Giáo án dạy thêm Tập làm văn lớp 7 cả năm
BUỔI 2: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
B. Hiểu và nắm được nội dung, ý nghĩa của 3 văn bản đã học.
C. Rèn kĩ năng cảm thụ và viết đoạn văn, bài văn nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong VB.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
E. Vở bài tập HS.
F. Nâng cao N. văn 7.
G. Kiểm tra, đánh giá N. văn 7.
H. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
ã GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
ã Nội dung ôn tập:
g cốm tốt đôi" sắc màu hương vị của hồng Cốm là sự hoà hớp tuyệt vời màu xanh tươi......... bền lâu" + Cách so sánh của tác giả không chỉ sắc sảo tài hoa mà còn thể hiện phong cách ẩm thực sành điệu. + Đoạn 3: Nhà văn vừa tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp và giá trị của cốm vừa nhắn nhủ mọi người về cách thưởng thức cách ăn cốm " Cốm không phải...... ngẫm nghĩ" + ý tưởng và cảm xúc của tác gải tập trung chủ yếu ở cụm từ " ăn cốm ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ " vì cốm chứa trong nó sự tinh tuý của hương sen mang theo mùi ngan ngác của hoa sen của đàm nước và được chào mời bởi cô gái làng vòng với đôi tay mềm mại đ Tác giả viết rất gợi cảm để nói lên mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen + cốm tựa như 2 linh hồn lương tựa vào nhau làm tôn lên hương sắc thanh quý cái lộc của trời cho. Bài tập 7: Biểu cảm về bài “Rằm thỏng giờng” Bài tập 8: “ Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa...” ( Trích “ Đất nước”- Nguyễn Đình Thi ) Bốn câu thơ trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ. Hãy chỉ rõ và phân tích giá trị của biện pháp tu từ ấy? * Yêu cầu: - Học sinh chỉ được đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: “ đây là của chúng ta, những” - phân tích được cái hay của việc sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ trên: Trời xanh, núi rừng, những cánh đồng, những ngả đương, những dòng sông... là những hình ảnh của đất nước hùng vĩ giàu đẹp. Các điệp ngữ: “đây”, “là”, “ của chúng ta”, “ những” vừa nhấn mạnh ý thơ, vừa tạo nên âm điệu mạnh mẽ, hào hùng. Đặc biệt điệp ngữ: “ của chúng ta” đã biểu lộ niềm tự hào về ý chí tự lập tự cường, về tinh thần làm chủ đất nước của nhân dân ta.(1,5 điểm) Bài tập 9: Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san.” ( Trích “ Tụng giá hoàn kinh sư”- Trần Quang Khải) Tư tưởng được nhà thơ Trần Quang Khải khảng định trong hai câu thơ này là gì? Em hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy. * Gợi ý: -Từ âm điệu anh hùng ca , giọng thơ trở nên tâm tình ở hai câu thơ này với một nhiệm vụ mới rất nặng nề đặt ra trước mắt cho mọi người. - Từ Vua đến các vương hầu, tướng sĩ toàn dân... ai cũng phải “ tu trí lực”, đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức... làm cho giang sơn, đất nước ta được độc lập, thái bình bền vững muôn đời, mãi mãi. Nghĩa vụ công dân được đặt ra một cách nghiêm trang, nhẹ nhàng và thấm thía. - Câu thơ không có chủ ngữ, nhưng ai cũng cảm thấy mình đâng được nhà thơ nhắc đến. Ngòi bút của tác giả rất thâm hậu. Tư tưởng “ tu trí lực” mà Trần quang Khải nêu lên từ thế kỷ 13 thế mà hơn 700 năm sau vẫn còn mới mẻ và lay động hồn người. Bài 10: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày. * Yêu cầu: - Mở bài : Học sinh phải giới thiệu khái quát ấn tượng của mình về sách. - Thân bài: + Người nho sĩ ngày xưa đã từng tâm niệm : “ một ngày không đọc sách, soi gương thấy xấu hổ”. Sách là tiền đề của tri thức mà con người muốn lãnh hội. Sách tập trung những tinh hoa tri thức của con người, lưu lại cho hậu thế, sách là điều dạy bảo ta, là người bạn giúp ta có cơ hội thành đạt, tiến bộ. Từ cổ chí kim, sách là đầu mối trao đổi tri thức của thế hệ trước đến thế hệ sau dễ dàng nhất, cho nên sách còn là điều kiện để sáng tạo kế thừa. + Trong các loại sách, em thích đọc loại sách nào nhất? tại sao? + ý thức đọc sách luôn gắn liền với hoài bão, lý tưởng và tâm hồn,tình cảm mỗi cá nhân. Từ đó, học sinh chúng ta chắc hẳn thích đọc những loại sách có cơ hội để mở mang trí tuệ, bổ sung kiến thức cho việc học tập của mình... + Bởi sách là người bạn tốt, cho nên sách báo còn giúp ta mở rộng tầm nhìn, tầm suy nghĩ ra bên ngoài cuộc sống... + Sách là nhu cầu của việc giải trí... + Nói cho cùng, con người văn minh và có ý thức sống chân chính thì sách báo, tạp trí... thì hết sức phù hợp và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh hần của chúng ta. + Nhưng sách báo sẽ có hại, nếu là sách báo động viên con người làm điều xấu xa, làm hại cho bản thân và những người xung quanh... chúng ta phải lên tránh và lên án những loại sách báo này... - Kết bài: Học sinh phải khảng định được giá trị của sách trong cuộc sống của con người... * Hướng dẫn HS học bài: - Ôn tập toàn bộ nội dung đã học để chuẩn bị thi học kì. * Điều chỉnh, bổ sung: ................................................................................... Ngày soạn: 11/9/2010 Ngày dạy: 7A( 13, 20 /9/2010) Buổi 2: Văn bản nhật dụng Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu và nắm được nội dung, ý nghĩa của 3 văn bản đã học. Rèn kĩ năng cảm thụ và viết đoạn văn, bài văn nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong VB. tài liệu tham khảo: Vở bài tập HS. Nâng cao N. văn 7. Kiểm tra, đánh giá N. văn 7... các bước lên lớp: GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS. Nội dung ôn tập: Kiến thức trọng tâm: VB: Cổng trường mở ra( Lí Lan): - VB trích từ báo yêu trẻ- TP.HCM. - VB ghi lại tâm trạng người mẹ trong đêm trước chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1: hhồi hộp, lo lắng, thao thức, tin tưởng, hi vọng. - Qua suy nghĩ và tâm trạng của người mẹ, tác giả khẳng dịnh vị trí và vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. - Nghệ thuật: Miêu tả cụ thể, sinh động diễn biến tâm trạng người mẹ với những hình thức khác nhau: Miêu tả trực tiếp, miêu tả qua thủ pháp so ánh, đối chiếu, miêu tả qua hồi ức. 2. Vb: Mẹ tôi( étmonđô A mi xi): - Vb trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. - Vb mang tính truyện nhưng lại được trình bày dưới dạng một bức thư. - ND: VB là những dòng tâm tư tình cảm buồn khổ và thái đọ nghiêm khắc của người cha trước lỗi lầm của con. + VB thể hiện tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và giáo dục giáo dục con về lòng hiếu thảo, biết kính trọng cha mẹ. NT: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. 