Giáo án dạy theo chủ đề môn Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Nước

HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?

A. Từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi

B. Từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi

C. Từ 1 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi

D. Từ 2 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi

Câu 2: %m H trong 1 phân tử nước:

A. 11,1%

B. 88,97%

C. 90%

D. 10%

Câu 3: Chọn câu đúng:

A. Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng

B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị

C. Nước làm đổi màu quỳ tím

D. Na tác dụng với H2O không sinh ra H2

Câu 4: Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là

A. Quỳ tím chuyển màu đỏ

B. Quỳ tím không đổi màu

C. Quỳ tím chuyển màu xanh

D. Không có hiện tượng

 

docx13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tiết: 49,50,51
	 Tuần: 28,29	CHỦ ĐỀ NƯỚC
I. Các nội dung chính của chủ đề
1. Thành phần hóa học của nước.
	2. Tính chất vật lý của nước.
	3. Tính chất hóa học của nước.
	4. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
II. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành.
1/Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:
a. Kiến thức: 
 Học sinh biết được:
- Thành phần định tính và định lượng của nước.
- Tính chất của nước : nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na, Ca ), oxit bazơ ( CaO, Na2O, ), oxit axit ( P2O5, SO2,..).
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch. 
b. Kỹ năng: 
Quan sát hình ảnh thí nghiệm phân hủy và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
Quan sát hình ảnh thí nghiệm rút ra, nhận xét hiện tượng, dự đoán sản phẩm, rút ra được tính chất. 
Viết được PTHH của nước với một số kim loại ( Na, Ca ), oxitbazơ, oxit axit.
Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể. 
c.Thái độ: 
- Có tinh thần ý thức hoạt động tập thể theo nhóm nhỏ.
- Có ý thức hoạt động độc lập.
- Thái độ : Sử dụng tiết kiệm nước, ý thức bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.
2/ Năng lực hình thành: 
- Phát triển năng lực giải quyết tình huống
- Năng lực quản lý
- Năng lực hoạt động độc lập.
- Năng lực hợp tác hoạt động tập thể.
- Năng lực tính toán
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ .
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
3/ Phương tiện : 
- Công nghệ thông tin, laptop
- Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, hình ảnh.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHO CÁC NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Nội dung
Loại câu hỏi / BT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Thành phần hóa học của nước. 
Câu hỏi / bài tập định tính..
- Biết được nguyên tố hóa học tạo ra nước.
-
Câu hỏi / bài tập định lượng.
- Biết được % nguyên tố hiđro có trong nước
-Tính thể tích khí hiđro và oxi ở đktc bằng phản ứng tổng hợp nước.
2. Tính chất của nước.
Câu hỏi / bài tập định tính.
Nước vôi trong làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
- Phân biệt được tính chất vật lý của nước.
- Phân biệt oxit không tác dụng với nước.
Viết phương trình hóa học nước tác dụng với K, Na2O, SO3
Câu hỏi / bài tập định lượng.
Tính khối lượng Na khi biết thể tích khí hiđro ở đktc. Qua phản ứng Natri tác dụng với nước.
- xác định công thức axit tác dụng với nước tạo ra axit.
HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?
A. Từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi
B. Từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi
C. Từ 1 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi
D. Từ 2 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi
Câu 2: %m H trong 1 phân tử nước:
A. 11,1%
B. 88,97%
C. 90%
D. 10%
Câu 3: Chọn câu đúng:
A. Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng
B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị
C. Nước làm đổi màu quỳ tím
D. Na tác dụng với H2O không sinh ra H2
Câu 4: Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là
