cách thực hiện
-HS quan sát H3.3 để tham khảo cách thực hiện sản phẩm MT từ hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
-GV vẽ lên bảng (nhiều cỡ to, nhỏ) để HS quan sát và HD cách vẽ.
-Quan sát các sản phẩm trong H3.4
-GVHD làm mẫu các bước:
+Vẽ các hình vuông, hình trònra mặt sau tờ giấy màu hoặc giấy vẽ và vẽ màu.Cắt hoặc xé các hình ra khỏi tờ giấy.
+Sắp xếp các hình để tạo thành con vật, đồ vật hoặc các hình ảnh trong tự nhiên.
+Dán các hình ảnh vừa tạo thành vào tờ giấy A4 sao cho cân đối.
-Yêu cầu HS có ý tưởng sáng tạo từ hình vuông, hình tròn, hình CN, hình tam giác.
-GV cho HS xem thêm một số sản phẩm MT khác.
-GV đọc phần ghi nhớ.
- HS quan sát các sản phẩm đã được tạo hình.
- HS theo dõi các bước thực hiện.
- HS tự chọn ý tưởng
- HS tham khảo sản phẩm của bạn.
HĐ3:Thực hành
- Cho HS thực hành cá nhân
-Yêu cầu HS tạo các hình vuông, hình CN, hình tròn, hình tam giác (nhiều cỡ to,nhỏ).
-Lựa chọn và sắp xếp các hình đó để tạo sản phẩm theo ý thích.
- GV theo dõi gợi ý thêm cho HS tìm ý tưởng sáng tạo
HS thực hành sắp xếp các hình cơ bản thành hình ảnh theo ý thích. 
HĐ4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
-HDHS trưng bày sản phẩm
-HDHS thuyết trình về sản phẩm của mình.Gợi ý HS cùng tham gia đặt câu hỏi để tự đánh giá, chia sẻ, trình bày cảm xúc lẫn nhau:
+Em có thấy vui khi thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình không?
+Em thích bài nào nhất của các bạn trong lớp?
+Yêu cầu HS tự đánh giá bài học của mình vào sách học MT (Tr 15)
* Củng cố:
-Tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích HS chưa hoàn thành.
-Gợi ý cho HS thực hiện phần: Vận dụng - Sáng tạo và chuẩn bị cho tiết học sau.
* HĐ nối tiếp: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để học chủ đề sau: Những con cá đáng yêu.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lần lượt lên thuyết trình về sản phẩm của mình, cùng chia sẻ, bổ sung sản phẩm của bạn.
- HS tự đánh giá vào ô hoàn thành hay chưa hoàn thành.
Lớp 2 
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 3: ĐÂY LÀ TÔI 
(2 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của tranh chân dung.
- Nhận ra được đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.
- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: Sử dụng quy trình: Vẽ biểu cảm
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên	- Sách học mĩ thuật lớp 2.
	- Một số tranh chân dung HS năm trước.
2. Học sinh	- Sách học mĩ thuật 2.
	- Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, keo.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tìm hiểu: (5’)
- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát khuôn mặt của bạn hoặc khuôn mặt mình trong gương.
- Tìm hiểu các bộ phận trên khuôn mặt, đặc điểm chung của khuôn mặt (tròn, dài, vuông, tam giác)
- Tìm sự cân đối giữa các bộ phận trên khuôn mặt về các vị trí mắt, mũi, miệng, tai
* Hướng dẫn HS quan sát tranh chân dung hình 3.2 và chỉ ra: (5’)
- Tranh nào vẽ nhân vật già? Tranh nào vẽ nhân vật trẻ?
- Tranh nào vẽ nhân vật nam? Tranh nào vẽ nhân vật nữ?
- Các bức tranh đã thể hiện rõ độ đậm nhạt của màu sắc chưa?
- Em nhận ra nhân vật trong tranh nhờ các đặc điểm nào?
- Quan sát khuôn mặt một vài bạn trong lớp, thảo luận để tìm hiểu.
+ Điểm khác biệt giữa khuôn mặt người này với người khác (mặt trái xoan, mặt tròn, mặt dài, mặt vuông, chữ điền)
+ Vị trí các bộ phận trên khuôn mặt.
