Giáo án dạy Khối 3 Tuần 25

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

NHÂN HOÁ

ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?

I/. Yêu cầu:

 Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.

 Ôn luyện câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi vì sao?

II/. Chuẩn bị:

 Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.

III/. Lên lớp:

 

doc42 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 3 Tuần 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân. Sự độc đáo đó là gì? Để biết điều đó, chúng ta đí vào tìm hiểu bài đọc Hội đua voi ở tây Nguyên. Ghi tựa.
b/ Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng vui, nhẹ nhàng. HD HS cách đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-YC 2 HS nối tiếp nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
-YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
-Cho HS đặt câu với từ: cỗ vũ.
-YC 2 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-YC HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC HS đọc đồng thanh.(nếu cần)
c/ HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
-HS đọc đoạn 1.
+Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị của cuộc đua?
-HS đọc đoạn 2.
+Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
d/ Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
-YC HS đọc lại bài.
-Gọi HS thi đọc.
-Nhận xét cho điểm.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài và chuẩn bị nội dung cho tiết sau. “Ngày hội rừng xanh”
- 3 HS lên bảng thực hiện YC.
-HS đọc bài và trả lới câu hỏi.
-HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
-Theo dõi GV đọc.
-Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu)
- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-2 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp.
-1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS thi nhau đặt câu.
-2 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
-Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt mỗi HS đọc 1 đoạn.
-2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp đọc ĐT.
-1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc đoạn 2.
+ “Voi đua từng tốp 10 con giỏi nhất”.
-1 HS đọc đoạn 2.
+“Chiêng trống vừa nổi lênvề trúng đích”.
+Voi ghìm đà, huơ vòi chào khán giả.
-Lắng nghe.
-HS đọc cá nhân.
-HS chọn đoạn mình thích đọc trước lớp và trả lời vì sao em thích đoạn đó.
-Lắng nghe ghi nhận.
TẬP VIẾT:
Bài: ÔN CHỮ HOA: S
I/ Mục tiêu:
Củng cố cách viết hoa chữ S, thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng:
Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II/ Đồ dùng:
Mẫu chữ víet hóc: S.
Tên riêng và câu ứng dụng.
Vở tập viết 3/2.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
-Thu chấm 1 số vở của HS.
-Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
-HS viết bảng từ: Phan Rang
-Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Ghi tựa.
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-HS nhắc lại qui trình viết các chữ S, C, T.
-YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Sầm Sơn?
- Giải thích: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta.
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
d/ HD viết câu ứng dụng:
-HS đọc câu ứng dụng:
-Giải thích: Câu thơ trên của Nguyễn Trãi: Ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn ( thắng cảnh gồm núi, khe, suối, chùa...ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương )
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con.
e/ HD viết vào vở tập viết:
-GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học chữ viết của HS.
-Về nhà luyện viết, học thuộc câu ca dao.
-HS nộp vở.
-1 HS đọc: Phan Rang
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
-2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: S, C, T.
-2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: S.
(2 lần)
-2 HS đọc Sầm Sơn.
-HS nói theo hiểu biết của mình.
-HS lắng nghe.
-Chữ S cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
-3 HS đọc.
-Chữ c, h, y, g, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con Côn Sơn, Ta.
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ S cỡ nhỏ.
-1 dòng chữ C, T cỡ nhỏ.
