Giáo án dạy Lớp 3 cả năm (3)

TIẾT 84

HÌNH CHỮ NHẬT

Ngày soạn: . Ngày dạy: .

 I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.

- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc).

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số mô hình không phải là hình chữ nhật, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.

- HS : Xem trước bài ở nhà.

 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1) Khởi động: 1’ (Hát)

 2) Kiểm tra bài cũ: 3’

 Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.

 3) Bài mới: 30’

 a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Hình chữ nhật.

 

doc328 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Lớp 3 cả năm (3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngoặc trước.
● Học sinh biết cách tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc ()
BT1 : Tính giá trị của các biểu thức :
- Cho HS nhắc lại quy tắc.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
BT2 : Tính giá trị của các biểu thức 
- Thực hiện tương tự BT1.
BT3 : 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS theo dõi
- Vài HS nhắc lại.
- 03 HS nhắc lại.
- Làm vào vở, 4 em lên bảng, HSTB làm câu a.
- 1 HS đọc.
- Làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm. ĐS: 30 quyển
 4) củng cố: 2’ 
 - Gọi vài HS nhắc lại quy tắc.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Luyện tập”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
................................................................................................................................................
TIẾT 82
LUYỆN TẬP
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
	I. MỤC TIÊU: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu =, .	
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bộ học toán
HS : Bộ học toán.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Luyện tập.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25’
5’
● Học sinh củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >, <, =
BT1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS nhắc lại quy tắc trước khi làm bài.
BT2: Tương tự BT 1.
BT3 : Điền dấu >, <, =
- Hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu làm bài.
● HS sử dụng các tam giác vuông và xếp hình theo mẫu.
BT4 : 
- Tổ chức cho HS xếp hình.
- GV khen ngợi nhóm làm tốt.
- 1 HS đọc 
- Làm vào vở, 4HS lên bảng, HSTB làm câu a.
- Theo dõi.
- Làm vào vở. 1 em lên bảng.
- Xếp theo nhóm, nhóm trưởng báo cáo tỏng số hình xếp đúng của nhóm.
4) củng cố: 2’ 
 Gọi vài HS nhắc lại quy tắc.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Luyện tập chung”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
................................................................................................................................................................................. ................................................................................................
TIẾT 83
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
 I. MỤC TIÊU: 
	- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng nhóm.
 - HS: Xem bài ở nhà.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Luyện tập chung
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
23’
7’
● Học sinh củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức 
Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >, <, =
BT1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS nhắc lại quy tắc trước khi làm bài.
BT2: 
- Tương tự BT 1.
BT3 : 
- Thực hiện tương tự BT1.
BT4:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- HD mẫu 1 phần.
- Tổ chức cho HS làm bài. Giúp đỡ HS TB
● Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc giải toán..
BT5 : 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
 - 1 HS đọc 
- Làm vào vở, 4HS lên bảng, HSTB làm câu a.
- 1 HS đọc.
- Theo dõi.
- Làm vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. 
- 1 HS đọc.
- Làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm.
 ĐS: 40 thùng bánh
 4) củng cố: 2’ 
 - Gọi vài HS nhắc lại quy tắc.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Hình chữ nhật”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
................................................................................................................................................................................. ................................................................................................
TIẾT 84
HÌNH CHỮ NHẬT 
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
 I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số mô hình không phải là hình chữ nhật, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
HS : Xem trước bài ở nhà.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Hình chữ nhật.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
20’
●Học sinh bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật
- Vẽ và giới thiệu với HS hình chữ nhật ABCD.
- Cho HS dùng ê ke kiểm tra 4 góc.
- Hd HS so sánh độ dài cạnh
- Rút ra kết luận.
● Học sinh biết cách nhận dạng hình chữ nhật
BT1: 
- Tổ chức cho HS dùng ê ke kiểm tra góc để nhận biết hình chữ nhật.
BT2: 
- Tổ chức cho HS làm bài.
BT3: 
- Tổ chức cho HS tính và nêu miệng kết quả.
BT4: 
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Đọc tên hình
- 4 góc đều vuông.
- AB = CD
- AD = BC
- Vài HS nhắc lại kết luận
- Làm việc theo nhóm. KL: hình MNPQ và RSTU
- Nhóm đôi:
AB = CD = 4cm
AD = BC = 3cm
MN = PQ = 5cm
MQ = NP = 2cm
- Cá nhân.
- 2 HS lên bảng kẻ.
 4) củng cố: 2’ 
 - Gọi vài HS nhắc lại kế luận về hình chữ nhật.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Hình vuông”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
TIẾT 85
HÌNH VUÔNG
