Giáo án dạy Khối 3 Tuần 17

TẬP ĐỌC

ÂM THANH THÀNH PHỐ

I/ Mục tiêu:

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn lộn như: náo nhiệt, lá cây, lách cách, lăn, im lặng, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven, .

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.

 Hiểu các từ ngữ trong bài: vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven, .

 Hiểu nội dung câu chuyện: Bài văn cho ta thấy sự ồn ả, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên bên cạnh những âm thanh ầm ĩ cũng có những âm thanh nhẹ nhàng êm ả làm cho con người bớt căng thẳng và yêu thành phố.

II/ Chuẩn bị:

 Tranh minh hoạ.

 Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 3 Tuần 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn lượt từng HS đọc 1 đoạn.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK
-Anh Đom Đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên.
-Lắng nghe.
-Chuyên cần.
- Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình rất nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ. Những câu thơ cho ta thấy điều đó là: Anh Đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác. Đi suốt một đêm. Lo cho người ngù.
-Thấy chị cò Bợ ru con ngủ, thím vạc lặng lẽ mò tôm bên sông, ánh sao Hôm chiếu xuống nước long lanh.
-HS phát biểu ý kiến suy nghĩ của từng em. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân. Tự nhẩm, sau đó 1 số HS đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài trước lớp.
- 2 – 3 HS thi đọc trước lớp cả bài.
-2 HS thực hiện, GV chỉnh sửa.
-Lắng nghe ghi nhận.
TẬP VIẾT:
Bài: ÔN CHỮ HOA: N
I/ Mục tiêu:
Củng cố cách viết hoa chữ N.
Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa Đ, N, Q.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ngô Quyền và câu ứng dụng:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II/ Đồ dùng:
Mẫu chữ víet hóc : N, Q.
Tên riêng và câu ứng dụng.
Vở tập viết 3/1.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
 -Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ: Mạc Thị Bưởi Một, Ba.
- Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa N, Q có trong từ và câu ứng dụng. Ghi tựa.
b/ HD viết chữ hoa:
* QS và nêu quy trình viết chữ hoa : N, Q.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ N, Q.
- HS viết vào bảng con chữ N, Q, Đ.
-GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Ngô Quyền?
- Giải thích: Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta. Năm 938 ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta.
- QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào?
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
Ngô Quyền
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
- Giải thích: Câu ca dao ca ngợi phong cảnh của vùng xứ Nghệ An, Hà tỉnh rất đẹp, đẹp như tranh vẽ.
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con. Đường,Non.
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/1. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét .
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
-Về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Mạc Thị Bưởi
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: N, Q, Đ.
- 1 HS nhắc lại. Lớp theo dõi.
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con: N, Q, Đ.
-2 HS đọc Ngô Quyền.
-2 HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
-Chữ N, Q, Đ, Y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
 Ngô Quyền
-3 HS đọc.
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
-Chữ N, Đ, g, q, h, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. 
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con. Đường, Non .
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ N cỡ nhỏ.
-1 dòng chữ Q, Đ cỡ nhỏ.
-2 dòng Ngô Quyền cỡ nhỏ.
-4 dòng câu ứng dụng.
Thứ tư ngày .. tháng . năm 200
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I/. Yêu cầu:
Sau bài học, bước đầu HS biết một số quy định đối với người đi xe đạp.
II/. Chuẩn bị:
Tranh, áp phích về An toàn giao thông.
Các hình trong sách giáo khoa trang 64, 65.
Bảng phụ, phấn màu.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng trả lời kiến thức tiết trước. Làng quê và đô thị.
+ Hỏi: Ở làng quê và đô thị người ta thường sống bằng nghề gì?
-Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
