Giáo án dạy Khối 2 Tuần 27

Tự nhiên và xã hội. Tiết 27: Loài vật sống ở đâu?

I. Mục tiêu :

- Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

- HS khá: Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật.

II. Đồ dùng dạy và học

- Aûnh minh họa , tranh ảnh sưu tầm về động vật .

- Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 56 , 57 phóng to .

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc22 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 2 Tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết 1.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với: Ở đâu? (BT2, BT3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
II. Đồ dùng dạy và học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới: Giới thiệu bài : 
Nêu mục tiêu tiết học 
a. Hoạt động 1 :Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (20 phút) 
-Cho 5 học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi.
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học sinh .
b. Hoạt động 2 :Luyện cách đặt và trả lời câu hỏi :ở đâu? ( 7 phút)
Bài 2 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Câu hỏi “ ở đâu ?” dùng để hỏi về nội dung gì ? 
-Hãy đọc câu văn trong phần a . 
-Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu? 
-Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi : ở đâu ? 
-Yêu cầu học sinh tự làm phần b.
Bài 3
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . 
-Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a . 
-Bộ phận nào trong câu được in đậm ? 
-Bộ phận này dùng để chỉ điều gì ? Thời gian hay địa điểm? 
-Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ? 
 -Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu . Sau đó, gọi một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp . 
-Nhận xét cho điểm học sinh .
c. Hoạt động 3 :Ôn luyện cách đáp xin lỗi của người khác ( 5 phút)
-Giáo viên nói :Bài tập yêu cầu các em đáp lời xin lỗi của người khác . Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống , 1 học sinh nói lời xin lỗi , 1 học sinh đáp lại lời xin lỗi . Sau đó gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp .
-Nhận xét cho điểm từng học sinh . 
3. Củng cố, dặn dò:
-Câu hỏi ở đâu ? dùng để hỏi về nội dung gì ? 
-Khi đáp lời cảm ơn của người khác , chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ? 
-Về ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ở đâu ?” và cách đáp lời xin lỗi của người khác .
-Hát.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Lần lượt em lên gắp thăm được bài nào thì đọc ngay và trả lời câu hỏi. 
-Theo dõi và nhận xét.
-Cả lớp suy nghĩ và 1 số em trả lời.
-Suy nghĩ và trả lời : Khi hè về.
-1 em đọc .
-Một số em đọc .
-Một số em trả lời .
-Một số em trình bày , cả lớp theo dõi và nhận xét .
-Một số cặp trình bày , cả lớp theo dõi , nhận xét bạn trình bày .
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
-Một số em trả lời .
...................................................................................................
Kể chuyện. Tiết 27: Ôn tập (T4)
I. Mục đích yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nắm được một số từ ngữ về chim chóc (BT2); viết được một đoạn văn ngắn về một loài chim hoặc gia cầm (BT3).
II. Đồ dùng dạy và học: 
 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới:Giới thiệu bài : 
Nêu mục tiêu tiết học.
a. Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 20 phút)
-Cho 5 học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học
sinh .
b. Hoạt động 2 :Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc ( 8 phút)
-Chia lớp thành 4 đội , phát cho mỗi đội một lá cờ . 
-Phổ biến luật chơi : Trò chơi diễn ra qua 2 vòng .
-Tổng kết đội nào dành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc .
c. Hoạt động 3 : Viết một đoạn văn ngắn ( Từ 1 đến 3 câu ) về một loài chim hay gia cầm mà em biết (5 phút) 
-Gọi học sinh đọc đề bài .
-Em biết về con chim gì ?
-Hình dáng con chim đó như thế nào 
-Em biết những hoạt động nào của con chim đó ? 
-Yêu cầu 2 học sinh nói trước lớp về loài chim mà em định kể .
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở . 
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Về ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau 
-Hát . 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Lần lượt từng em lên gắp thăm được bài nào thì đọc ngay và trả lời câu hỏi
-Theo dõi và nhận xét.
-Chia đội theo hướng dẫn của giáo viên.
-Giải câu đố .
-Phối hợp trong đội cùng tìm từ . 
-1 em đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi sách giáo khoa .
-1 số em nối tiếp nhau trả lời .
2 em khá trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi , nhận xét.
-Cả lớp viết bài , sau đó 1 số em trình bày bài trước lớp .
...................................................................................................
Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2014
Toán. Tiết 133: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Lập dược bảng nhân 1 và bảng chia 1.