-2 dòng Sầm Sơn cỡ nhỏ.
-4 dòng câu ứng dụng.
Thứ  ngày ..tháng  năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ
ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
I/. Yêu cầu:
Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
Ôn luyện câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi vì sao?
II/. Chuẩn bị:
Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
+GV nêu BT: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật.
+Tìm những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá và tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao?
- Ghi tựa.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1: 
-Gọi HS đọc YC của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu B.
+Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.
+Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào ?
+Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay ?
-GV dán bảng lớp: 4 tờ phiếu khổ to, mời 4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức. Mỗi nhóm gồm 5 em tiếp nối nhau điền câu trả lời vào bảng. HS thứ 5 trình bày toàn bộ bảng kết quả, trả lời miệng câu hỏi: Cách gọi và tả các sự vật và con vật có gì hay ?
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
-Nhận xét tuyên dương và YC HS viết lời giải đúng vào vở BT.
Bài tập 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại YC.
-Cho HS làm bài theo nhóm (GV phát cho các nhóm những tờ giấy đã chuẩn bị sẵn).
-Các nhóm dán bài lên bảng lớp.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
*GV kết luận: Muốn tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?. Các em chỉ cần gạch chân những từ ngữ đứng sau từ vì.
Bài tập 3: 
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu: 
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày miệng.
-HS đọc bài Hội vật, trả lời lần lược từng câu hỏi.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
-Yêu cầu HS chép vào vở.
4: Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt.
-GV yêu cầu HS về nhà tập đặt câu hỏi Vì sao? Đối với các hiện tượng xung quanh. Chuẩn bị tiết sau.
-2 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK. Lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm đoạn thơ.
-Lúa, tre, đàn cò, gió, mây, mặt trời.
-Tả bằng từ chị, cậu, cô, bác..
-Làm cho các câu thơ sinh động hầp dẫn..vì các con vật, sự vật trở nên gần giũ, đáng yêu hơn.
-Gọi 4 HS lên bảng thi làm bài. 
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Lắng nghe.
-Làm bài theo yêu cầu của GV.
-Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. HS lớp theo dõi bổ sung.
Bài giải
- Câu a: Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
-Câu b: Những chàng Man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
Câu c: Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không làm phiền người khác.
-HS lớp làm vào VBT.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-Lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS trình bày miệng.
Bài làm:
a/ Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
b/ Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông Cãn Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.
c./ Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt (thực ra là ông vờ bước hụt để lừa Quắm Đen).
d/ Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông (vì ông Cản Ngũ mưu trí, khẻo mạnh có kinh nghiệm).
TOÁN : 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Củng cố kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II. Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ được luyện tập về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Ghi tựa 
b.Luyện tập:
Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
 4 lô: 2032 cây
1 lô: cây?
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết 5 thùng có bao nhiêu quyển vở chúng ta phải biết được gì trước đó?
-Muốn tính 1 thùng có bao nhiêu quyển vở chúng ta làm thế nào?
-Bước này gọi là gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
7 thùng: 2135 quyển
5 thùng: quyển?
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV hỏi: 4 xe có tất cả bao nhiêu viên gạch.
-Bài toán yêu cầu tính gì?
-Bạn nào có thể dựa vào tóm tắt để đọc thành đề bài toán.
