Giáo án dạy Khối 2 Tuần 24
Tự nhiên và xã hội. Tiết 24: Cây sống ở đâu?
I. Mục tiêu:
- Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- HS khá: Nêu được VD cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác, dưới nước.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 50, 51.
- Sưu tầm tranh ảnh các loại cây sống ở các môi trường khác nhau.
III. Các hoạt động dạy và học:
học sinh viết những từ : Cá Sấu, nghe, những, hoa quả... * Viết bài -Giáo viên đọc lần lượt từng câu cho học sinh viết bài vào vở. * Soát lỗi -Đọc lại bài , dừng lại và phân tích các từ khó cho học sinh soát lỗi. * Chấm bài -Thu và chấm 1 số bài , nhận xét tuyên dương b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập ( 10 phút) Bài 2 -Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. -Yêu cầu học sinh làm bài . -Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp. Bài 3 : Trò chơi (Phần a ). -Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập. -Giáo viên nêu yêu cầu và chia lớp thành 2 nhóm , gọi lần lượt các nhóm nêu tên con vật thường bắt đầu bằng chữ s.Mỗi tiếng tìm được tính 1 điểm -Tổng kết cuộc thi, giáo viên nêu 1 số đáp án đúng: -Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em viết đẹp. -Hướng dẫn về nhà làm tiếp bài tập 3 phần b vào vở. -3 em. -Lớp viết vào bảng con . -Lắng nghe và đọc đề bài. -1 em đọc. -1 số em trả lời . -1 số em trả lời . -Tìm và nêu các từ khó . -2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con. -Viết bài theo yêu cầu. -Cả lớp soát lỗi . -1 em nêu yêu cầu . -2 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở bài tập. -Nhận xét bài bạn và chữa lại nếu sai . -Chơi theo yêu cầu. ................................................................................................... Kể chuyện. Tiết 24: Quả tim khỉ I. Mục đích yêu cầu: - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - HS khá: Biết phân vai để dựng lại câu chuyện BT2. - GDKNS: ra quyết định, ứng phó với căng thẳng, tư duy sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa nội dung câu chuyện trong sách giáo khoa . Mũ hóa trang để đóng vai Cá Sấu, Khỉ . III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: -Giáo viên gọi học sinh lên bảng kể theo vai câu chuyện : Bác sĩ Sói. -Giáo viên nhận xét , ghi điểm , tuyên dương. 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động1 : Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện (20 phút) Bước 1: Kể trong nhóm. -Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm , dựa vào tranh minh họa và gợi ý của giáo viên để kể cho các bạn trong nhóm nghe. Bước 2: Kể trước lớp. -Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. -Yêu cầu các nhóm có cùng nội dung nhận xét. -Khi học sinh kể giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý nếu thấy học sinh còn lúng túng. -Giáo viên nhận xét , tuyên dương , cho điểm . b. Hoạt động 2 : Kể lại toàn bộ câu chuyện (10 phút) (Dành cho HS khá giỏi) -Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn ? Đó là những vai nào ? -Chia nhóm và yêu cầu học sinh cùng nhau dựng lại câu chuyện theo hình thức phân vai . -Giáo viên nhận xét tuyên dương . 4. Củng cố, dặn dò: -Qua câu chuyện chúng ta qút ra bài học gì? -Giáo viên nhận xét tiết học . -Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau . -2 em kể . -Lắng nghe và đọc đề bài. -4 em một nhóm luyện kể từng đoạn. Mỗi em kể 1 bức tranh, các bạn khác nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn. -Một số nhóm kể, các nhóm khác nhận xét bổ sung. -1 số em trả lời . -1 số em trả lời. -Các nhóm phân vai và kể. -1 vài em trả lời. ................................................................................................... Thứ tư ngày 19 tháng 2 năm 2014 Toán. Tiết 118: Một phần tư I. Mục tiêu: - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần tư”, biết đọc, viết 1/4. - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.(HS làm được BT1, 3) II. Đồ dùng dạy và học: Các hình vuông , hình tròn , hình tam giác đều giống như hình vẽ trong sách giáo khoa III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: -Gọi học sinh đọc bảng chia 4. -Giáo viên sửa bài và ghi điểm . 