3.VB: Cuộc chia tay của những con búp bê( Khánh Hoài). - Vb đề cập đến vấn đề hét sức quan trọng trong cuộc sống hiẹn đại: bố mẹ li dị, con cái phải chịu cảnh chia lìa. qua đó cảnh báo cho tất cả mọi người về trách nhiệm của mình đối với con cái. - ND: Mượn chuyện cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả thể hiện tình thương xót về nỗi đau buồn của những trẻ thơ trước bi kịch gia đình: bố mẹ bỏ nhau, anh em mõi người một ngả, đồng thời ca ngợi tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ. Đọc truyện ngắn này ta càng thêm thấm thía: Tổ ám gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quí giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy. - NT: lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. II. Bài tập cảm thụ Vb: Bài tập 1: Viết một đoạn văn ngắn( 5-6 câu) trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ qua hai VB: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi. *Gợi ý: - Là người hết sức yêu thương con, lo lắng, hi sinh cho con, bao dung, độ lượng. - Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ là tình cảm tự nhiên, gần gũi, thiêng liêng. Bài tập 2: Hãy nêu cảm nhận của em về câu nói: “ Đi đi con. Hãy can đảm lên. Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường này là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. *Gợi ý : - Đây là câu văn hay nhất trong toàn văn bản: mẹ tin tưởng và khích lệ con “ can đảm “ đi lên phía trước cùng bạn bè con. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, con của mẹ cũng vậy; “ Bước qua cánh cổng trường này là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình tuổi thơ được đi học, đến trường làm quen với bạn mới, thầy cô giáo mới, được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày lớn lên, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. -Thể hiện vai trò to lớn của của GD nhà trường: “ Thế giới kì diệu...”: + NT là nơi cung cấp cho chúng ta những tri thức vềư thế giới và con người. + Nhà trường là nơi giúp ta hoàn thiện nhân cách về lẽ sống, tình thương, quan hệ xử thế. + Nơi ta được sống trong MQH trong sáng và mẫu mực: tình thầy trò, tình bạn bè... Bài tập 3: Trong Vb mẹ tôi, người bố góp ý , giáo dục con phải lễ độ và biết ơn mẹ. Em hãy cho biết tại sao ông không chọn cách nói trực tiếp mà lại viết thư. *Gợi ý: - Trong cuộc sống, việc góp ý cho người khác có nhiều cách: trực tiếp, tranh luận, viết thư, nhờ người khuyên giải...ở đây, người bố chọn cách viết thư. cách góp y này hoàn toàn hợp lí vì 3 lẽ: + người bố để cho con trai có điều kiện bình tĩnh lắng nghe y kiến và biết được y định của bố. + Đảm bảo sự kín đáo, tế nhị, chỉ người nói và người nghe biết với nhau, người nghe không bị mất lòng tự trọng, không bị ức chế. + người con sau khi đọc thư, có thì giờ suy ngãm về hành vi của mình để suy nghĩ. Bài tập 4: Về cachs đặt tên cho văn bản “ mẹ tôi” có 2 y kiến như sau: Nên đặt tên là “ Bố tôi” vì ông là người trực tiếp viết thư cho En-ri-cô. Nên đặt là” Mọt lỗi lầm không thể tha thứ của tôi” thì hợp lí hơn. Hãy nêu y kiến của em. *Gợi ý: Đúng là trong văn bản này, người viết thư là người bố song mọi lời kể lại hướng về người mẹ. Người bố không nói về mình, khong nói nhiều về con trai mà chủ yếu nói về tình yêu thương và đức hi sinh vô bờ của người mẹ dành cho con .Vì thế, nếu đặt tên là bố tôi thì sẽ không nêu lên được tinh thần của văn bản. Việc đặt tên là” Một....” có phần hợp lí hơn vì văn bản nói về chuyện En ri cô thiếu lễ độ với mẹ. nhưng nhan đề này cũng chỉ nói được một phần nội dung trong khi nội dung quan trọng nhất là để En ri cô nhận ra sự hi sinh cao đẹp và vai trồt lớn của người mẹ đối với cuộc đời của Enri cô. Bởi vậy, nhân đề “mẹ tôi” như SGK là hợp lí. Bài tập 5: Trong truyện “ Cuộc....” có mấy cuọc chia tay? Tại sao tên truyện là” Cuộc....”nhưng trong thực tế búp bê không