Giáo án dạy Khối 3 Tuần 31

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY

I/. Yêu cầu:

 Mở rộng vốn từ về các nước (kể được tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc trên quả địa cầu).

 Ôn luyện về dấu phẩy.

II/. Chuẩn bị:

 Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.

 Quả địa cầu hoặc bản đồ TG.

III/. Lên lớp:

 

doc41 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 3 Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào VBT. Bài giải:
Sốp lít dầu đã lấy ra :
 10 715 x 3 = 32 145 (l)
 Số lít dầu còn lại:
 63 150 – 32145 = 31 005 (l)
 Đáp số: 31 005 lít dầu.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-Tính giá trị của biểu thức.
-Thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau.
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS tính giá trị của một biểu thức trong bài. Lớp làm VBT
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS : Bằng 33 000.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.
-Từng HS nêu, lớp nghe và nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
TẬP ĐỌC
BÀI HÁT TRỒNG CÂY 
I/ Mục tiêu:
Đọc trọn cả bài, đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: rung cành cây, lay lay, vòm cây, nắng xa, mau lớn lên.
Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc đoạn thơ khác với đọc đoạn văn xuôi.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải ờ cuối bài.
Hiểu: Bài thơ muốn nói: cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây.
Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Chuẩn bị:
Tranh MH nội dung bài TĐ trong SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
-YC HS đọc (hoặc kể chuyện) và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Bác sĩ Y-éc-xanh.
-Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: 
a/GTB: Trồng cây là một việc làm cần thiết vì cây xanh mang lại cho con người rất nhiều điều tốt đẹp. Những điều tốt đẹp cây xanh mang lại là gì? Tác giả Bế Kiến Quốc sẽ giúp các em biết rõ điều đó qua bài tập đọc Bài hát trồng cây hôm nay chúng ta học. Ghi tựa.
b/ Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng vui, nhẹ nhàng, thân ái. HD HS cách đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng dòng thơ và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
-YC 5 HS nối tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
-YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
-Cho HS đặt câu (nếu cần).
-YC 5 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
-YC HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC HS đọc đồng thanh bài thơ.
c/ HD tìm hiểu bài:
-GV gọi 1 HS đọc cả bài thơ.
+Cây xanh mang lại những gì cho con người?
+Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
+Những từ ngữ nào được lặp đi, lặp lại trong bài thơ? Cách lặp ấy có tác dụng gì?
d/ Học thuộc lòng bài thơ:
-Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng.
-YC HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa.
-Gọi HS đọc thuộc cả bài.
- Nhận xét cho điểm.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc cả bài thơ và chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
-3 HS lên bảng thực hiện YC.
-HS đọc bài (hoặc kể chuyện) và trả lới câu hỏi.
-HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
-Theo dõi GV đọc.
-Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu)
-Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
-5 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.
-1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS thi nhau đặt câu.
-5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
-Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ.
-2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
+Người đó có tiếng hátcó ngọn giócó bóng mát và có hạnh phúc.
+Là mong chờ cây mau lớn lên từng ngày.
+Từ được lặp lại là: 
Ai trồng cây
Người đó có
 Em trồng cây
+Tác dụng của việc lặp lại khiến cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc thuộc bài thơ trước lớp.
-2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp. 
-3 HS đọc bài. Lớp theo dõi nhận xét.
-Bài thơ muốn nói: cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây.
- Lắng nghe ghi nhận.
TẬP VIẾT:
Bài: ÔN CHỮ HOA: V 
I/ Mục tiêu:
Củng cố cách viết hoa chữ V, thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng:
Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người.
YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II/ Đồ dùng:
Mẫu chữ víet hóc: V.
Tên riêng và câu ứng dụng.
Vở tập viết 3/2.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
 -Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ:Uông Bí.
- Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Ghi tựa.
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ V, B, L.
- YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Văn Lang?
-Giải thích: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng. Đây là thời kì đầu tiên của nước Việt Nam.
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
-Giải thích: Câu ứng dụng muốn nói vỗ tay cần nhiều ngón mới vỗ được vang; muốn có ý kiến đúng, hay cần nhiều người bàn bạc.
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con chữ Vỗ tay, Bàn kĩ.
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
-Về nhà luyện viết phần còn lại, học thuộc câu ca dao.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Uông Bí
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn bi bô.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: V, B, L.
- 2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: V, B, L.