A. Quỳ tím chuyển màu đỏ
B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím chuyển màu xanh
D. Không có hiện tượng
Câu 5: Cho mẩu Na vào nước thấy có 4,48(l) khí bay lên. Tính khối lượng Na
A. 9,2g
B. 4,6g
C. 2g
D. 9,6g
Câu 6: Oxit nào sau đây không tác dụng với nước
A. P2O5
B. CO
C. CO2
D. SO3
Câu 7: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:
A. BaO
B. Na2O
C. CaO
D. MgO
Câu 8: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Không màu
Câu 9: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108(g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ
A. NO2
B. N2O3
C. N2O
D. N2O5
Câu 10: Viết phương trình hoá học khi cho nước tác dụng lần lượt với K, Na2O, SO3.
Câu 11. Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Câu 12. Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khi đốt cháy hoàn toàn 112 lit khí hiđro (ở đktc) với khí oxi.
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính 
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của H2 với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO. 
Hoạt động 2: 
GV: Đặt vấn đề: Nước có ở đâu? Những nguyên tố hoá học nào có trong thành phần của nước? Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích và khối lượng bao nhiêu? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta tìm hiểu thành phần của nước.
Hoạt động 3: 
GV: Click chuột vào chữ thí nghiệm. Yêu cầu trả lời câu hỏi sau:
- Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước có hiện tượng gì xảy ra?
- Các chất khí ở ống A và ống B là khí gì?
- Hãy cho biết tỉ lệ thể tích giữa khí hiđro và oxi thu được trong thínghiệm.
- Viết phương trình hoá học biểu diễn sự phân hủy nước bằng dòng điện.
HS : quan sát, trả lời câu hỏi.
GV:Chuyễn ý: Khi điện phân nước ta thu được hai khí hiđro và khí oxi. Để thử lại có đúng nước tạo bởi hiđro và oxi không ta làm thí nghiệm ngược lại: Sự tổng hợp nước. 
Hoạt động 4: 
GV: Cho học sinh quan sát tranh vẽ mô tả thí nghiệm tổng hợp nước. Thảo luận trả lời câu hỏi:
 Thể tích khí hiđro và khí oxi cho vào ống thủy tinh hình trụ lúc đầu là bao nhiêu?
Thể tích khí còn lại sau khi đốt bằng tia lữa điện là bao nhiêu? Đó là khí gì? 
Tỉ lệ thể tích khí hiđro và khí oxi hóa hợp với nhau để tạo thành nước? 
Viết phương trình hóa học.
HS : quan sát, trả lời các câu hỏi.
GV: Có thể tính được thành phần khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong nước được không? Giáo viên tính mH ,mO, %H và %O.
Nếu dùng 2.22,4 lit khí hiđro (đktc) và 1.22,4 lit khí oxi (đktc).
Ta có: 
 HS : quan sát, theo dõi.
Hoạt động 5: 
GV: Cho học sinh rút ra kết luận về thành phần hoá học của nước. 
 HS : rút ra kết luận : 
Hoạt động 6: Củng cố.
GV: Yêu cầu làm các bài tập:
Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?
A. Từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi
B. Từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi
C. Từ 1 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi
D. Từ 2 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi
Câu 2: %m H trong 1 phân tử nước:
A. 11,1%
B. 88,97%
C. 90%
D. 10%
Câu 11. Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Câu 12. Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khi đốt cháy hoàn toàn 112 lit khí hiđro (ở đktc) với khí oxi.
I.THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NƯỚC: 
1.Sự phân huỷ nước: 
a) Thí nghiệm: ( vẽ hình 5.10)
b) Nhậ xét: 
 - Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí hiđro và khí oxi.
- Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích khí oxi. 
- Phương trình hoá học: 
2H2O Đ/P 2H2 + O2 
2. Sự tổng hợp nước:
a) Thí nghiệm: Vẽ hình 5.11sgk.
b) nhậ xét: Khi đốt bằng tia lữa điện 2 thể tích khí hiđro hoá hợp với 1 thể tích khí oxi tạo thành nước. 
H2 + O2 to 2H2O 
Tỉ lệ về khối lượng là một phần hiđro và 8 phần oxi.
3.Kết luận: 
Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi chúng đã hoá hợp với nhau:
a) Theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi.