hĩâ nhau? nếu đặt tên truyện là “ búp bê không hề chia tay”, “ Cuọc chia tay giữa Thành và Thuỷ” thì y nghĩa của truyện có khác đi không? *Gợi ý: - Truyện ngắn có 4 cuộc chia tay..... - Tên truyện là “ Cuộc ....” trong khi thực tế búp bê không hề chia tay. đây là dụng y của tác giả. búp bê là vật vô tri vô giác nhưng chúng cũng cần sum họp , cần gần gũi bên nhau, lẽ nào những em nhỏ ngây thơ trong trắng như búp bê lại phải đau khổ chia tay. Điều đó đặt ra cho những người làm cha, làm mẹ phải có trách nhiệm giữ gìn tổ ấm của gia đình mình . - Nếu đặt tên truyện như thế ý nghĩa truyện về cơ bản không khác nhưng sẽ đánh mất sắc thái biểu cảm. Tác giả lấy cuộc chia tay của hai con búp bê để nói cuộc chia tay của con người thế nhưng cuối cùng búp bê vẫn đoàn tụ. vấn đề đó sẽ ám ảnh con người. Bài tập 6: Thứ tự kể trong truyện ngắn” Cuộc.....” có gì độc đáo. Hãy phân tích để chỉ rõ tác dụng của thứ tự kể ấy trong việc biểu đạt nội dung chủ đề? *Gợi ý: - Sự độc đáo trong thứ tự kể: đan xen giữa quá khứ và hiện tại( Từ hiện tại gợi nhớ về quá khứ). Dùng thứ tự kể này, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. đặ biệt qua sự đối chiếu giã quá khứ HP và hiện tại đau buồn tác giả làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Vừa ca ngợi tình anh em sâu sắc, bền chặt và cảm động, vừa làm nổi bật bi kịch tinh thần to lớn của những đứa trẻ vô tội khi bố mẹ li dị, tổ ấm gia đình bị chia lìa, mỗi người một ngả. D. Hướng dẫn học bài: 1. Bài tập về nhà: Tóm tắt truyện ngắn: “ Cuộc....” bằng một đoạn văn ngắn( 7-10 câu). 2. Chuẩn bị bài tập tạo lập văn bản. Ngày soạn: 31/10/2010 Ngày dạy: 7A( 5/11/2010) Buổi 8: .Ôn luyện thơ trữ tình trung đại. A. Mục tiêu Bài dạy: -HS thuộc lòng các bài thơ trữ tình trung đại. -Hs củng cố kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ trữ tình trung đại. -HS thực hành ,vận dụng làm các bài tập củng cố, ` kiến thức B-Tổ chức ôn tập I: Tác giả, tác phẩm 1. Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt 2. Phò giá về kinh- Trần Quang Khải 3. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra- Trần Nhân Tông 4. Côn sơn ca – Nguyễn Trãi 5. Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm 6. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương 7. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến 8. Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan II. Hoàn cảnh ra đời, thể thơ, nội dung , nghệ thuật 1. Sông núi nước Nam - H/c ra đời: kháng chiến chống Tống 1076 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Nội dung: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lược của kẻ thù - Nghệ thuật: Giọng thơ đanh thép hùng hồn, ý tưởng hoà vào cảm xúc, lời thơ cô đúc sáng rõ 2. Phò giá về kinh - H/c ra đời: Sau chiến thắng Nguyên Mông - Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt - Nội dung: Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của quân dân nhà Trần - Nghệ thuật: Giọng thơ hào hùng, lời thơ cô đúc sáng rõ, ý tưởng hoà vào cảm xúc. 3. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. - H/c ra đời: Khi tác giả về thăm quê cũ ở Phủ Thiên Trường - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Nội dung: Cảnh làng quê vùng đồng băng Bắc Bộ đẹp bình yên, vắng lặng nhưng ko đìu hiu, vẫn ánh lên sự sống con người 4.Côn sơn ca - H/c ra đời: Khi NT về ở ẩn ở Côn Sơn - Thể thơ: Lục bát - Nội dung: Cảnh trí Côn Sơn đẹp nên thơ, tâm hồn yêu thiên nhiên , hoà hợp với thiên nhiên của NT - Nghệ thuật: Điệp từ, so sánh, từ láy, động từ, tính từ gợi cảm, 5. Sau phút chia li - Xuất xứ: Trích "Chinh phụ ngâm khúc" - Thể thơ: Song thất lục bát - Nội dung: nỗi sầu của người vợ trẻ sau khi tiễn chồng ra trận -Nghệ thuật: Điệp ngữ, từ láy, âm điệu thơ, 6. Bánh trôi nước - Thể thơ: thát ngôn tứ tuyệt - Nội dung: Ca ngợi phẩm chất trong trắng sắt son của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa - Nghệ thuật : ẩn dụ, sử dụng thành ngữ 7. Bạn đến chơi nhà - H/c: Sáng tác khi NK về ở ẩn - Thể thơ : thất ngôn bát cú đường luật - Nộidung; ca ngợi tình bạn chân thành , thắm thiết - Nghệ thuật: Tạo ra tình huồng dí dỏm hài hước 8. Qua đèo Ngang - H/c: Khi tác giả trên đường vào Huế - thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật - Nội dung: Cảnh đèo ngang hoang vắng , heo hút, tâm trạng buồn cô đơn, nhớ nước thương nhà của người lữ khách - Nghệ thuật: đối, từ láy, chơi chữ III. Bài tập BT 1-Sông núi nước Nam được làm theo rhể thơ nào ?Người viết đã thể hiện tình cảm thái độ gì trong bài thơ. BT 2 –Trong bài Phò giá về kinh câu thơ nào thể hiện niềm mong ước về một đất nước thái bình mãi mãi ? Câu thơ nào cổ động cho việc xây dựng đất nước mãi mãi bền vững. BT 3 Qua bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra,hãy tìm những hình ảnh thể hiện rõ nhất sắc quê,hồn quê. BT 4-Trong bài Bài ca Côn Sơn tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả cảnh ? Em hãy xác định nhân vật trữ tình ,đối tượng trữ tình của VB Bài ca Côn Sơn. BT5-Tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bảnh trôi nước trong bài thơ? Ngoài lớp nhĩa đen ,bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về điều gì?Đó là vẻ đẹp gì ?Hãy cho biết thái độ,tình cảm của nhà thơ đối với người phụ nữ trong xã hội VN ngày xưa qua bài thơ này. C. Hướng dẫn học bài: Nắm vững nội dung ôn tập. - Làm hoàn chỉnh bài tập . - Chuẩn bị bài sau: Nghĩa của từ. Ngày soạn: 6/11/2010 Ngày dạy: 7A( 8/11/2010) Buổi 9. Ôn tập: Nghĩa của từ. A-Mục tiêu cần đạt -HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm. -Thực hành ,vận dụng làm các bài tập củng cố , kiến thức về từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm. B. Tổ chức ôn tập 1-Nội dung kiến thức cần nắm. a. Từ đồng nghĩa - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. -2 loại + đồng nghĩa hoàn toàn : không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa + đồng nghĩa không hoàn toàn : có sắc thái ý nghĩa khác nhau -Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói, viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. b-Từ trái nghĩa - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau. -Từ trái nghĩa đựơc sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. c-Từ đồng âm - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau . -Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 2-Bài tập Bài tập 1 : a) Hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ chết. b) Trong số những từ vừa tìm được ,từ nào có thể thay thế được từ chết trong câu văn sau :Chiếc ô tô bị chết máy. c) Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau : -Tàu vào cảng ........than. -Em bé đang........... cơm. (nhai,nhá,ăn,chở) Bài tập 2 : Tập hợp từ đồng nghĩa nào dưới đây có thể thay thế được cho nhau trong mọi hoàn cảnh a) Thiên,trời ;chết,băng hà,hi sinh, b) Cha,ba,tía ;má,mẹ ;nhà thơ,thi sĩ. c) Cha,ba ;chết,toi,hi