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình vuông và một số mô hình không phải là hình vuông, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
HS : Xem trước bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Hình vuông.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
22’
● Học sinh bước đầu có khái niệm về hình vuông 
Giáo viên vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1 hình tròn, 1 hình tam giác 
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình vuông 
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình vuông 
Kết luận : Hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau.
- Cho học sinh nhắc lại
● Học sinh biết cách nhận dạng hình vuông 
BT1: 
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra và nhận biết hình vuông.
BT2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Tổ chức cho HS làm bài.
BT3: 
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu :
Tổ chức cho HS vẽ.
Học sinh tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ Giáo viên đưa ra.
Học sinh dùng thước ê ke kiểm tra : hình vuông có 4 góc đều là góc vuông.
Học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh 
Cá nhân
- Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình: EGHI
1 HS 
Cá nhân, đo và nêu kết quả.
ABCD canh 3cm
MNPQ cạnh 4cm
- Làm vào vở, 2 em lên bảng.
Làm vào vở.
4) củng cố: 2’ 
 Gọi vài HS nhắc lại kết luận.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Chu vi hình chữ nhật”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
.................................................................................................................................................
TUẦN 18	TIẾT 86
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : vẽ 1 hình chữ nhật kích thước 3dm, 4dm
HS : Xem trước bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Chu vi hình chữ nhật
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
22’
● Học sinh nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS nêu cách tính chu vi
- Giới thiệu với HS cách tính thứ hai. (4 + 3) x 2 = 14 (cm).
- Gợi ý để Hs rút ra quy tắc.
● Học sinh biết vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học (liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật) nhanh, chính xác
BT1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
BT2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
 - Tóm tắt bài toán gợi ý HS.
- Tổ chức cho HS làm bài.
BT3: 
- Yêu cầu HS làm bài.
4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm)
- Nêu quy tắc như ở SGK.
- Làm vào vở, 2 em lên bảng. HS TB làm câu a.
- 1 HS đọc
- Theo dõi.
- Làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm.
ĐS: 110 m
- Nhóm đôi.
Khoanh vào C
 4) củng cố: 2’ 
 - Gọi vài HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Chu vi hình vuông”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
TIẾT 87
CHU VI HÌNH VUÔNG
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh nhân4).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : vẽ 1 hình vuông có cạnh 3dm
HS : Xem trước bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Chu vi hình vuông.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
22’
● Học sinh nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm 
- Giáo viên yêu cầu HS tính chu vi hình vuông ABCD
- Yêu cầu HS tính theo cách khác.( Hãy chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành phép nhân tương ứng )
+ 3 là gì của hình vuông ABCD ?
+ Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào với nhau?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4
HS cả lớp đọc quy tắt tính chu vi hình chữ nhật.
● Học sinh biết vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật 
BT1 : Viết vào ô trống ( theo mẫu ):
- HD mẫu.
- Tổ chức cho HS làm bài.
BT2:
- GV gọi HS đọc đề bài. 
 - Yêu cầu HS làm bài.
BT3:
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Yêu cầu HS làm bài.
BT4:
- Cho HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- Học sinh quan sát
Chu vi hình vuông ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( dm )
Chu vi hình vuông ABCD là: 
 3 ´ 4 = 12 ( dm )
3 là độ dài của cạnh hình vuông ABCD.
Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
HS đọc quy tắc trong SGK
- Theo dõi.
- Làm cá nhân vào vở. 3 HS lên bảng.
- 1 HS đọc.
- Làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm.
 Độ dài đoạn dây đồng dài là :
10 ´ 4 = 40 ( cm )
Đáp số: 40 cm 
- 1 HS đọc 
- Quan sát hình.
- Làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm. HS TB không ghi lời giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
20 ´ 3 = 60 ( cm )
Chu vi của hình chữ nhật là:
	( 60 + 20 ) ´ 2 = 160( cm )
	Đáp số: 160cm.
- Cạnh: 3cm
- Chu vi: 12 (cm)
 4) củng cố: 2’ 
 - Gọi vài HS nhắc lại quy tắc.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Luyện tập”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................
.................................................................................................................................................
TIẾT 88
LUYỆN TẬP
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
I. MỤC TIÊU: 
Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bảng nhóm.
HS : Xem trước bài ở nhà
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Luyện tập.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
30’
● HS rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và tính chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học
BT1 : 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho học sinh nêu quy tắc
- Tổ chức cho HS làm bài.
BT2 : 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài.
BT3 : 
- Thự hiện tương tự BT2.
BT4 : 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS đọc đề bài.
- 1Học sinh nêu