+ Một số đặc điểm khác (tóc dài, tóc ngắn, đeo kính, đội mũ)
+ Trạng thái cảm xúc của nhân vật (vui, buồn, bình thản, ngạc nhiên)
- HS quan sát trả lời:
- Tranh chính giữa vẽ nhân vật già. Tranh bên trái và bên phải vẽ nhân vật trẻ.
- Tranh giữa vẽ nam, bên trái và bên phải vẽ nữ.
- Các bức tranh đã thể hiện rõ độ đậm nhạt của màu sắc (có độ đậm nhạt, sáng tối).
- Nhận ra các nhân vật trong tranh nhờ đặc điểm các bộ phận trên khuôn mặt.
HĐ2: Cách thực hiện (15’)
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện vẽ.
- Kết hợp đường nét màu sắc để diễn tả trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt.
- GV hướng dẫn HS tham khảo tranh chân dung qua hình 3.4 để hình thành ý tưởng sáng tạo cho mình (5’)
- HS tìm hiểu cách vẽ chân dung qua hình 3.3.
+ Vẽ khuôn mặt cân đối vào trong giấy
+ Vẽ các bộ phận trên khuôn mặt (mắt, mũi, miệng, tai)
+ Vẽ đặc điểm riêng (tóc dài, ngắn, đeo kính)
- HS quan sát tranh chân dung hình 3.4
- Hình trái chân dung em bé màu nước, diễn tả tâm trạng vui tươi.
- Hình giữa diễn tả tâm trạng mừng rỡ, hớn hở (màu sáp)
- Hình phải diễn tả tâm trạng lo âu, suy nghĩ.
HĐ 3: Thực hành (15’)
- GV hướng dẫn HS vẽ chân dung của mình của bạn hoặc một người mà em yêu quý vào khung trống dưới đây.
- GV theo dõi quan sát nhắc nhở HS về đường nét, cách thể hiện khuôn mặt, màu sắc biểu hiện các bộ phận của khuôn mặt.
- HS thực hiện vẽ trên giấy A4
- HS ngồi đối diện để vẽ chân dung của bạn mình.
- HS có thể soi gương để vẽ chân dung mình.
- Kẻ khung hình cho tờ giấy A4 để trang trí cho chân dung 
HS thực hành vẽ.
- HS trang trí khung hình bằng họa tiết màu sắc xem hình 3.5.
HĐ 4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm (10’)
- GV hướng dẫn HS cách nhận xét thể hiện tranh chân dung về đường nét, màu sắc, tâm trạng các khuôn mặt.
- GV đánh giá sản phẩm của HS:
Đánh giá của thầy cô giáo (5’)
Hoàn thành o Chưa hoàn thành o
* Vận dụng sáng tạo (5’) Em hãy vẽ chân dung những người thân hoặc tạo bức tranh về gia đình mình (có thể bằng các chất liệu khác nhau như đất nặn, giấy vẽ, xé dán) ví dụ hình 3.7
HĐ nối tiếp: (5’) Chuẩn bị bài học sau
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Đại diến nhóm giới thiệu chia sẻ sản phẩm cho nhóm mình.
- Nhận xét chéo các nhóm với nhau.
HS tự đánh giá.
Hoàn thành o Chưa hoàn thành o
- HS thực hiện cá nhân ở nhà
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 3
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 3: CON VẬT QUEN THUỘC
(2 tiết)
 Quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS nhận ra và nêu được hình dáng, màu sắc, hoạt động.của một số con vật quen thuộc.
- HS vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích bằng nét và màu.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
	- Gợi mở - Trực quan – luyện tập thực hành.
	- Quy trình: Vẽ biểu cảm
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1.Giáo viên:	+ Tranh, ảnh, clip về các con vật quen thuộc.
 	+ Hình minh họa các bước thực hiện.
 	+ Sản phẩm tạo dáng các con vật.
 	+ Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,.
2. Học sinh: Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu, đất nặn, giấy màu,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1:Tìm hiểu
- Giới thiệu hình ảnh về các con vật quen thuộc.
- Cho HS thảo luận theo gợi ý của GV:
+ Mỗi con vật có cấu tạo bên ngoài, hình dáng, màu sắc như thế nào?
+ Chúng gồm có những bộ phận nào?
+ Mỗi con vật có đặc điểm riêng gì?