- Biết thực hiện phép tính có số 1 và số 0.
- HS khá: Làm được BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III. Các hoạt động day và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng làm bài tập :
4 x 0 :1 =
5 :5 x 0 =
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập (30 phút)
Bài 1 
-Yêu cầu học sinh nhẩm kết qủa , sau đó nối tiếp nhau đọc từng phép tính của bài .
-Nhận xét , sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân và bảng chia 1 .
Bài 2 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài , sau đó gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp .
-Một số cộng với 0 cho kết qủa như thế nào ? 
-Vậy 1 số nhân với 0 thì cho kết qủa ra sao? 
-Khi cộng thêm 1 vào một số nào đó thì khác gì với việc nhân số đó với 1 ? 
-Khi thực hiện phép chia một số nào đó cho 1thì ta thu được kết qủa như thế nào ? 
-Kết quả các phép chia có số bị chia là 0 là bao nhiêu? 
Bài 3 (HS khá giỏi)
-Tổ chức cho học sinh thi nói nhanh phép tính với kết qủa . Thời gian thi là 2 phút . Tổ nào có nhiều bạn nói nhanh , đúng là thắng cuộc . 
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về ôn lại kiến thức về phép nhân có thừa số là 1 và 0. Phép chia có số bị chia là 0. 
-Hát.
-2 em. 
- Cả lớp làm vào giấy nháp.
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
-Cả lớp đọc .
-Làm bài vào vở bài tập , sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
-Một số em trả lời .
-Lần lượt nối tiếp lên nói các em khác nhận xét . 
...................................................................................................
Tập đọc. Tiết 81: Ôn tập (T5)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với Như thế nào? (BT2, BT3); biết đáp lời khẳng định, phủ định trong tình huống cụ thể (1 trong 3tình huống ở BT4).
II. Đồ dùng dạy và học: 
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Nêu mục tiêu tiết học ( 2 phút) 
a. Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (20 phút)
-Cho 5 học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi.
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học sinh .
b. Hoạt động 2: Luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào? (7 phút)
Bài 2:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Câu hỏi “ như thế nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ? 
-Hãy đọc câu văn trong phần a . 
-Mùa hè , hai bên bờ sông hoa phượng vĩ nở như thế nào ? 
-Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi : như thế nào? 
-Yêu cầu học sinh tự làm phần b.
Bài 3:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . 
-Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a 
-Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ? 
-Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ? 
-Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu . Sau đó, gọi một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp .
-Nhận xét cho điểm học sinh .
c. Hoạt động 3 : Ôn luyện cách đáp lời khẳng định , phủ định của người khác ( 7 phút)
-Giáo viên nói :Bài tập yêu cầu các em đáp lời khẳng định hoặc phủ định của người khác . Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống , 1 học sinh nói lời cả khẳng định (a,b) và phủ định ( c ) , 1 học sinh nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp .
-Nhận xét cho điểm từng học sinh . 
3. Củng cố, dặn dò:
-Câu hỏi “ như thế nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì? 
-Khi đáp lời khẳng định hay phủ định của người khác , chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ? 
-Về ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ như thế nào ?” và cách đáp lời khẳng định , phủ định của người khác .
-Hát.
-Lắng nghe và đọc đề bài .
-Lần lượt từng em lên gắp thăm được bài nào thì đọc ngay và trả lời câu hỏi. 
-Theo dõi và nhận xét.
-Cả lớp suy nghĩ 1 số em trả lời.
-1 em đọc .
-Một số em đọc .
-Một số em trả lời .
-Một số em trình bày , cả lớp theo dõi và nhận xét .
-Một số cặp trình bày , cả lớp theo dõi , nhận xét bạn trình bày .
-Một số em trả lời .
...................................................................................................
Tập viết. Tiết 27: Ôn tập (T6)
I. Mục đích yêu cầu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2); kể ngắn về con vật mình biết (BT3)
II. Đồ dùng dạy và học: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- Bảng để học sinh điền từ trò chơi .
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới:Giới thiệu bài.
Nêu mục tiêu tiết học:
a. Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 20 phút)
 -Cho 5 học sinh chưa đạt lần trước lên bảng gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi.
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học
sinh .
b. Hoạt động 2 :Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú (8 phút)
-Chia lớp thành 4 đội , phát cho mỗi đội một lá cờ . 
-Phổ biến luật chơi : Trò chơi diễn ra qua 2 vòng 
-Tổng kết đội nào dành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc . 