-Yêu cầu HS trình bày lời giải.
-GV hỏi: Bài toán trên thuộc dạng bài toán gì?
-Bước nào là bước rút về đơn vị trong bài toán?
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: 
-Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
 Chiều dài: 25m
Chiếu rộng: kém chiều dài 8m.
 Chu vi: m?
-GV chữa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải:
Số cây có trong một lô đất là:
2032 : 4 = 508 (cây)
 Đáp số: 508 cây
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Bài toán hỏi 5 thùng có bao nhiêu quyển vở.
-Chúng ta phải biết được 1 thùng có bao nhiêu quyển vở.
-Lấy số vở 7 thùng chia cho 7.
-Gọi là bước rút về đơn vị.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
Bài giải:
Số quyển vở có trong một thùng là:
2135 : 7 = 305 (quyển)
Số quyển vở có trong năm thùng là:
305 x 5 = 1525 (quyển)
 Đáp số: 1525 quyển
-1 HS nêu yêu cầu BT. Lập đề toán theo tóm tắt rồi giải: 4 xe: 8520 viên gạch
 3 xe: .. viên gạch?
- 4 xe có 8520 viên gạch.
-Tính số viên gạch của 3 xe.
-2 HS nêu trước lớp, lớp lắng nghe và bổ sung.
VD: Có 4 xe ô tô như nhau chở được 8520 viên gạch. Hỏi 3 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu viên gạch?
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Trình bày bài:
Bài gải
 Số viên gạch 1 xe ô tô chở được là:
8520 : 4 = 2130 (viên gạch)
Số viên gạch 3 xe chở được là:
2130 x 3 = 6390 (viên gạch)
 Đáp số: 6390 viên gạch
-1 HS nêu yêu cầu BT SGK.
-HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT bài của nhau.
Bài giải:
Chiều rộng của mảnh đất là:
25 – 8 = 17(m)
 Chu vi của mảnh đất là:
(25 + 17) x 2 = 84 (m)
 Đáp số: 84 m
TẬP ĐỌC
NGÀY HỘI RỪNG XANH
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nổi mõ, khướu lĩnh xướng gảy đàn,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.
Hiểu nội dung bài: Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong Ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu.
Học thuộc lòng bài thơ 
II/ Chuẩn bị:
Tranh minh hoa bài tập đọcï. Bảng phụ viết sẵn câu văn cần HD luyện đọc.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC:
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài Hội đua voi ở Tây Nguyên.
-Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: Tranh vẽ cảnh gì?
a.GTB:Tranh vẽ các loài chim đang tụ hội thong ngày hội của mình. Ngày hội đó diễn ra như thế nào? Có đông vui náo nhiệt không? Mỗi loài chim đã làm gì trong ngày hội đó? Bài tập đọc Ngày hội rừng xanh hôm nay chúng ta phải học giúp các em hiểu được điều đó. Ghi tựa. 
b.Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng vui, nhẹ nhàng. HD HS cách đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
-YC 4 HS nối tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
-YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
-Cho HS đặt câu (nếu cần).
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
-YC HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- YC HS đọc đồng thanh bài thơ.
c/ HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
+Tìm những hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh?
-Các sự vật khác tham gia vào ngày hội như thế nào?
-Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?
d/ Học thuộc lòng bài thơ:
- Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng.
- Xoá dần bài thơ.
-YC HS đọc thuộc lòng khổ thơ em chọn, sau đó gọi HS đọc trước lớp. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa.
-Gọi HS đọc thuộc cả bài.
- Nhận xét cho điểm.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Bài thơ nói về điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc cả bài và chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
-3 HS lên bảng thực hiện.
-HS trả lời: Tranh vẽ nhiều loài chim đang tập trung bay lượn, múa hát,
-HS lắng nghe.
-Theo dõi GV đọc.
-Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu)
-Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
- 4 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.
VD: Khổ 1:
 Chim gõ kiến / nổi mõ /
 Gà rừng / gọi vòng quanh /
 Sáng rồi, / đừng ngủ nửa /
Nào, / đi hội rừng xanh !//
-1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS thi nhau đặt câu.
-4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 2 khổ.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK.