-Hỏi: Hằng ngày , các em đến trường bằng phương tiện gì?
-Như vậy, hằng ngày lớp mình đến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau. Để giúp các em được an toàn, hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu về luật giao thông nói chung và An toàn khi đi xe đạp nói riêng.
b.Giảng bài: 
Hoạt động 1:Đi đúng, đi sai luật giao thông:
Bước 1: Thảo luận nhóm.
-YC HS thảo luận nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Trong hình, ai đi đúng ai đi sai luật giao thông? Vì sao?
( Giáo viên có thể chia lớp thành 7 nhóm, mỗi nhóm QS và thảo luận một tranh)
-GV nhận xét, tổng kết các ý kiến của HS.
Bước 2: Thảo luận theo cặp:
-YC HS T luận cặp đôi theo câu hỏi sau:
- HS trả lời 1 số câu hỏi.
+Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công...Ở đô thị. người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy...
-HS trả lời: Đến trường bằng xe máy (bố mẹ đưa đến); Em đi bộ; Em đi xe đạp,
-HS lắng nghe và nhắc lại. 
-HS tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+Tranh 1: Người đi xe máy là đi đúng vì lúc ấy là đèn xanh. Còn người đi xe đạp và em bé là đi sai luật giáo thông, sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu.
+Tranh 2: Đi xe đạp vào đường một chiều là sai.
+Tranh 3: Đi xe đạp vào bên trái đường là sai.
+Tranh 4: Đi xe đạp trên vỉa hè dành cho người đi bộ là sai.
+Tranh 5: Anh thanh niên chở hàng hoá cồng kềnh vướng vào người khác gây tai nại là sai.
+Tranh 6: Các bạn HS đã đi đúng luật, đi một hàng và đi phía tay phải.
+Tranh 7: Đi xe đạp chở ba, lại còn đùa giỡn bỏ hai tay khi đi xe là sai.
-HS theo dõi, nhận xét bổ sung.
-HS tiến hành thảo luận cặp đội trả lời nhanh.
Ví dụ: HS trả lời dựa vào bảng sau:
Đi xe đạp
Đúng luật
Sai luật
-Đi về bên phải đường.
-Đi hàng một.
-Đi đúng phần đường.
-Chở chỉ một người.
-
-Đi về bên trái.
-Đi nhiều hàng trên đường.
-Đi vào đường ngược chiều.
-Chở nhiều người (3 người trở lên).
-
- GV nhận xét và kết luận:
Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. Không đi trên vỉa hè hay mang vác cồng kềnh, không đèo ba,
Hoạt động 2: Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đỏ.
-GV phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS. Tổ chức cho HS chơi thử một vài lần, sau đó chơi chính thức.
-Nhận xét tuyên dương những bạn chơi tốt.
4.Củng cố – dặn dò:
-YC HS đọc phần ghi nhớ SGK.
-Đi xe đạp như thế nào là an toàn?
-Về nhà xem lại bài và thực hiện khi chúng ta đi xe đạp ra ngoài đường, chấp hành tốt luật giao thông.
-HS cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm, tay trái dưới tay phải.
-Lớp trưởng hô:
-Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay.
-Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. Đèn vàng: quay chậm lại. Trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần.
-2, 3 HS đọc, sau đó ĐT cả lớp.
-HS xung phong trả lời.
-Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY.
I/. Yêu cầu:
Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm. 
Ôn luyện về mẫu câu: Ai thế nào? 
Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
II/. Chuẩn bị:
Bảng từ viết sẵn bài tập 3 trên bảng.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-2 HS lên bảng làm miệng BT1, BT2 của bài tuần 16.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học. GV ghi tựa.
b.HD làm bài tập: Ôn luyện về chỉ đặc điểm.
Bài tập 1: 
-Gọi HS đọc YC của bài.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ tìm được theo yêu cầu.
-Yêu cầu HS phát biểu ý kiến về từng nhân vật, ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng, sau mỗi ý kiến GV nhận xét đúng sai.
-YC cả lớp làm bài vào vở.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
-Làm cá nhân.
-HS tiếp nối nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của từng nhân vật. Lớp lắng nghe và nhận xét.
-Mến: dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng, chia sẻ khó khăn với người khác, không ngần ngại khi cứu người, biết hi sinh....
-Anh Đom Đóm: cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải... 
-Anh Mồ Côi: thông minh, tài trí, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải .... 
-Người chủ quán: tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa.....
Bài tập 2: Ôn luyện mẫu câu Ai thế nào?
-Gọi 1 HS đọc YC bài tập 2. -1 HS đọc trước lớp.
-YC HS đọc mẫu. -1 HS đọc trước lớp.