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1 : Giới thiệu “ Một phần tư ” ( 15 p) -Giáo viên cho học sinh quan sát hình vuông như trong phần bài học của sách giáo khoa , sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra làm bốn phần bằng nhau và giới thiệu : “ Có một hình vuông , chia làm 4 phần bằng nhau , lấy 1 phần , được 1 phần tư hình vuông” -Tiến hành tương tự với hình tròn , hình tam giác để học sinh rút ra kết luận : -Trong toán học , để thể hiện một phần tư người ta dùng số “ Một phần tư ” viết là 1/4. b. Hoạt động 2:Luyện tập thực hành ( 15 phút) Bài 1 -Gọi học sinh đọc đề bài tập 1 . -Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi học sinh phát biểu ý kiến . -Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh . Bài 3 -Yêu cầu học sinh đọc đề -Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và tự làm bài . -Giáo viên nhận xét cho điểm. 4. Củng cố, dặn dò: -Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhận biết “Một phần tư ” tương tự như trò chơi nhận biết “ Một phần hai “ ở tiết 105 . -Tuyên dương nhóm thắng cuộc và tổng kết giờ học . -Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau . -2 em. -Cả lớp đọc bảng chia 4 theo yêu cầu. -Lắng nghe và đọc đề bài. -Theo dõi thao tác của giáo viên , phân tích bài toán và trả lời : Được một phần tư hình vuông . -Nghe và ghi nhớ. -Viết vào bảng con, 2 em lên bảng viết. -1 em đọc đề . -Tự làm bài và phát biểu ý kiến . -1 em đọc . -Cả lớp quan sát và tự làm bài. Tập đọc. Tiết 72: Voi nhà I. Mục đích yêu cầu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm được nhiều việc có ích cho con người. (trả lời được các CH trong SGK) - GDKNS: ra quyết định, ứng phó với căng thẳng. II. Đồ dùng dạy và học: Tranh minh họa bài tập đọc phóng to. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: +Đọc đoạn 1 , 2 và trả lời câu hỏi : Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào? -Giáo viên nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1: Luyện đọc ( 15 phút) * Đọc mẫu -Giáo viên đọc mẫu , yêu cầu học sinh đọc lại . Chú ý giọng đọc thể hiện đúng các nhân vật . * Luyện phát âm -Yêu cầu học sinh tìm những từ khó đọc : -Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu . -Giáo viên nghe chỉnh sửa lỗi cho học sinh . * Luyện đọc đoạn. -Gọi học sinh đọc phần chú giải của bài . -Nêu yêu cầu đọc đoạn , sau đó hướng dẫn học sinh chia bài tập đọc thành 3 đoạn . -Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn . -Chia nhóm học sinh , mỗi nhóm 4 học sinh và yêu cầu học sinh đọc bài trong nhóm . * Thi đọc giữa các nhóm -Yêu cầu các nhóm đọc thi . -Giáo viên và các em khác nhận xét . * Đọc đồng thanh -Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài ( 10 phút) -Gọi học sinh lên đọc lại toàn bài . -Giáo viên hỏi HS trả lời: c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (8 phút). - GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm bài. - GV và HS nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Về học bài và chuẩn bị bài sau . -2 em. -Lắng nghe và đọc đề bài. -1 em học khá đọc mẫu 2 lần , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa . -Tìm từ và đọc . -Đọc nối tiếp từng câu từ đầu cho đến hết bài. -Nhìn sách giáo khoa đọc . -Dùng bút chì gạch chéo để phân cách giữa các đoạn của bài. -3 em đọc từng đoạn của bài. -Lần lượt học từng em đọc bài trong nhóm của mình . -Cử đại diện nhóm lên đọc. -Cả lớp đọc . -1 em đọc thành tiếng , lớp đọc thầm theo. -1 số em trả lời . - HS thi đọc bài -Từ 1 đến 2 em đọc . Tập viết. Tiết 24: Chữ hoa: U, Ư I. Mục đích yêu cầu: - Viết đúng 2 chữ hoa U, Ư (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ – U hoặc Ư), chữ và câu ứng dụng: Ươm (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ươm cây gây rừng (3 lần). II.Đồ dùng dạy học: - Chữ hoa U, Ư đặt trong khung chữ mẫu , có đủ các đường kẻ và đánh số các dòng kẻ. - Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng : Ươm cây gây rừng. Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp 2.Bài cũ ( 5 phút) -Gọi học sinh viết chữ T và chữ Thẳng cụm từ ứng dụng : Thẳng như ruột ngựa - Giáo viên nhận xét , ghi điểm . 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ U, Ư hoa (5 phút) * Quan sát , nhận xét: -Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn chữ U:. -Yêu cầu học sinh quan sát chữ U và hỏi : +Chữ U hoa cao mấy li ? +Gồm mấy nét là những nét nào ? -Giáo viên giảng lại quy trình viết , vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ. -Yêu cầu học sinh so sánh chữ U hoa và chữ Ư. * Viết bảng . -Yêu cầu học sinh luyện viết chữ U, Ư trong không trung , sau đó viết vào bảng con . -Giáo viên nhận xét sửa sai. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ (10 phút) * Giới thiệu cụm từ : -Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng : Ươm cây gây rừng. * Quan sát và nhận xét +Cụm từ có mấy chữ ? là những chữ nào ? +Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ U, Ư hoa và cao mấy li ? +Các chữ còn lại cao mấy li ? *Viết bảng -Yêu cầu học sinh viết chữ: Ươm vào bảng con. -Giáo viên nhận xét uốn nắn . c. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết (15 phút) - Yêu cầu học sinh viết vào vở. -Giáo viên theo dõi uốn nắn . -Thu và chấm 10 bài . 4. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài trong vở -2 em. -Lắng nghe và đọc đề bài. -Cả lớp quan sát chữ mẫu và trả lời. -Cả lớp quan sát và ghi nhớ. -Tự so sánh . -Viết vào bảng con, 2 em lên bảng viết. -Cả lớp đọc cụm từ . -Quan sát và trả lời . -Lớp viết vào bảng con, 2 em lên bảng viết. -Viết theo yêu cầu ................................................................................................... Tự nhiên và xã hội. Tiết 24: Cây sống ở đâu? I. Mục tiêu: - Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. - HS khá: Nêu được VD cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác, dưới nước. II. Đồ dùng dạy học : - Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 50, 51. - Sưu tầm tranh ảnh các loại cây sống ở các môi trường khác nhau. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: - Hãy kể về cuộc sống xung quanh nơi em ở? -Giáo viên nhận xét , tuyên dương , ghi điểm . 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1: Làm việc với Sách giáo khoa (15 phút) Bước 1: Làm việc theo nhóm. -Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và nói về nơi sống của cây cối trong từng hình. Bước 2: Trình bày ý kiến. -Yêu cầu học sinh các nhóm lên trình bày trước lớp. -Cây sống ở đâu? b. Hoạt động 2 : Triển lãm về cây cối (15 phút) Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. -Yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa những tranh ảnh, cây lá thật đã sưu tầm được cho cả nhóm quan sát. -Yêu cầu học sinh phân nhóm cây sống dưới nước và nhóm cây sống trên cạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp. -Yêu cầu các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát và đánh giá lẫn nhau. -Giáo viên nhận xét , tuyên dương các nhóm trình bày tốt. 4. Củng cố, dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học . -Tuyên dương 1 số em sưu tầm được nhiều cây. -Về học bài chuẩn bị bài sau. -2 em. -Lắng nghe và đọc đề bài. -Thảo luận nhóm 4 em theo yêu cầu của giáo viên. -Đại diện các nhóm trình bày. -1 vài em trả lời . -Thực hiện nhóm theo yêu cầu của giáo viên. -Trình bày sản phẩm và đánh giá. ................................................................................................... Thứ năm ngày 20 tháng 2 năm 2014 Toán. Tiết 119: Luyện tập I. Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 4. - Biết giải bài toán có một phép chi (trong bảng chia 4). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.(HS làm được BT1, 2, 3,5) II. Đồ dùng dạy và học: Chuẩn bị một số bài tập . III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: -Giáo viên đưa một số hình kẻ 1/2, 1/3 và 1/4 để học sinh quan sát và nêu kết quả với những hình đã lấy đi 1/4. -Giáo viên nhận xét và ghi điểm . 