c. Hoạt động 3 :Kể về con vật mà em biết ( 5 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ về con vật định kể (chú ý):
Có thể kể lại một câu chuyện em biết về 1 con vật mà em được đọc hoặc được nghe kể ), có thể hình dung và kể về hoạt động , hình dáng của con vật mà em biết . 
-yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
-Tuyên dương những học sinh kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà làm bài tập
-Hát.
-Cả lớp lắng nghe và đọc đề bài.
-Lần lượt từng em lên gắp thăm được bài nào thì đọc ngay và trả lời câu hỏi . 
-Theo dõi và nhận xét
-Chia đội theo hướng dẫn của giáo viên.
-Giải câu đố .
-Phối hợp trong đội cùng tìm từ . Khi hết thời gian , các đội dán bảng từ của mình lên bảng . Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội 
Một em đọc đề bài.
-Cả lớp chuẩn bị trong 5 phút. 
-Một số em trình bày , cả lớp theo dõi , nhận xét bài
...................................................................................................
Tự nhiên và xã hội. Tiết 27: Loài vật sống ở đâu?
I. Mục tiêu :
- Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- HS khá: Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật.
II. Đồ dùng dạy và học 
- Aûnh minh họa , tranh ảnh sưu tầm về động vật .
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 56 , 57 phóng to .
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng học tập . 
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 2 : Làm việc với sách giáo khoa (7 phút). 
-Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và miêu tả lại bức tranh đó .
-Giáo viên treo tranh phóng to để học sinh quan sát rõ hơn 
-Giáo viên chỉ tranh để giới thiệu cho học sinh về con cá ngựa .
b. Hoạt động 3 :Kể tên con vật (5 phút)
-Hãy kể tên con vật mà con biết ? 
-Nhận xét : Lớp mình biết rất nhiều con vật . Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu , cô và các em cùng tìm hiểu qua bài : Loài vật sống ở đâu ?
-Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các em sẽ xem băng hình về thế giới động vật 
c. Hoạt động 4 : Xem tranh ( 10 phút) 
Bước 1 : Xem tranh .
-Yêu cầu học sinh vừa xem tranh vừa ghi vào phiếu học tập.
-Phát phiếu học tập cho học sinh .
Bước 2 : Trình bày kết qủa .
-Yêu cầu học sinh trình bày kết ghi chép được 
-Giáo viên nhận xét .
-Vậy động vật có thể sông ở những đâu ? 
-Vậy Sống ở trong rừng , ở đồng cỏ , ao hồ , bay lượn trên trời , nói chung lại là ở đâu? 
d. Hoạt động 5 : Triển lãm tranh ảnh ( 5 phút)
Bước 1 : Hoạt động theo nhóm .
-Yêu cầu học sinh tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và trang trí vào tờ giấy to , ghi tên và nơi sống của con vật .
Bước 2 : Trình bày sản phẩm .
-Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng .
-Giáo viên nhận xét .
-Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm đã sưu tầm được chia theo 3 nhóm : Trên mặt đất , dưới nước và bay lượn trên không .
4. Củng cố, dặn dò:
-Cho biết loài vật sống ở những đâu ? Cho ví dụ 
-Hát.
-Phải có đủ đồ dùng học tập.
-Quan sát và miêu tả lại các bức tranh đó theo thứ hình . Sau khi bạn miêu tả xong , các em khác nhận xét bạn kể.
-Một số em kể .
-Cả lớp cùng xem .
-Vừa xem vừa ghi vào phiếu học tập .
-Một số em trình bày.
-1 số em trả lời .
-Tập trung tranh ảnh , phân công người dán , người trang trí .
-Các nhóm khác nhận xét những điểm tốt và chưa tốt của nhóm bạn .
-Sản phẩm của các nhóm được giữ lại .
-1 số em trả lời .
...................................................................................................
Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2014
Toán. Tiết 134: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết tìm thừa số, số bị chia.
- Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng nhân 4).
- HS khá: Làm được BT4, BT5.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lơp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng tính :
4 x 7 :1 =
0 : 5 x 5 =
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập ( 30 phút)
Bài 1 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài , sau đó gọi học sinh lên đọc bài làm của mình .
-Khi đã biết 2 x 3 = 6 , có thể ghi ngay kết qủa của 6 : 2 và 6 : 3 hay không ? vì sao ? 
-Nhận xét cho điểm học sinh .
Bài 2 
-Viết lên bảng phép tính 20 x 3 và yêu cầu học sinh suy nghĩ để nhẩm kết qủa của phép tính trên .
-Yêu cầu học sinh báo cáo kết qủa và nêu cách nhẩm của mình .
-Giáo viên nhận xét sau đó giới thiệu cách nhẩm của bài mẫu : Hai mươi còn gọi là 2 chục . Để thực hiện 20 x 3 ta có thể tính là : 2 chục x 3 = 6 chục , 6 chục là 60. Vậy 20 x 3 = 60 . Sau đó gọi học sinh nhắc lại .
-Yêu cầu học sinh làm tiếp phần a của bài tập , sau đó gọi học sinh đọc bài làm của mình .
-Hướng dẫn học sinh làm phần b tương tự như làm phần a.
Bài 3 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia chưa biết trong phép chia , sau đó yêu cầu cả lớp tự làm bài .
-Chữa bài đưa ra kết qủa đúng và cho điểm học sinh :
Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi)
