Giáo án dạy theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Luyến
I. Tiến trình tổ chức dạy – học
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra bài sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi: ? Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì? Nếu Trái Đất không có vận động tự quay thì hiện tượng ngày đêm, trên Trái Đất sẽ ra sao? (HS lên thực hiện sự quanh quanh trục của Trái Đất trên quả địa cầu)
? Giờ khu vực là gì? Khi khu vực giờ gốc là 3 giờ thì khu vực giờ 10, giờ 20 là mấy giờ?
3. Bài mới (40’)
Giới thiệu (1’): Ngoài vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn có chuyển động quanh mặt trời. Sự chuyển động này đã sinh ra những hệ quả quan trọng như thế nào? có ý nghĩa lớn lao với sự sống trên Trái Đất ra sao? Đó là nội dung của bài hôm nay.
thích các hiện tượng các mùa ở hai nửa bán cầu - Có ý thức tìm hiểu, giải thích khoa học các sự vật, hiện tượng địa lí. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyêt vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, Sử dụng hình ảnh,liên hệ kiến thức đã học môn Địa lí để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên - Mô hình sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời. - Máy chiếu, bảng phụ. 2. Học sinh. - Sự chuẩn bị bài. III. Cấu trúc của chủ đề. 1. Cơ sở hình thành chủ đề: Chủ đề được xây dựng từ tiết 6,7,8 theo PPCT hiện hành của các bài 7,8,9. Cụ thể Tiết 6: Bài 7 – I. Sự vận động tự quay quanh trục của TĐ và các hệ quả Tiết 7. Bài 8 – II. Sự chuyển động của TĐ quanh mặt trời. Tiết 8. Bài 9 – III. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa 2. Cấu trúc nội dung chủ đề: Cấu trúc nội dung chủ đề theo từng tiết Các mức độ câu hỏi, bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TĐ VÀ CÁC HỆ QUẢ I. SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TĐ VÀ CÁC HỆ QUẢ - Thời gian Trái Đất tự quay quanh trụ. - Trên Trái đất có bao nhiêu khu vực giờ. - Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy? Ở Nam bán cầu, Bắc bán cầu các vật sẽ lệch về phía nào Quan sát quả địa cầu em có nhận xét gì về vị trí của quả địa cầu so với mặt bàn? Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? - Trong cùng một lúc ánh sáng mặt trời có thể chiếu sáng toàn bộ Trái Đất không - Cho biết sự ảnh hưởng của sự lệch hướng tới các hiện tượng tụ nhiên. - Mô tả trên quả địa cầu hướng quay đó? - Khi khu vực gốc là 12 giờ, nước ta là mấy giờ? - Khi khu vực gốc là 12 giờ, Bắc Kinh là mấy giờ? - Khi khu vực gốc là 12 giờ, Niu-York là mấy giờ? - Quan sát nhịp điệu ngày-đêm diễn ra như thế nào? - Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất sẽ ra sao? - Vì sao các vật lại bị lệch hướng? Tiết 2: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI II: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? - Ngày 22/6, 22/12 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời? - Trái Đất hướng cả 2 nửa cầu như nhau vào ngày nào? - Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục của Trái Đất ở H.23 và mô hình cho biết cùng một lúc Trái Đất tham gia mấy chuyển động? - Lúc 12h trưa ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vuông góc vào nơi nào trên bề mặt TĐ? - Em có nhận xét gì về sự phân bố ánh sáng và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam? Tiết 3: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN KHÁC NHAU III: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN KHÁC NHAU - Ngày 22/6 bán cầu Bắc là mùa gì? Bán cầu Nam là mùa gì ? - Ở 90oB thời gian ngày đêm như thế nào ? - Ở 66o33/B và 23o27/B hiện tượng ngày đêm như thế nào ? - Ở chí 230 27‘,Ở chí 660 33‘,900 hiện tượng ngày và đêm như thế nào? - Độ dài của ngày đêm trong ngày 22/6 và 22/12 ở địa điểm xích đạo như thế nào? - Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của các địa điểm D và D/ ở vĩ tuyến 66o33/B và N của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33/B và N là những đường gì? - Độ dài của ngày đêm trong ngày 22/6 và 22/12 ở địa điểm xích đạo như thế nào? - Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của các địa điểm D và D/ ở vĩ tuyến 