- Làm vào vở, 2 HS lên bảng. HSTB làm câu a.
- 1 HS đọc 
- Làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm.
 Đáp số: 2m 
- ĐS: 6cm
- 1 HS đọc.
- Làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm. HS TB về nhà làm thêm
ĐS: 40m
 4) củng cố: 2’ 
 - Gọi vài HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Luyện tập chung”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
................................................................................................................................................................................. ................................................................................................
TIẾT 89
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
I. MỤC TIÊU: 
	- Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có hai, ba chữ số với số có một chữ số.
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bảng nhóm
HS : Xem trước bài ở nhà
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Luyện tập chung.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
 15’
●HS ôn tập hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép tính nhân, chia trong bảng; nhân, chia các số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số, tính giá trị biểu thức.
BT1 : Tính nhẩm.
- Tổ chức cho HS nhẩm và nêu miệng kết quả.
- GV Nhận xét.
BT2 : 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
● Củng cố cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật; Giải bài toán về tìm một phần mấy của một số, 
BT3 : 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
 - Tổ chức cho HS làm bài.
BT4 : 
- Thực hiện tương tự BT3.
- HS nêu 
- Làm vào vở, 5 em lên bảng. HS TB làm 3 cột đầu.
- 1 HS đọc.
- Làm việc cá nhân, 1 em làm bảng nhóm.
ĐS: 320m
- HS TB về nhà làm thêm.
ĐS: 54m
4) củng cố: 2’ 
 - Gọi vài HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức; tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
 IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Kiểm tra học kỳ I”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
................................................................................................................................................................................. ................................................................................................
TIẾT 90
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
I. MỤC TIÊU: 
Tập trung vào việc đánh giá:
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học; bảng chia 6, 7.
- Biết nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần), chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- Giải toán có hai phép tính.
II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút :
Tính nhẩm :
6 x 5 = 
3 x 9 =  
8 x 4 = 
18 : 3 = 
64 : 8 = 
42 : 7 = 
72 : 9 = 
7 x 9 = 
 9 x 5 = 
 4 x 4 =  
56 : 7 = 28 : 7 = 
Đặt tính rồi tính :
54 x 3 = 
306 x 2 = 
856 : 4 = 
734 : 5 = 
Tính giá trị của biểu thức :
14 x 3 : 7
42 + 18 : 6
Một cửa hàng có 96kg đường, đã bán đượcĠ số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam đường ?
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 10cm là :
A. 25cm
B. 35cm
C. 40cm
D. 50cm
Đồng hồ chỉ :
5 giờ 10 phút
2 giờ 2 phút
2 giờ 25 phút
3 giờ 25 phút
III/ Hướng dẫn đánh giá :
Bài 1 : ( 2 điểm ). Mỗi phép tính đúng được 1/6 điểm.
Bài 2 : ( 2 điểm ). Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 1/2 điểm
Bài 3 : (1 điểm). Tính đúng giá trị của mỗi biểu thức và trình bày đúng được điểm
Bài 4 : ( 3 điểm ) 
- Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm 1/4 số đường của cửa hàng được 1,5 điểm.
- Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm số đường còn lại của cửa hàng được 1 điểm
- Viết đáp số đúng được 0,5 điểm
Bài 5 : ( 2 điểm )
Khoanh vào D được 1 điểm
Khoanh vào câu C được 1 điểm 
IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn HS làm thêm ở vở BT. Chuẩn bị bài tiết sau “Các số có 4 chữ số”.
	- Nhận xét: 
	 Rút kinh nghiệm:..................................................................................................
................................................................................................................................................................................. ................................................................................................
TUẦN 19	 TIẾT 91
Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
Ngày soạn: ....................	Ngày dạy: ..........................
I/ MỤC TIÊU:	 
- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bộ học toán
	- HS: Bộ học toán
III/ Các hoạt động dạy - học:
1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra học sinh làm bài trong vở bài tập của tiết trước.
	3) Bài mới: 30’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Các số có bốn chữ số.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
 20’
● Nhận biết các số có 4 chữ số
(trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0).
- Tổ chức cho HS sử dụng các tấm bìa trong bộ học toán và thực hành sắp xếp các nhóm như ở SGK.
- Dùng hệ thống câu hỏi để hoàn thành bảng các hàng như ở SGK.
- Cho HS chỉ từng chữ số và nêu theo thứ tự từ hành nghìn đến hàng đơn vị và ngược lại.
● Đọc viết các số có 4 chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có 4 chữ số. Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
BT1 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- HD mẫu.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV Nhận xét.
BT2 : 
- HD HS bài mẫu rồi yêu cầu tự làm bài, chữa bài.
BT3:
- HD HS tìm ra quy luật của mỗi dãy số.
- Yêu cầu làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài, cho

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_320152016.doc