-Câu buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta -Câu văn cho ta biết vềø đắc điểm của buổi 
 biết điều gì về buổi sớm hôm nay? sớm hôm nay là lạnh cóng tay. 
-Yêu cầu HS làm bài: -3 HS lên bảng làm, lớp làm VBT. 
Câu
Ai
thế nào?
a
Bác nông dân 
cần mẫu / chăm chỉ / chịu thương chịu khó / 
b
Bông hoa trong vườn 
tươi thắm / thật rực rỡ / thật tươi tắn trong nắng sớm / thơn ngát / 
c
Buổi sớm mùa đông 
thương rất lạnh / lạnh cóng tay / giá lạnh / nhiệt độ rất thấp / 
Bài 3: Luyện tập về cách dùng dấu phẩy.
-YC HS đọc YC của bài.
-Gọi 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh, YC HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4/ Củng cố –Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
-HS đọc yêu cầu. 
-Làm bài:
-Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
-Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
-Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.
 -Lắng nghe và ghi nhớ.
TOÁN : 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần).
Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Củng cố về biểu tượng tiền Việt Nam.
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra bài tiết trước:
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
-Nêu YC của bài toán và YC HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
-HD HS tính giá trị của biểu thức tương tự bài tập 1.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Cho HS nêu cách làm và tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
-HD HS tính giá trị của mỗi biểu thức vào giấy nháp, sau đó nối biểu thức với số chỉ giá trị của nó.
-HS tính tương tự các BT còn lại.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Có tất cả bao nhiêu cái bánh?
-Mỗi hộp xếp mấy cái bánh?
-Mỗi thùng có mấy hộp?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết được điều gì trước đó?
-YC HS thực hiện giải BT trên theo 2 cách.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-YC HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
-4 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
a. 324 – 20 + 61 188 + 12 – 50 
 = 304 + 61 = 200 – 50
 = 365 = 150
b. 21 x 3 : 9 40 : 2 x 6
 = 63 : 9 = 20 x 6
 = 7 = 120
-4 HS lên bảng, lớp làm VBT.
a. 15 + 7 x 8 b. 90 + 28 : 2
 = 15 + 56 = 90 + 14
 = 71 = 104
-4 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
a. 123 x (42 – 40) = 123 x 2
 = 246
 (100 + 11) x 9 = 111 x 9
 = 999
b. 72 : (2 x 4) = 72 : 8
 = 9
 64 : (8 : 4) = 64 : 2
 32
-VD: 86 – (81 – 31) = 86 – 50
 = 36
Vậy giá trị của BT 86 – (81 – 31) là 36, nối BT 86 – (81 – 31) với số 36.
-1 HS đọc đề SGK.
-Có 800 cái bánh.
-Mỗi hộp xếp 4 cái bánh.
-Mỗi thùng có 5 hộp.
-Có bao nhiêu thùng bánh.
-Biết được có bao nhiêu hộp bánh / Biết được mỗi thùng có bao nhiêu cái bánh.
-2 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
Cách 1: Bài giải:
Số hộp bánh xếp được là:
800 : 4 = 200 (hôp)
Số thùng bánh xếp được là:
200 : 5 = 40 ( thùng)
 Đáp số: 40 thùng
Cách 2: Bài giải:
Mỗi thùng có số bánh là:
4 x 5 = 20 (bánh)
Số thùng xếp được là:
800 : 20 = 40 (thùng)
 Đáp số: 40 thùng
TẬP ĐỌC
ÂM THANH THÀNH PHỐ
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn lộn như: náo nhiệt, lá cây, lách cách, lăn, im lặng, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven, .
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
Hiểu các từ ngữ trong bài: vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven, .
Hiểu nội dung câu chuyện: Bài văn cho ta thấy sự ồn ả, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên bên cạnh những âm thanh ầm ĩ cũng có những âm thanh nhẹ nhàng êm ả làm cho con người bớt căng thẳng và yêu thành phố.
II/ Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ.
Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC:
-HS đọc thuộc lòng bài:Anh Đom Đóm.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3.Bài mới:
a.GTB: Cuộc sống của thành phố gắn liền với những âm thanh. Có khi đó là những âm thanh ôn ào, náo nhiệt, cũng có lúc đó lại là âm thanh êm ả, đễ chịu. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về điều này. 
-Ghi tựa. 
b.Luyện đọc:
-Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD phát âm từ khó.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-HD HS chia bài thành 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng xem là 1 đoạn.