66o33/B và N của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33/B và N là những đường gì? - Em có nhận xét gì về hiện tượng ngày đêm ở Nam bán cầu? - Tương tự ngày 22/12 sẽ như thế nào? - Vào 22/6 (Hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đừơng gì? - Vào 22/12 (Đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đừơng gì? - - Vì sao đường biểu diễn trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau? Sự không trùng nhau nảy sinh hiện tượng gì? - Nam nằm ở nửa cầu nào? Vậy vào các ngày 22/6, 22/12 ở VN sẽ như thế nào ? CHỦ ĐỀ: CÁC VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT TIẾT 6 – I: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ I. Tiến trình tổ chức dạy – học 1. Ổn định lớp (1p) - Kiểm tra bài sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ (4p) - Có mấy cách thể hiện địa hình trên bản đồ. Hãy nêu cụ thể từng cách thể hiện đó? 3. Bài mới (40’) Giới thiệu (1’): Gv giới thiệu chủ đề : Như vậy có thể nói Trái đất có nhiều vận động. Trong đó có vận động tự quay quanh trục và vận động tự quay quanh trục củaTrái Đất sinh ra các hệ quả gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Định hướng PTNL Hoạt Động 1: HD tìm hiểu sự vận động của Trái Đất quanh trục ( 17’) GV: Quả địa cầu là mô hình của Trái Đất, biểu hiện hình dáng thực tế của Trái Đất được thu nhỏ lại. ? Quan sát quả địa cầu em có nhận xét gì về vị trí của quả địa cầu so với mặt bàn? HS: Trục quả địa cầu nghiêng chếch so với mặt bàn thành một góc 66033’. GV: Trục Trái Đất cũng như vậy nó nghiêng trên một mặt phẳng tưởng tượng gọi là mặt phẳng quỹ đạo 66033’. GV Cho HS quan sát hình 19 và quả địa cầu cho biết: ? Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? HS: từ Tây sang Đông ? Mô tả trên quả địa cầu hướng quay đó? HS Thực hiện quay ? Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục trong một ngày đêm quy ước là bao nhiêu giờ? HS GV chốt lại, ghi bảng Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng Đông Tây một vòng với thời gian là 1 ngày đêm được quy ước là 24h. GV: Người ta chia về mặt Trái đất ra làm bao nhiêu khu vực giờ? Trong cùng một lúc, trên bề mặt Trái Đất có cả ngày và đêm tức là có đủ 24h. GV: Để tiện cho việc giao dịch trên thế giới người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua được gọi là khu vực O GV cho HS quan sát Hình 20 và cho HS thảo luận nhóm HS: Thảo luận nhóm (3p) rồi đại diện các nhóm lên báo cáo, bổ sung. ? Quan sát hình 20,nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy? TL: Khu vực giờ thứ 7 ? Khi khu vực gốc là 12 giờ, nước ta là mấy giờ? TL: 19 giờ. ? Khi khu vực gốc là 12 giờ, Bắc Kinh (KV 8) là mấy giờ? TL: 20 giờ. ? Khi khu vực gốc là 12 giờ, Niu-Yooc (KV 19) là mấy giờ ? TL: 7 giờ. HS: Thảo luận nhóm (3p) rồi đại diện các nhóm lên báo cáo, bổ sung. ? Chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt, đời sống? HS Trên Trái Đất giờ ở mỗi khu vực đều khác. Nếu dựa vào các đường kinh tuyến mà tính thì rất phức tạp. Để thống nhất người ta lấy kinh tuyến gốc làm giờ gốc. Từ khu vực giờ gốc đi về phía Tây các khu vực giờ được đánh số theo thứ tự tăng dần GV Trái Đất quay từ Tây sang Đông cho nên khu vực nào ở phía đông cũng có giờ sớm hơn phía Tây. Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục ( 17’) GV dùng đèn pin tượng trưng cho mặt trời và quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất. Chiếu đèn vào quả địa cầu. ? Trong cùng một lúc ánh sáng mặt trời có thể chiếu toàn bộ Trái Đất không ? Vì sao? HS: Do Trái Đất hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu được 1/2 nửa cầu đó là ngày, nửa cầu không được chiếu sáng là đêm. ? Quan sát trên thực tế nhịp điệu ngày đêm trên Trái Đất diễn ra như thế nào? HS Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau. ? Tại sao lại như vậy? HS Vì Trái Đất tự quay quanh trục. GV xoay quả địa cầu để HS thấy các phần còn lại của quả địa cầu được chiếu sáng và chốt lại. ? Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất sẽ ra sao? HS: Ngày hoặc đêm kéo dài không phải là 12 giờ Chính nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất nên các địa điểm trên Trái Đất lần lượt có 12 giờ ngày và 12 giờ đêm GV: cho HS quan sát H 22 cho biềt: ? Ở Bắc bán cầu các vật chuyển động theo hướng P đến N và O đến S bị lệch về phía nào? HS: Bên phải ?Ở Nam bán cầu các vật sẽ lệch về phía nào? HS: Bên trái ? Cho biết sự lệch hướng có ảnh hưởng tới các đối tượng địa lí như thế nào? HS: Đường đi của viên đạn - Hướng gió tín phong : ĐB,Tây-TN - Dòng biển, dòng chảy của sông ? Vì sao các vật lại bị lệch hướng? HS: Do Trái Đất tự quay quanh trục. 1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục. - Trái đất tự quay quanh 1 trục tưởng tưởng, nối liền 2 cực và nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo - Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông ( ngược chiều kim đồng hồ) - Thời gian tự quay 1 vòng là 1 ngày đêm (24h) - Bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 khu vực giờ. - Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua làm khu vực giờ gốc. Việt Nam nằm ở múi giờ số 7 - Giờ phía Đông sớm hơn giờ phía Tây. 2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục a. Hiện tượng ngày và đêm - Do Trái Đất tự quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau. b. Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất - Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn nửa cầu Nam lệch về bên trái - NL tự học. - NL quan sát. - NL giải quyết vấn đề. - NL tính toán. - NL hợp tác. - NL quan sát hiện tượng địa lí. - NL giải quyết vấn đề. - NL quan sát, phân tích, giải thích, 4. Củng cố - luyện tập (3’) Chọn đáp án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là A. 12 giờ B. 24 giờ C. 6 giờ D. 30 giờ Câu 2: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ? A. 19 giờ B. 12 giờ C. 7 giờ D. 10 giờ Câu 3: Chia bề mặt Trái Đất thành A. 12 giờ khu vực B. 20 giờ khu vực C. 30 giờ khu vực D. 24 giờ khu vực Câu 4: Hiện tượng ngày đêm do A. Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa B. Sự vận động tự quay của trái từ Tây sang Đông C. Sự vận động tự quay của trái từ Đông sang Tây D. A, B đúng Câu 5: Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng như thế nào so với hướng chuyển động A. Bán cầu Bắc: lệch bên phải Bán cầu Nam: lệch bên phải B. Bán cầu Bắc: lệch bên trái Bán cầu Nam: lệch bên trái C. Bán cầu Bắc: lệch bên trái Bán cầu Nam: lệch bên phải D. Bán cầu Bắc: lệch bên phải Bán cầu Nam: lệch bên trái 5. Hướng dẫn học ở nhà(1’) - Học bài cũ, làm bài tập. - Chuẩn bị bài 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI CHỦ ĐỀ: CÁC VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT(TT) TIẾT 7 – II: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI I. Tiến trình tổ chức dạy – học 1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra bài sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Câu hỏi: ? Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì? Nếu Trái Đất không có vận động tự quay thì hiện tượng ngày đêm, trên Trái Đất sẽ ra sao? (HS lên thực hiện sự quanh quanh trục của Trái Đất trên quả địa cầu) ? Giờ khu vực là gì? Khi khu vực giờ gốc là 3 giờ thì khu vực giờ 10, giờ 20 là mấy giờ? 3. Bài mới (40’) Giới thiệu (1’): Ngoài vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn có chuyển động quanh mặt trời. Sự chuyển động này đã sinh ra những hệ quả quan trọng như thế nào? có ý nghĩa lớn lao với sự sống trên Trái Đất ra sao? Đó là nội dung của bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Định hướng PTNL Hoạt động 1: HD tìm hiểu sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ( 17’) GV. Giới thiệu hình 23 phóng to. GV giới thiệu mô hình " Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời " ? Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục của Trái Đất ở H.23 và mô hình cho biết cùng một lúc Trái Đất tham gia mấy chuyển động? HS. Hai chuyển động + Chuyển động quanh trục + Chuyển động quanh Mặt trời ? Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? HS: Từ Tây sang Đông GV: Dùng mô hình lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất ở các vị trí ngày tiết. ? Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời theo một quỹ đạo có gì? HS : Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời theo một quỹ đạo có hình Elip gần tròn. GV: giải thích - Hình Elip: hình elip là hình bầu dục, hình elip gần tròn cũng có nghĩa là hình bầu dục gần tròn. - Quỹ đạo của TĐ quanh MT là đường chuyển động của TĐ quanh MT GV: cho HS thực hiện lại. ? Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời 1 vòng là bao nhiêu? HS: Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 1/4 tức là 365 ngày 6 giờ ,đó là năm thiên văn - Năm lịch 365 ngày chẵn - Năm nhuận 366 ngày (4 năm có một năm nhuận ) ? Khi Trái đất chuyển động quanh Mặt trời thì độ nghiêng và hướng của Trái đất trên các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí như thế nào? HS: Độ nghiêng và hướng của Trái đất không đổi. GV: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo. Trái đất lúc nào cũng giữ độ nghiêng và hướng nghiêng cuả trục không đổi. Sự chuyển động đó gọi là sự chuyển động tịnh tiến Chuyển ý: Do trục của Trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo cho nên có lúc chúc nửa cầu Bắc, lúc chúc nửa cầu Nam về phía Mặt trời do đó nó đã sinh ra một số hệ quả, vậy đó là những hệ quả gì? Hoạt động 2: HD tìm hiểu hiện tượng các mùa (18’) GV: Cho HS Quan sát hình 23 và thảo luận theo nhóm (5p). HS: Thảo luận nhóm rồi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS: Qua Hình 23 hoàn thành nội dung bài tập sau 1.Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông, trên một quỹ đạo có hình Elip gần tròn. - Thời gian Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. 2. Hiện tượng các mùa. NL tự học. - NL quan sát. - NL giải quyết vấn đề. NL hợp tác Ngày Tiết Địa điểm bán cầu Trái Đất: ngả gần- chếch xa nhất MT Lượng ánh sáng và nhiệt Mùa 22/6 Hạ chí Đông chí Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Ngả gần nhất Chếch xa nhất Nhận nhiều Nhận ít Nóng (hạ) Lạnh(đông) 22/12 Đông chí Hạ chí Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Chếch xa nhất Ngả gần nhất Nhận ít Nhận nhiều Lạnh(đông) Nóng (hạ) 23/9 Xuânphân Thu phân Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Hai nửa cầu hướng về MT như nhau MT chiếu thẳng góc đường XĐ- Lượng AS và nhiệt nhận như nhau - NC Bắc chuyển nóng sang lạnh. - NC Nam chuyển lạnh sang nóng 21/3 Xuânphân Thu phân Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam Hai nửa cầu hướng về MT như nhau MT chiếu thẳng góc đường XĐ- Lượng AS và nhiệt nhận như nhau - mùa lạnh chuyển nóng - mùa nóng chuyển lạnh ? Em có nhận xét gì về sự phân bố ánh sáng và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam? HS: - Sự phân bố ánh sáng và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau. GV: Nhận xét, Kết luận, Bổ sung, GV: Hướng dẫn cách tính mùa theo dương lịch và âm – dương lịch: Các nước ở vùng ôn đới có sự phân hóa về khí hậu 4 mùa rõ rệt. Các nước trong khu vực nội chí tuyến sự biểu hiện các mùa không rõ, hai mùa rõ là mùa mưa và khô. GV: Lưu ý HS: 1. Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, đông chí, là những ngày tiết chỉ thời gian giữa các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. 2. Lập Xuân, Thu, Hạ, Đông là những tiết thời gian bắt đầu một mùa mới, cũng là thời gian kết thúc một mùa cũ. Có vị trí cố định trên quỹ đạo của Trái Đất quanh MT. GV: Xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ tg. GV liên hệ nước ta :Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ,quanh năm nóng,sự phân hóa 4 mùa không rõ rệt : + Ở miền Bắc tuy có 4 mùa nhưng hai mùa xuân thu chỉ là những thời kì chuyển tiếp ngắn + Ở miền Nam hầu như nóng quanh năm chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ? Hiện nay chúng ta đang ở mùa nào? HS: cuối mùa mưa đầu mùa khô Tóm lại : Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta mỗi mùa có mỗi đặc điểm riêng .