+ Chúng thường sống ở đâu?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.YC nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý
- GV cho HS quan sát hình. Kết hợp đặt câu hỏi để HS tìm hiểu cách vẽ, trang trí con vật:
+ Các con vật được vẽ như thế nào?
+ Đường nét, màu sắc trang trí như thế nào?
- GV nhận xét, cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày. HS nhận xét.
- HS quan sát hình 3.2 SGK.
- HS đọc ghi nhớ.
HĐ 2: Cách thực hiện 
- GV cho HS vẽ nhanh vào khung ở SGK về con vật quen thuộc mà em yêu thích.
- Cho HS quan sát hình hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí con vật ở Hình 3.3 và 3.4.
- GV giúp HS nhận ra các bước vẽ.
- GV vẽ trưc tiếp lên bảng và nhắc lại các bước vẽ.
- YC HS nhắc lại các bước vẽ ở phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò.
- HS thực hiện vẽ con vật mà mình yêu thích. vào khung hoặc bảng con ( nếu quên mang sách)
- HS quan sát.
- HS nhắc lại các bước vẽ và đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
HĐ 3: Thực hành
*Hoạt động cá nhân: 
- Cho HS tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích. 
(Mỗi HS có thể tạo dáng từ 2-3 con vật)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS .
- Cho HS trưng bày bài vẽ theo nhóm. thành ngân hàng hình ảnh 
- Tổ chức cho HS nhận xét về: Hình dáng; Đường nét trang trí.
*Hoạt động nhóm:
- GV chia nhóm
- Tổ chức cho HS các nhóm thảo luận tìm nội dung câu chuyện sẽ thể hiện.
- Cho HS lựa chọn hình ảnh từ ngân hàng để thể hiện về một câu chuyện phù hợp với chủ đề.
- Gợi ý HS thêm các hình ảnh khác để tạo bức tranh tập thể sinh động, phong phú hơn.
- GV theo dõi, hổ trợ, lưu ý để HS làm bài tốt hơn.
- HS thực hành vẽ và trang trí con vật theo ý thích.
- HS đính bài lên bảng.
- HS nhận xét, chia sẽ cảm nhận 
- HS hoạt động theo nhóm 4
- HS thảo luận tìm nội dung câu chuyện.
- HS thực hiện
- HS vẽ thêm hình ảnh phụ
- HS thực hành trên giấy A3
HĐ4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày, thuyết trình về bức tranh
- Cho HS các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 2 mức độ: 
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá bài của từng nhóm theo mức độ
* Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương nhóm có bài vẽ đẹp, sáng tạo.
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét.
* HĐ nối tiếp: 
- Vận dụng – Sáng tạo: Cho HS đóng thành tập để làm triển lãm môn MT.
- Dùng các chất liệu khác để tạo hình và trang trí con vât theo ý thích như hình 3.7 SGK/ Trang 18.
- Chuẩn bị cho bài học sau
- HS trưng bày bài và đại diện nhóm giới thiệu, chia sẽ về câu chuyện của nhóm mình.
- HS tự đánh giá.
- HS ghi lời nhận xét và đánh giá của GV vào phần đánh giá ở trang 18 / SGK
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 4
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG 
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại Mặt nạ sân khấu Chèo, Tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam, và một vài lễ hội Quốc Tế.
 - Biết cách tạo hình mặt nạ.
- Tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
	- Sử dụng quy trình: Trình diễn sắm vai.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân 
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên.
	- Sách học mĩ thuật lớp 4.
	- Tranh ảnh về một số lễ hội hóa trang và một số loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, cải lương
	- Một số sản phẩm tạo hình hóa trang của HS.
	- Hình minh họa các bước thực hiện tạo hình mặt nạ hóa trang.
2. Học sinh.
	- Sách học mĩ thuật 4.
	- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, dây, các vật dễ tìm: khuy, hạt, ruy băng
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động (2 phút):
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Tổ chức trò chơi: Người mẫu ảnh
(Mời 4 HS lên làm mẫu chụp ảnh. Kết quả ra 4 chiếc mặt nạ hài hước.)
- Giới thiệu tên bài: Ngày hội hóa trang: Tập làm những chiếc mặt nạ, mũ hóa trang.