sinh ;hoa,bông. d) ăn,xơi,hốc,chén ;heo,lợn. Bài tập 3 : -Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa :dũng cảm,chén,thành tích,nghĩa vụ,cho,chăm chỉ,trách nhiệm,tặng,bổn phận,thành quả,mời,cần cù,kiên cường,nhiệm vụ ,biếu,siêng năng,thành tựu,xơi,chịu khó ,gan dạ,ăn. Bài tập 4 : a) Kể ra các từ đồng nghĩa với từ ăn và cho ví dụ về cách dùng của ba từ trong số các từ đó. b) Tìm các từ đồng nghiã với các từ sau :Rộng ,chạy,cần cù,lười,chết .thưa,đen ,nghèo. Bài tập 5 : Xác định các từ trái nghĩa trong các câu sau a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. b) Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh VN c) Khúc sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục,bên bồi thì trong. Bài tập 6 ; Tìm từ trái nghĩa với những từ sau :nhỏ bé,sáng sủa,cao thượng,cẩn thận. Bài tập 7 : Gạch dưới từ đồng âm khác nghiã trong các câu sau và giải nghĩa các từ đồng âm ấy : -Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn công việc. -Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. -Anh ấy hỏi đường đến nhà mày đường. Bài tập 8 : Có hai câu sau -Kiến bò đĩa thịt bò. -Ruồi đậu trên mâm xôi đậu. Hãy giải nghĩa và phân biệt từ loại của các từ in nghiêng. Bài tập 9 : Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu ? Hãy diễn đạt lại cho rõ cách hiểu ấy(Có thể thêm một vài từ) - Mời các anh chị ngồi vào bàn. - Đem cá về kho. Bài tập 10: Viết đoạn văn( chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm. C.Hướng dẫn học bài: - Nắm vững nội dung ôn tập. - Chuẩn bị bài ôn tập sau: Ôn tập từ Hán Việt và các tác phẩm thơ Đường. =================================================================== Ngày soạn: 6/11/2010 Ngày dạy: 7A( 10, 15 /11/2010) Buổi 10 + 11 Ôn tập từ Hán Việt và các tác phẩm thơ Đường. A. Mục tiêu cần đạt: -HS thuộc lòng các bài thơ trữ tình của một số tác giả tiêu biểu phần thơ Đường, nắm vững các yếu tố Hán việt. -Hs củng cố kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ. -HS thực hành ,vận dụng làm các bài tập củng cố, ` kiến thức B.Tổ chức ôn tập 1-Nội dung kiến thức cần nắm. GV gợi ý để HS nhớ lại các thông tin về tác phẩm, tác giả, thể thơ Tác phẩm Tác giả Thể thơ Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch Thất ngôn tứ tuyệt Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch Ngũ ngôn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Thất ngôn tứ tuyệt Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ Thơ tự do 2.Những đặc sắc về nội dung , nghệ thuật 1. Vọng Lư sơn bộc bố – Lí Bạch - Nội dung: Cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ huyền ảo. Tình người say đắm với thiên nhiên - Nghệ thuật: Tả cảnh bằng trí tưởng tượng táo bạo mãnh liệt, tao ra các hình ảnh thơ phi thường. Thông qua cảnh để tả tình. 2. Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch - Nội dung: Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu nặng. - Nghệ thuật:Tả cảnh ngụ tình 3. Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ - Nội dung: Phản ánh nỗi thốg khổ của kẻ sĩ nghè trong xã họi cũ. Biểu hiện khát vọng nhân đạo cao cả của nhà thơ - Nghệ thuật: Kết hơp biểu cảm với miêu tả, tự sự 4. Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương - Nội dung: Tình yêu quê hương sâu sắc của một ngừơi xa quê lâu ngày. - Nghệ thuật:Đặt ra tình huống hài hước hòm hỉh để biểu đạt tình cảm
File đính kèm:
- Giao_an_day_them_van7_ca_nam_20150727_030054.doc