b) Theo tỉ lệ khối lượnglà 1 phần hiđro và 8 phần oxi hoặc 2 phần hiđro và 16 phần oxi. => ứng với 2 nguyên tử hiđro có 1 nguyên tử oxi.
Vậy, bằng thực nghiệm người ta cũng tìm ra công thức hoá học của nước là H2O.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 7: 
GV: quan sát cốc nước và liên hệ với kiến thức đã biết về nước nhận xét các tính chất vật lý của nước: trạng thái, màu, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ hoá rắn, khả năng hoà tan.
HS: Quan sát, nhận xét, dự đoán tính chất.
Hoạt động 8: 
GV: Làm thí nghiệm nhúng giấy quỳ tím vào cốc nước, yêu cầu học sinh quan sát.
GV: Làm thí nghiệm tiếp cho mẩu Natri vào cốc nước, đến khi viên natri tan hết nhúng giấy quỳ tím vào. 
HS: Suy nghỉ trả lời
GV: Có phải nước tác dụng được với tất cả các kim loại ở nhiệt độ thường? 
HS: Kết luận và viết phương trình hoá học.
Ngoài ra nước có thể tác dụng với một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như: K,Ca, Ba,
HS: Kết luận và viết phương trình hoá học. 
GV: làm thí nghiệm: Nhỏ ít nước vào ống nghiệm chứa sẳng mẩu CaO bằng hạt ngô. Sau đó nhúng quỳ tím vào. 
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng.
GV: Thông báo thêm: Ngoài CaO nước còn có thể hoá hợp với một số oxit bazơ khác như : Na2O, K2O,tạo ra Natri hiđroxit NaOH, kali hiđroxit KOH 
HS: Kết luận và viết phương trình hoá học. 
GV: Làm thí nghiệm: đốt phót pho trong khí oxi, sau đó cho một ít nước vào ống nghiệm, lắc cho tan. Rồi nhúng giấy quỳ tím vào.
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng.
GV: Thông báo thêm: Ngoài P2O5 nước còn có thể tác dụng với nhiều oxit axit khác ( Như : SO2, SO3, N2O5) tạo ra axit. 
HS: Kết luận và viết phương trình hoá học. 
Hoạt động 9: 
GV: Đặt câu hỏi: 
 + Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất?
+ Hiện nay nguồn nước bị ô nhiểm những chất nào? ( Nguyên nhân)
+ Cần phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiểm?
GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo, nhận xét ý đúng cho ghi vào tập.
Hoạt động 10: củng cố.
Câu 10: Oxit nào sau đây không tác dụng với nước
A. P2O5
B. CO
C. CO2
D. SO3
Câu 7: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:
A. BaO
B. Na2O
C. CaO
D. MgO
Câu 8: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Không màu
Câu 9: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108(g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ
A. NO2
B. N2O3
C. N2O
D. N2O5
Câu 11: Viết phương trình hoá học khi cho nước tác dụng lần lượt với K, Na2O, SO3.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập 4,5 sgk trang 125.
Xem trước bài mới “ Dung dịch” Cần nắm: các khái niệm:
Thế nào là dung dich? Dung dịch bảo hòa? Dung dịch chưa bảo hòa?
II. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC:
1.Tính chất vật lý: 
Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oc, hoá rắn ở 0oc hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. 
2. Tính chất hoá học:
a) Tác dụng với kim loại: 
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như:Na, K, Ca,Ba,) tạo thành bazơ và hiđro. 
2Na+ 2H2O 2NaOH + H2 
 Natri hiđroxit
b) Tác dụng với một số oxit bazơ: Nước tác dụng với một số oxit bazơ ( Na2 O, K2 O, CaO,) tạo ra bazơ như NaOH, KOH, Ca(OH)2...
CaO + H2O Ca(OH)2
 canxi hiđroxit
Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
c) Tác dụng với oxit axit:
Nước hoá hợp với nhiều oxit ( P2O5, SO2, SO3, N2O5) tạo ra axit.
2P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
III.Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. chống ô nhiễm nguồn nước.
Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải  
Giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm: Không được vứt rác thải xuống sông, hồ, ao, kênh, gạch
Phải xữ lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào hồ, sông, biển.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
 ĐỖ VĂN LẬP

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_hoa_hoc_lop_8_chu_de_nuoc.docx
Giáo án liên quan