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, GV theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS.
-Giải nghĩa các từ khó.
-YC 3 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-YC HS đọc bài theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC HS cả lớp đọc ĐT (nếu cần).
c. HD tìm hiểu bài:
-HS đọc cả bài trước lớp.
-Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
-Tìm những từ ngữ tả những âm thanh ấy. 
-Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?
 d. Luyện đọc lại:
-GV đọc mẫu đoạn 1, hướng dẫn HS nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-YC HS tự luyện đọc lại đoạn 1, sau đó gọi một số HS đọc bài trước lớp.
-Gọi HS đọc bài trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. GDTT cho HS.
-Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện.
-Lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
-Theo dõi GV đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-HS luyện phát âm từ khó do HS nêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-HS dùng bút chì đánh dấu phân cách.
-3 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.
VD: Rồi tất cả im lặng hẳn / để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, / tiếng pi-a-nô ở một căn gác//. 
-HS đọc chú giải SGK để hiểu các từ khó.
-3 HS đọc bài cả lớp theo dõi SGK.
-Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc trong nhóm.
-3 nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp đồng thanh đọc bài.
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-Đọc thầm và TLCH:
-Mỗi HS nêu một ý: Các âm thanh náo nhiệt, ồn ả của thành phố: tiếng ve, tiếng kéo của người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô xin đường, tiếng còi tàu hoả, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn vi-ô-lông, pi-a-nô.
-Tiếng ve kêu rên rỉ, tiếng kéo lách cách. gay gắt, thét lên, ầm ầm.
-Cuộc sống của thành phố thật ồn ào, náo nhiệt, tuy nhiên con người thành phố cũng có lúc được thưởng thức những âm thanh êm ả, yên bình, nhẹ nhàng của đàn vi-ô-lông, pi-a-nô làm cho cuộc sống thoải mái dễ chịu, bớt căn thẳng. 
-HS theo dõi GV đọc mẫu, có thể dùng bút chì gạch chân và các từ cần nhấn giọng để đọc bài hay. 
-Theo dõi GV đọc mẫu, có thể dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng để đọc bài hay.
-2 đến 4 HS đọc lại đoạn 1, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
-HS luyện đọc các đoạn còn lại.
-HS lắng nghe và ghi nhận.
Thứ năm ngày  tháng năm 200
THỂ DỤC
Bài 34: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – BÀI TẬP RLTT 
VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN.
I . Mục tiêu:
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái. YC thực hiện ĐT tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động.
II . Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, bàn ghế và kẻ sẵn các vạch cho tập đi chuyển hướng phải, trái và đi vượt chướng ngại vật thấp.
III . Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
-Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút.
-Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”: 1-2 phút. 
Phần cơ bản:
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc: (6 – 8 phút).
+Cả lớp thực hiện dưới sự HD của GV hoặc cán sự lớp theo khu vực đã quy định, YC mỗi HS đều được làm chỉ huy ít nhất 1 lần, GV đi đến từng tổ, quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS.
- Ôn đi chuyển hướng phải, trái, đi vượt chướng ngại vật: 7 -9 phút.
-Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau 2 – 3m, GV điều khiển chung và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trật tự.
+Mỗi tổ biểu diễn đi chuyển hướng phải, trái, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc:1 lần. 
-GV theo dõi nhận xét, đánh giá..
-Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”: 5-7 phút. Trước khi chơi GV cho HS khởi động kĩ các khớp, sau đó cho HS chơi. Có thể cùng một lúc cho 2-3 đội cùng chạy, đuổi, nhưng phải nhắc nhở các em đảm bảo an toàn. 
Phần kết thúc:
-Đứng tại chỗ vổ tay, hát : 1 phút
-GV cùng HS hệ thống bài :1 phút.
-GV nhận xét giờ học : 2-3 phút.
-GV giao bài tập về nhà : Ôn luyện bài tập RLTTCB và các nội dung ĐHĐN để chuẩn bị kiểm tra.
-Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo.
-Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, v

File đính kèm:

  • docTUAN 17.doc
Giáo án liên quan