Đối với đất nước có nền nông nghiệp là chính như đất nước ta, các loại cây trồng cũng gắn liền với các mùa: lúa hè thu, lúa đông xuân, ngô đông, ngô xuân Như vậy học địa lí sẽ giúp các em hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của con người ở địa phương, ở đất nước. - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất lần lượt ngả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt Trời sinh ra các mùa - Mùa tính theo dương lịch khác với mùa tính theo âm dươnglịch - NL tự học. - NL quan sát, phân tích 4. Củng cố - luyện tập (3p) - Tại sao Trái Đất chuyển động quanh MT lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? - Hình 23 cho biết khu vực nào trên Trái Đất luôn nhận được ánh sáng MT? 5. Hướng dẫn học ở nhà(1’) - Ôn tập: Sự vận động tự quay của Trái Đất và các hệ quả. - Nắm chắc hai vận động chính của Trái Đất - Đọc “ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa”. CHỦ ĐỀ: CÁC VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT(TT) TIẾT 8 – III: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN KHÁC NHAU I. Tiến trình tổ chức dạy – học 1. Ổn định lớp (1p) - Kiểm tra bài sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ (4p) Câu hỏi: Nêu nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất? 3. Bài mới (40’) Giới thiệu(1’): Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả quan trọng thứ hai của sự vận động quanh MT của Trái Đất. Hiện tượng này biểi hiện ở các vĩ độ khác nhau, thay đổi thế nào? Biểu hiện ở số ngày có ngày đêm dài suốt 24 giờ ở 2 miền địa cực thay đổi theo mùa ra sao? Những hiện tượng địa lí trên có ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất của con người không? Cùng tìm hiểu ở bài này! Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Định hướng PTNL Hoạt động 1: GV tổ chức HS tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất ( 17’) Gv: Cho HS quan sát H24 SGK Gv: Cho HS thảo luận theo cặp (3p). ? Vì sao đường biểu diễn trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau? Sự không trùng nhau nảy sinh hiện tượng gì? HS : -Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẵng quỹ đạo 1 góc 66o33/. -Trục sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 90o à Hai đường cắt nhau ở xích đạo thành góc 23o27/ à Sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai nửa cầu. Gv : Cho HS quan sát H.24 ? Ngày 22/6 bán cầu Bắc là mùa gì? Bán cầu Nam là mùa gì ? HS: Bán cầu Bắc : hè. Bán cầu Nam : đông. ? Ở 90oB thời gian ngày đêm như thế nào ? HS: Ngày 24h. ? Ở 66o33/B và 23o27/B hiện tượng ngày đêm như thế nào ? HS: Ngày suốt 24h. Ngày dài Đêm. ? Từ đó em có nhận xét gì về hiện tượng ngày đêm ở Bắc bán cầu? HS: Càng lên vĩ độ cao ngày đêm càng dài ra, từ 66o33’ B đến cực ngày 24h. ? Em có nhận xét gì về hiện tượng ngày đêm ở xích đạo? HS: Ngày và đêm bằng nhau quanh năm. ? 23o27/N, 66o33/N, 90oN hiện tượng ngày đêm như thế nào? - 23o27/N : ngày ngắn đêm dài. - 66o33/N : đêm suốt 24h - 90oN : đêm suốt 24h ? Em có nhận xét gì về hiện tượng ngày đêm ở Nam bán cầu? HS: Càng đến cực Nam ngày càng ngắn, đêm dài ra 66o33/N đến cực đêm 24h. ? Tương tự ngày 22/12 sẽ như thế nào? HS: Trái ngược với ngày 22/6. ? Vào 22/6 (Hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đừơng gì? HS: Vĩ tuyến 23o27/B gọi là chí tuyến Bắc. ? Vào 22/12 (Đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đừơng gì? HS: Vĩ tuyến 23o27/N gọi là chí tuyến Nam. Gv : Cho HS quan sát H25 ? Dựa vào H25 cho biết sự khác nhau về độ dài của ngày đêm của các địa điểm AB ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A/B/ ở nừa cầu Nam vào các ngày 22/6 và 22/12 ? HS: - 22/6: Bắc bán cầu ngày dài, đêm ngắn, bán cầu Nam ngược lại. - 22/12: Bắc bán cầu ngày ngắn, đêm dài, bán cầu Nam ngược lại. ? Độ dài của ngày đêm trong ngày 22/6 và 22/12 ở địa điểm xích đạo như thế nào? HS: Gv: Chuyển ý Hoạt động 2: HD HD tìm hiểu Ở hai miền cực có số ngày có đêm dài suốt 24h thay đổi theo mùa (18’) Gv : Cho HS quan sát H25: ? Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của các địa điểm D và D/ ở vĩ tuyến 66o33/B và N của hai nửa cầu sẽ như thế nào? HS: Dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng. ? Vĩ tuyến 66o33/B và N là những đường gì? HS: Đường giới hạn các khu vực có ngày đêm dài 24h ở nửc cầu Bắc và nửa cầu Nam gọi là các vòng cực.
File đính kèm:
- dia li 6 giao an chu de_12707418.doc