HĐ1:Tìm hiểu
- Tổ chức hoạt động nhóm: Quan sát hình mẫu để tìm hiểu mặt nạ về:
? Thường là hình gì?
? Sử dụng khi nào, ở đâu?
? Trang trí màu sắc ?
? Chất liệu thường dùng?
*Kết luận: Mặt nạ thường che kín cả khuôn mặt hoặc 1 nửa. Tạo hình cân đối theo trục dọc. Thường có dạng hai chiều hoặc ba chiều. Hình dáng ấn tượng, màu sắc sặc sỡ.
- Em có biết nơi nào trên thế giới cũng có mặt nạ?
- Mặt nạ sử dụng ở Việt Nam như thế nào?
- Giới thiệu clip về mặt nạ giấy bồi.
- Trưởng nhóm kiểm tra đồ dùng.
- Tham gia trò chơi.
- Thảo luận nhóm:
+ Hình người, con vật vẽ cách điệu hoặc đơn giản, hài hước ngộ nghĩnh.
+ Lễ hội, sân khấu.
+ Có nhiều màu sắc rực rỡ đẹp mắt.
+ Gỗ, giấy, bìa, nhựa, nan tre, gốm sứ.
- Ở nhiều quốc gia trên thế giới mặt nạ như một nét văn hóa đặc sắc như: múa mặt nạ Hàn Quốc, Nhật Bản, mặt nạ Khon của Thái Lan, Carnival hóa trang ở Venice – Italia.
- Ở Việt Nam, mặt nạ đã được các nghệ nhân dân gian sử dụng từ rất lâu đời trên sân khấu tuồng thể hiện tính cách nhân vật (ảnh) hay phổ biến trong các lễ hội với mặt nạ giấy bồi độc đáo.
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện:
-Quan sát hình 3.2 cách tạo hình mặt nạ:
+ Em cần các vật liệu gì?
+ Em sẽ làm như thế nào?
- GV hướng dẫn minh họa( ghi nhớ sgk tr 19): 
+ Gấp đôi hoặc kẻ trục dọc. Vẽ hình mặt nạ ước lượng vừa khuôn mặt.
+ Tìm vị trí 2 mắt cân đối. Chú ý các bộ phận thể hiện đặc điểm nhân vật.
+ Lựa chọn màu sắc, chất liệu để trang trí.
+ Cắt hình mặt nạ, buộc dây đeo hoặc làm băng đeo vừa vòng đầu mình để làm mũ.
-Giới thiệu sản phẩm của HS lớp trước.
+ Giấy, bìa, dây đeo, vật liệu tìm được.
+ Vẽ hình, trang trí, cắt mặt nạ, làm dây đeo.
- Quan sát cách làm mặt nạ.
- Tham khảo bài của bạn.
HĐ3: Thực hành
- Tạo mặt nạ theo ý thích.
- Căn cứ quy trình ở hoạt động 2 kết hợp ý tưởng cá nhân để tạo mặt nạ theo ý thích.
- Thực hiện tạo hình mặt nạ
HĐ 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm
- Em thích chiếc mặt nạ, mũ hóa trang của bạn nào nhất? 
- Em cảm thấy thế nào sau khi tự tay làm 1 chiếc mặt nạ? Em sẽ sử dụng nó trong dịp nào?
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- Tổ chức Ngày hội hóa trang: HS múa hát với mặt nạ, mũ hóa trang theo nhịp bài hát “Chiếc đèn ông sao”.
* Củng cố:
- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh.
* Hoạt động nối tiếp:
- Em hãy sáng tạo hình mặt nạ bằng các cách khác nhau (tham khảo hình 3.6)
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học
- Giới thiệu sản phẩm của nhóm. Nêu cảm nhận về sản phẩm.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
- Múa hát theo nhịp bài hát “Chiếc đèn ông sao”
- Vệ sinh lớp học.
Ngày soạn: .... / .... / ........
Lớp 5
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC 
(3 tiết)
 Quy trình dạy học: Vẽ theo nhạc
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe vận động được theo giai điệu của âm nhạc; chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và mầu sắc biểu cảm trên giấy.
- Biết, hiểu về đường nét và mầu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, mầu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh.
- Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hợp với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
	- Vận dụng quy trình Vẽ theo âm nhạc
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên.	- Sách học mĩ thuật lớp 5.
	- Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, sáp màu, chì màu 
2. Học sinh.	- Sách học mĩ thuật 5.
	- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì, bìa cứng
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động (2 phút):
- Phân công HS kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên yêu cầu HS bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Âm nhạc và màu sắc “
HĐ1: Trải nghiệm (3 phút)
- Gợi ý để HS nêu tên các màu mà mình biết.
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các tranh chỉ những sắc màu khác nhau như đậm, đậm vừa, nhạt để học sinh quan sát và yêu cầu các em nhận xét về độ đậm nhạt của màu sắc.
- Cả lớp cùng hát.
- Học sinh luân phiên kể tên các màu mà mình biết như xanh, đỏ, vàng, tím, 
- Học sinh quan sát và nhận xét.
HĐ2: Kĩ năng sáng tạo (25-28 ph)
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 01 bức tranh, yêu cầu các nhóm thảo luận, chỉ ra những chỗ có màu đậm, đậm vừa và nhạt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các màu sẵn có để tạo ra 3 độ đậm nhạt của màu vào vở Mĩ thuật
- Học sinh thảo luận, chỉ cho nhau những chỗ có màu đậm, đậm vừa và nhạt.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh tạo ra 3 độ đậm nhạt của màu theo yêu cầu, trình bày trước lớp.
HĐ3: Vẽ theo nhạc (60 phút)
E Bước 1. Nghe nhạc và vẽ theo tiếng nhạc:
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm (theo nhóm cùng trình độ), phát giấy khổ to cho mỗi nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nghe nhịp điệu, tiết tấu nhanh, chậm; mạnh, nhẹ của tiếng nhạc và vẽ theo cảm xúc riêng của mình. 
- Giáo viên mở nhạc, yêu cầu học sinh vẽ theo động lệnh của giáo viên (về đậm nhạt; vẽ nét cong, thẳng, hay chấm màu).
- Khi tờ giấy đã hết chỗ trống, giáo viên yêu cầu dừng lại và tắt nhạc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
E Bước 2. Sử dụng hình vẽ trừu tượng vào trang trí:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn hoạ tiết trang trí có đủ 3 sắc màu đậm, đậm vừa, nhạt từ bức vẽ trừu tượng của nhóm vừa hoàn thành
E Bước 3. Trang trí cho một sản phẩm:
{ Nhóm 1: 
- Vẽ một hình vuông bất kì (dùng giấy nháp, giấy vở cũ hay vở thực hành Mĩ thuật).
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé), trang trí vào hình vuông đó.
{ Nhóm 2;
- Vẽ một khung ảnh (dùng giấy nháp, giấy vở cũ hay vở thực hành Mĩ thuật).
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé) để vận dụng vào trang trí khung ảnh.
{ Nhóm 3:
- Vẽ và viết một bưu thiếp (dùng giấy nháp, giấy vở cũ hay vở thực hành Mĩ thuật).
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé) để vận dụng vào trang trí bưu thiếp. Chọn nền và các mảng chữ, kiểu chữ, màu sắc tương thích với hình trang trí.
- Học sinh lập nhóm, chuẩn bị bút màu cá nhân.
- Học sinh vừa di chuyển xung quanh bàn của nhóm, vừa vẽ ngẫu hứng vào vị trí bất kỳ trên giấy vẽ (có thể vẽ chồng chéo lên các nét màu đã có).
- Học sinh dừng vẽ.
- Học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
- Mỗi cá nhân trong nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của riêng mình.
- Các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn hoạ tiết trang trí có đủ 3 sắc màu đậm, đậm vừa, nhạt từ bức vẽ trừu tượng của nhóm vừa hoàn thành
HĐ4: Phân tích, diễn giải (10 ph)
- Gợi ý để học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm bạn, thảo luận về kiến thức, kỹ năng trang trí cơ bản trong khi hoàn thiện sản phẩm về: cách xen kẽ, đối xứng, họa tiết, màu sắc, đậm nhạt ... từ đơn giản đến phức tạp.
- Học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm chọn sản phẩm của nhóm bạn để thảo luận, nhận xét, đánh giá.
HĐ5: Giao tiếp, đánh giá (20 ph)
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
õ Lưu ý: Giáo viên chú ý đến việ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_my_thuat_cap_tieu_hoc_chu_de_3.docx
Giáo án liên quan