-2 HS đọc Văn Lang.
-HS nói theo hiểu biết của mình.
-HS lắng nghe
-Chữ v, g, l, cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
-3 HS đọc.
-HS tự quan sát và nêu.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ V cỡ nhỏ.
-1 dòng chữ L, B cỡ nhỏ.
-2 dòng Văn Lang cỡ nhỏ.
-2 dòng câu ứng dụng. (2 dòng còn lại giải tải)
Thứ ngày ..tháng  năm 200
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY 
I/. Yêu cầu:
Mở rộng vốn từ về các nước (kể được tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc trên quả địa cầu).
Ôn luyện về dấu phẩy.
II/. Chuẩn bị:
Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.
Quả địa cầu hoặc bản đồ TG.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
+Cho 2 HS làm bài tập miệng
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu yêu cầu bài học. - Ghi tựa.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1: 
-Gọi HS đọc YC của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu BT: Bài tập yêu cầu các em kể tên một số nước mà các em biết. Các em hãy chỉ vị trí các nước ấy trên bản đồ.
-Cho HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc lại YC.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS thi theo hình thức tiếp sức (chọn 3 nhóm lên bảng tiếp nối nhau viết tên các nước vừa kể ở BT1.
-Nhận xét và chốt lời giải. Chọn bài một nhóm thắng cuộc, viết bổ sung vào tên một số nước.
-Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
Bài tập 3: (Câu c giải tải)
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT cho 2 câu a,b nhưng cả 2 câu ấy còn thiếu dấu phẩy. Nhiệm vụ của các em là đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu. 
-Cho HS làm bài.
-Cho 2 HS lên bảng làm bài trên 2 băng giấy viết sẵn 2 câu a,b.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
4: Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt.
-GV yêu cầu HS về nhà học bài ghi nhớ tên một số nước trên thế giới và chuẩn bị bài sau.
-HS1: BT1 – tiết 30.
-HS 2: BT2 – tiết 30.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK. Lớp lắng nghe.
-Lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau lên bảng dùng que chỉ, chỉ trên bản đồ tên một số nước.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân.
-Mỗi nhóm 3-4 HS lên bảng làm bài.
-Đại diện nhóm đọc kết quả.
-Lớp nhận xét.
-HS chép tên các nước vào vở. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-2 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét và ghi vào vở.
Bài giải:
Câu a: Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
Câu b: Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
TOÁN : 
CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có một lần chia có dư và số dư cuối cùng là 0).
Áp dụng phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II/ Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng học toán.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. Ghi tựa.
b.HD thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số:
-Phép chia: 37648 : 4
-Viết phép chia lên bảng 37648 : 4 =? và yêu cầu HS đặt tính.
-Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu không có HS tính đúng thì GV HD như SGK.
-Như vậy:
37648 : 4 = 9412
-Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia? Vì sao?
-37 chia 4 được mấy?
-Yêu cầu HS lên bảng viết thương trong lần chia thứ nhất đồng thời tìm số dư trong lần chia này.
-Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia để chia?
-Bạn nào có thể thực hiện lần chia này?
-Thực hiện tương tự với các hàng còn lại.
-Trong lần chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 37648 : 4 = 9412 là phép chia hết.
-Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chi trên.
c.Luyện tập:
Bài 1: 
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Yêu cầu HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Bài toán hỏi gì?
-Để tính được số kilôgam xi măng còn lại chúng ta phải biết gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
 Tóm tắt:
 36 550 kg
 Đã bán ? kg
-GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu nhân, chia, cộng, trừ và biểu thức có chứa dấu ngoặc.
-GV yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài và cho điển HS.
Bài 4: Chuyển thành trò chơi.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS quan sát mẫu và thi đua xem ai xếp hình nhanh nhất.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà xem lại bài và luyện tập thêm các bài tập ở VBT. Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
37648 4
 16 9412
 04
 08
 0
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm vào bảng con
 -37 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 37 trừ 36 bằng 1.
 -Hạ 6; 16 chia 4 được 4, viết 4. 4 nhân 4 bằng 16; 16 trừ 16 bằng 0.
-Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1.1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.
- Hạ 8 ; 8 chia 4 được 2, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0.
-Ta bắt đầu thực hiện phép chia từ hàng nghìn của số bị chia, vì 3 không chia được cho 4.
-37 chia 4 được 9.
-1 HS lên thực hiện.
-Lấy hàng trăm để chia.
-1 HS lên bảng thực hiện , lớp làm bảng con.
-Lắng nghe.
-Cả lớp thực hiện lại vào bảng con, 1 HS nhắc lại cách thực hiện trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK.
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-3 HS lần lượt nêu, lớp theo dõi nhận xét.
-1 HS nêu.
- số kilôgam xi măng còn lại sau khi bán.
-Phải biết được số kilôgam xi măng đã bán.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
Bài giải:
 Số kilôgam xi măng đã bán là:
36 550 : 5 = 7310 (kg) 
Số kilôgam xi măng còn lại là:
36 550 – 7310= 29 240(kg)
 Đáp số: 29 240kg
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-2 HS nêu, lớp nhận xét.
-4 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-HS xếp được hình như sau.
-Lắng nghe và ghi nhận.
TẬP ĐỌC
CON CÒ 
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: phẳng lặng, quanh co, lâng lâng, uốn khúc, bát ngát, vũ trụ, 
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết chuyển giọng nhẹ nhàng phù hợp với nội dung từng đoạn.
Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.
Hiểu nội dung bài: Bức tranh đồng quê Việt Nam rất đẹp và thanh bình. Con người phải biết giữ gìn cảnh đẹp ấy.
II/ Chuẩn bị:
Tranh minh hoa bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn cần HD luyện đọc.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC:
-HS đọc thuộc bài thơ Bài hát trồng cây, kết hợp trả lời một số câu hỏi SGK.
-Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.GTB: Treo tranh cho HS quan sát. 
-Hỏi: Tranh vẽ gì?
-Đó chính là vẽ đẹp thanh bình của đồng quê Việt Nam được thể hiện qua bài đọc Con cò hôm nay chúng ta học. Ghi tựa.
b.Luyện đọc:
-Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
-HD: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, nhịp điệu. Nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD phát âm từ khó.
-HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-HD HS chia bài thành 4 đoạn.
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS. 
-Giải nghĩa các từ khó. 
-Yêu cầu HS đặt câu với từ (nếu cần).
-YC 4 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-YC HS đọc bài theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-Đọc đồng thanh cả bài.
c. HD tìm hiểu bài:
-HS đọc cả bài trước lớp.
+Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
+Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò?
+Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài?
-GV đưa ra các gợi ý để HS nói theo.
d. Luyện đọc lại:
-GV đọc lại toàn bài. HD đọc lần hai.
-Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó.
-Gọi 4 HS thi đọc.
-Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Hỏi: Bài văn nói về điều gì?
-Nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà tập đọc lại bài và chuẩn bị cho bài chính tả tiết sau.
-Soạn các bài tập có liên quan đến bài viết.
-3 HS lên bảng thực hiện.
-HS đọc thuộc bài: Bài hát trồng cây .
 Kết hợp trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe và quan sát.
-Vẽ cánh đồng, một người đang đánh giậm, trên bờ ruộng có mấy chú chim nhỏ đang nhảy nhót, một con cò đang bay là là trên mặt ruộng, một con đang đứng bên bờ,
-Lắng nghe và nhắc tựa.
-Theo dõi GV đọc.
-Lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-HS luyện phát âm từ khó do HS nêu. (hoặc các từ ở phần mục tiêu).
-Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-HS dùng bút chì đánh dấu phân cách.
-4 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.
-HS đọc chú giải SGK để hiểu các từ khó.
-HS thi nhau đặt câu.
-4 HS đọc bài cả lớp theo dõi SGK.
-Mỗi nhóm 4 HS lần lượt đọc trong nhóm.
-Bốn nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp cùng đồng thanh.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK.
+Con cò bay trong một buổi chiều rất đẹp, thanh bình, yên tĩnh; Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc,.
+Con cò trắng bay chầm chậm, con cò bay là là , nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, thong thả đi trên doi đất, cất cánh bay, nhẹ nhàng chẳng ngờ,.
+Phải góp phần giữ gìn môi trường, bảo vệ thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không phá tổ chim, không bắn các loài chim,.
-HS theo dõi.
-HS tự luyện đọc.
- 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Bức tranh đồng quê Việt Nam rất đẹp và thanh bình. Con người phải biết giữ gìn cảnh đẹp ấy.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI 
I/. Yêu cầu: Giúp HS biết:
Có những hiểu biết ban đầu về Mặt Trời.
Nhận biết được vị trí của Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.
Biết và có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
II/. Chuẩn bị:
Tranh vẽ SGK. Phiếu thảo luận,
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình minh hoạ và thuyết minh được về hai chuyển động của Trái Đất.
-Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời: (không yêu cầu HS biết tên các hành tinh ngoài Trái Đất) 
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm dựa vào 2 yêu cầu sau:
1. QS hình 1/116 SGK, em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời?
-GV cung cấp cho HS biết thứ tự các hành tinh là: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương.
2. Hãy nhận xét về vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
-Tổng hớp ý kiến của các nhóm.
-Hỏi: Tại sao gọi Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời?
-Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì?
+Kết luận: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. Có 9 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời
Hoạt động 2: Trái Đất là hành tinh có sự sống.
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
-Yêu cầu QS hình 2/117 SGK, thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1. Trên Trái Đất có sự sống không?
2. Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống?
-Tổng hớp ý kiến của các nhóm.
+Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Sự sống có ở hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất.

File đính kèm:

  • docTUAN 31.doc