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a.Hoạt động 1 : Luyện tập ( 30 phút) Bài 1: -Nêu yêu cầu của bài . -Yêu cầu học sinh tự làm bài -Yêu cầu các em khác nhận xét bài làm của bạn -Nhận xét tuyên dương Bài 2 -Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài . -Yêu cầu học sinh tự làm bài . -Giáo viên gọi học sinh đọc , sửa bài và nhận xét Bài 3 -Gọi học sinh đề bài 3 . -Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở . -Giáo viên sửa bài và nhận xét đưa ra kết qủa đúng: Giải Mỗi tổ có số học sinh là : 40 : 4 = 10(học sinh) Đáp số : 10 học sinh. - Giáo viên chấm một số bài nhận xét tuyên dương Bài 5 -Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài . -Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài. -Giáo viên chấm 1 số bài và nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học , tuyên dương những em học tốt. -Về học bài , chuẩn bị bài sau. -2 em. -Lắng nghe và đọc đề bài. -Một em nêu. -Hai em lên bảng làm ,lớp làm vào vở . -Một vài em nhận xét . - 1em nêu. - 4 em lên bảng làm 4 cột, cả lớp làm vào sách. -Hai em đọc. -1 em tóm tắt bài , 1 em giải , dưới lớp làm vào vở . -Đổi vở sửa bài. -1 em đọc đề bài. -Tự làm bài theo yêu cầu. -1 vài em trả lời . ................................................................................................... Luyện từ và câu. Tiết 24: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy I. Mục đích yêu cầu: - Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật (BT1, BT2). - Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chổ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy và học: - Tranh minh họa trong bài. Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật. - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2, 3 . III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: -Gọi học sinh lên bảng thực hành hỏi đáp theo mẫu “...như thế nào?” -Giáo viên nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn chọn tên con vật phù hợp với đặc điểm ( 18 phút) Bài 1 -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. -Treo bức tranh minh họa và yêu cầu học sinh quan sát tranh. -Tranh minh họa hình ảnh của các con vật nào? -Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra. -Gọi 3 học sinh lên bảng , nhận thẻ từ và gắn vào tên từng con vật với đúng đặc điểm của nó. -Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng Bài 2 -Gọi học sinh đọc đề bài tập 2 -Bài tập này có gì khác với bài tập 1? -Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp đôi để làm bài tập. -Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình. -Nhận xét , cho điểm học sinh và nêu đáp án: -Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật. -Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn điền dấu chấm , dấu phẩy vào ô trống ( 12 phút) -Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì ? -Gọi học sinh đọc đoạn văn trong bài. -Yêu cầu học sinh tự làm bài. -Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn , sau đó chữa bài. -Gọi học sinh đọc lại bài vừa làm. -Khi nào phải dùng dấu chấm? -Giáo viên chấm 1 số bài . 4. Củng cố, dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học . -Về học bài và hoàn thành tiếp bài tập . -3 em. -Lắng nghe và đọc đề bài. -1 em đọc . -Quan sát tranh. -1 vài em trả lời . -Cả lớp đọc đồng thanh. -3 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập . -1 em đọc đề bài. -1 vài em trả lời . -Từng cặp làm bài tập. -Mỗi em đọc 1 câu, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. -Nghe và ghi nhớ. -Hoạt động theo lớp, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. -Đọc đồng thanh cả lớp. -1 em nêu . -1 em đọc . - 1 em lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở. -1 vài em nhận xét. -2,3 em đọc lại bài của mình. -1 vài em trả lời . ................................................................................................... Thủ công. Tiết 24: Ôn tập: Phối hợp gấp, cắt, dán (T2) I. Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. - HS khá: Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất 2 sản phẩm đã học. Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo. II. Đồ dùng dạy và học: - Giáo viên chuẩn bị các mẫu của các bài tập : 7, 8, 9, 10 , 11 , 12 để học sinh xem lại. - Học sinh chuẩn bị : giấy màu , thước , bút màu , hồ dán , kéo III. Nội dung ôn tập : 1.Kiểm tra đồ dùng : -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về đồ dùng phục vụ cho tiết học thủ công . -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Thực hành cắt, gấp , dán : -Giáo viên ghi lên bảng :Em hãy gấp , cắt , dán một tronh những sản phẩm đã học -Học sinh tự chọn một trong những sản đã học như gấp , cắt , dán hình tròn , các biển báo giao thông , phong bì , thiếp chúc mừng để làm bài kiểm tra . -Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu : gấp , cắt , dán đã học trong chương 2 . -Yêu cầu học sinh thực hiện các nếp gấp phải thẳng , dán cân đối , phẳng , đúng kĩ thuật , màu sắc hài hòa , phù hợp (màu của biển báo đúng với màu quy định , không được làm khác. -Yêu cầu học sinh tự làm và dán vào vở . -Giáo viên theo dõi , gợi ý , giúp đỡ những học sinh còn lúng túng . 3.Cách đánh giá : Đáng giá kết qủa qua sản phẩm theo 2 mức : -Hoàn thành : +Nếp gấp , đường cắt thẳng . +Thực hiện đúng quy trình . +Dán cân đối , phẳng . -Chưa hoàn thành : + Nếp gấp , đường cắt không thẳng . + Thực hiện không đúng quy trình . +Chưa làm ra sản phẩm. 4. Củng cố, dặn dò: -Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị bài và thái độ học tập của học sinh . -Chuẩn bị giấy , hồ , kéo , để tiết sau làm xúc xích . ................................................................................................... Đạo đức. Tiết 24: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (T2) I. Mục tiêu - Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. - Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. - HS khá: Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh. - GDKNS: kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. II. Đồ dùng dạy và học: - 1- 2 điện thoại bằng đồ chơi. Bảng phụ ghi sẵn các tình huống. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: -Thực hành gọi điện theo cuộc hội thoại ở bài tập 2. -Giáo viên nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1: Đóng vai ( 15 phút) -Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn các tình huống và yêu cầu học sinh đọc: -Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và đóng vai theo cặp cùng bàn. -Giáo viên mời 1 số cặp lên đóng vai. -Giáo viên nhận xét , tuyên dương. èKết luận : b. Hoạt động 2 : Xử lý tình huống ( 15 phút) -Giáo viên nêu 1 số tình huống và yêu cầu học sinh thảo luận nhận xét. -Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống. -Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng. -Giáo viên liên hệ thực tế. èKết luận : 4. Củng cố, dặn dò: -Tuyên dương những em đã thực hành tốt bài học. -Giáo viên nhận xét tiết học . -Về ôn lại bài và thực hành nhận và gọi điện thoại lịch sự , nhẹ nhàng . - 2 em. -Lắng nghe và đọc đề bài. -3 em đọc 3 tình huống, cả lớp theo dõi . -Các nhóm học sinh suy nghĩ thảo luận và ghi lại các việc làm cụ thể. -2,3 cặp đóng vai trước lớp, các nhóm khác nhận xét , bổ sung. -Cả lớp nghe và ghi nhớ. - Thảo luận và ghi lại các việc làm cụ thể. -Đại diện các nhóm trình bày. -Cả lớp nghe và ghi nhớ. ................................................................................................... Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2014 Thể dục. Tiết 48: Một số bài tập đi theo vạch kẻ thẳng và đi nhanh chuyển sang chạy . Trò chơi: Nhảy ô I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Tiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Trò chơi Nhảy ô. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động, nhanh nhẹn. II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân trường. 1 còi , dụng cụ trò chơi III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG T.gian PHƯƠNG PHÁP I/ MỞ ĐẦU GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học Ôn bài TD phát triển chung Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp Kiểm tra bài cũ: 4 HS II/ CƠ BẢN: a.*Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông *Đi theo vạch kẻ t
File đính kèm:
- TUAN 24x.doc