+ Chim gõ kiến nổi mõ; Gà rừng gọi mọi người dậy đi hội; Công dẫn đầu đội múa.
-Khươu lĩnh xướng; Kì nhông diễn ảo thuật đổi màu da; Tre trúc thổi nhạc sáo; Khe suối gảy nhạc đàn; Cây rủ nhau thay áo; Cọn nước chơi trò đu quay
-HS trả lời theo ý thích của mình.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân.
-HS chọn khổ thơ mình thích đọc thuộc trước lớp và trả lời vì sao em thích khổ thơ đó.
- 2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp.
-Bài thơ miêu tả hoạt động rất sinh động, đáng yêu của các con vật và sự vật.
-Lắng nghe ghi nhận.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ĐỘNG VẬT
I/. Yêu cầu: Giúp HS biết:
Quan sát tranh ảnh nêu điểm giống và khác nhau của một số con vật.
Xác định được 3 bộ phận chính của động vật: đầu, mình, cơ quan di chuyển.
Có ý thức bảo vệ động vật.
II/. Chuẩn bị:
Các hình minh hoạ SGK.
Giấy bút cho các nhóm thảo luận.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS các nhóm thảo kuận nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con vật.
-Yêu cầu các nhóm hát và cho biết con vật trong bài hát đó là con gì?
-Yêu cầu HS nhắc lại tên con vật mà các nhóm đã nêu.
-Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Chúng ta đã kể được tên một số con vật. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thế giới động vật phong phú. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật.
-Làm việc theo nhóm:
+Yêu cầu HS chia thành các nhóm.
+Yêu cầu HS đưa ra tranh ảnh về động vật đã sưu tầm được, quan sát để biết đó là con vật gì, có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước (Hoặc quan sát hình SGK).
+Sau đó yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả quan sát vào bảng:
-Các nhóm chọn bài hát.
-Các nhóm lần lượt hát không trùng lặp và trả lời: VD:Bài “Chị ong nâu và em bé” nhắc đến loài ong, 
-HS lắng nghe.
+HS chia thành các nhóm.
+Các thành viên nhóm quan sát tranh ảnh của mình để biết đó là con vật gì và có những đặc điểm gì.
+Sau đó các nhóm thảo luận, ghi các kết quả vào bảng.
Tên con vật	Đặc điểm hình dạng, kích thước cơ thể.
Con bò
Con kiến
	Cơ thể to lớn,.
Cơ thể nhỏ bé, 
-Làm việc cả lớp.
+Yêu cầu các nhóm dán các bảng ghi kết quả quan sát trên bảng.
+Yêu cầu các HS đọc nhanh các kết quả và nhận xét bài làm của các nhóm.
+GV nêu: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có hình dạng, kích thứơc, khác nhau.
-Động vật sống ở đâu?
-Động vật di chuyển bằng cách nào?
Kết luận: Động vật sống ở khắp nơi (trên cạn, dưới nước, ở sa mạc, ở vùng lạnh, ). Chúng đi bằng 2 chân, nhảy, hoặc bay bằng cánh, bơi.
+Các nhóm dán kết quả lên bảng.
+HS đọc và nhận xét.
+ 2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
-Độn vật sống trên mặt đất, dưới mặt đất, dưới nước, trên không trung,.
-Động vật di chuyển bằng chân đi, cánh bay, vây đập, quẫy.
Hoạt động 2: Các bộ phận bên ngoài cơ thể động vật.
-Làm việc theo nhóm:
-Yêu cầu HS ngồi theo nhóm: Một nữa số nhóm quan sát các tranh 1, 2, 4, 8, 10; một nửa số nhóm quan sát các tranh 3, 5, 6, 7, 9 và trả lời câu hỏi: Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thế các con vật trong tranh.
-Làm việc cả lớp.
+Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Kết luận: Cơ thể động vật thường gồm 3 bộ phận: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chân, cánh, vây, đuôi gọi chung là cơ quan di chuyển.
Hoạt động 3: Trò chơi thử tài hoạ sĩ.
-Làm việc theo nhóm.
+Yêu cầu các nhóm HS nhận giấy bút màu.
+Yêu cầu các nhóm trong thời gian 5 phút vẽ một con vật bất kì (nhóm thích).
+Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
+Yêu cầu các nhóm lần lượt giới thiệu con vật được vẽ là gì? Hãy chỉ ra và gọi tên các bộ phận chính.
+Yêu cầu HS nêu lại 3 bộ phận chính của cơ thể động vật.
+Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng các bộ phận của con vật.
-HS ngồi theo nhóm, các nhóm quan sát tranh theo HD, lần lượt một thành viên nêu một ý kiến, cả nhóm thảo luận và ghi ra giấy những bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật trong những tranh đó.
+Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, nhận xét các bạn.
-T

File đính kèm:

  • docTUAN 25.doc