-Gọi học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Nhận xét chữa bài đưa ra kết qủa đúng và cho điểm học sinh :
Giải
Mỗi tổ nhận được số báo là :
24 : 4 = 6 ( tờ báo )
 Đáp số : 6 tờ báo .
Bài 5 (Dành cho HS khá giỏi)
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài , sau đó suy nghĩ và tự làm bài .
-Chữa bài và cho điểm học sinh . 
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Về ôn lại cách tìm thừa số , số bị chia , ôn lại các bảng nhân và chia đã học .
-Hát.
-2 em. 
-Cả lớp làm vào giấy nháp.
-Làm theo yêu cầu của giáo viên .
-1 vài em trả lời.
-Suy nghĩ để nhẩm theo yêu cầu .
-Một số em phát biểu trước lớp.
-Lắng nghe và nhắc lại .
-Làm bài và theo dõi để nhận xét bài bạn .
-Nhắc lại , sau đó 2 em lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở bài tập .
-Đổi vở sửa bài.
-1 vài em đọc .1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. 
-Tự chữa vào vở.
-Làm bài theo yêu cầu của giáo viên .
...................................................................................................
Luyện từ và câu. Tiết 27: Ôn tập (T7)
I. Mục đích yêu cầu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao? (BT2, BT3); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ (1 trong 3 tình huống ở BT4).
II. Đồ dùng dạy và học 
 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Nêu mục tiêu tiết học 
a. Hoạt động 1 :Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (20 phút)
-Cho một số học sinh kiểm tra lần trước chưa đạt lên bảng gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học sinh .
b. Hoạt động 2 : Luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao ?( 10 phút)
Bài 2 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Câu hỏi “ Vì sao ?” dùng để hỏi về nội dung gì ? 
-Hãy đọc câu văn trong phần a . 
-Vì sao Sơn ca khô khát họng ? 
-Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi : Vì sao ? (Vì khát).
-Yêu cầu học sinh tự làm phần b. 
Bài 3 
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . 
-Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a . 
-Bộ phận nào trong câu được in đậm ? 
-Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ? 
-Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu . Sau đó, gọi một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp . 
-Nhận xét cho điểm học sinh .
c. Hoạt động 3 :Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác ( 7 phút) .
-Giáo viên nói :Bài tập yêu cầu các em đáp lời đồng ý của người khác . Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống , 1 học sinh nói lời đồng ý , 1 học sinh nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp .
-Nhận xét cho điểm từng học sinh . 
3. Củng cố, dặn dò:
-Câu hỏi “ Vì sao ?” dùng để hỏi về nội dung gì 
-Khi đáp lời đồng ý của người khác , chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ? 
-Về ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ vì sao ?” và cách đáp lời đồng ý của người khác .
-Hát
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Lần lượt từng em lên gắp thăm được bài nào thì đọc ngay và trả lời câu hỏi . 
-Theo dõi và nhận xét.
-Suy nghĩ trả lời.
-1 vài em trả lời. 
-1 em đọc .
-Một số em đọc .
-Một số em trả lời .
-Một số em trình bày , cả lớp theo dõi và nhận xét .
-Một số cặp trình bày , cả lớp theo dõi , nhận xét bạn trình bày .
-Một số em trả lời .
...................................................................................................
Thủ công. Tiết 27: Làm đồng hồ đeo tay (T1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách làm đồng hồ đeo tay.
- Làm được đồng hồ đeo tay.
- HS khá: Làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối.
II. Đồ dùng dạy và học :
- Giáo viên chuẩn bị mẫu đồng hồ đeo tay.
- Quy trình làm đồng hồ đeo tay.
- Học sinh chuẩn bị : giấy màu , thước , bút màu , hồ dán , kéo 
III. Các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên làm dây xúc xích trang trí.
-Giáo viên nhận xét cho điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét ( 5 phút)
-Giáo viên giới thiệu mẫu đồng hồ và hỏi:
+Nêu các vật liệu để làm đồng hồ? 
+Nêu các bộ phận của đồng hồ? 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (10 phút)
Bước 1: Cắt thành các nan giấy
-Yêu cầu cắt 1 nan giấy màu nhạt dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ.
-Cắt và nối thành một nan giấy khác màu dài 30 ô đến 35 ô, rộng 3 ô, cắt vát 2 bên của hai đầu nan để làm dây đồng hồ .
-Cắt một nan dài 8 ô, rộng 1 ô để làm đai cài dây đồng hồ.
Bước 2 : Làm mặt đồng hồ
-Gấp một đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3 ô( H1)
-Gấp cuốn tiếp như ( H 2 ) cho đến hết nan giấy được (H3 )
Bước 3 :Gài dây đeo đồng hồ
-Gài 1 đầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của các nan nếp gấp mặt đồng hồ.
Bước 4 : Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
-Hướng dẫn lấy 4 điểm chính để ghi số 12, 3, 6, 9 và chấm các điểm chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
-Gài dây đeo vào mặt đồng hồ 

File đính kèm:

  • docTUAN 27x.doc
Giáo án liên quan