Giáo án dạy Khối 2 Tuần 2

Tự nhiên xã hội. Tiết 2: Bộ xương.

I. Mục tiêu:

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.

- HS khá, giỏi: Biết tên các khớp xương của cơ thể, biết được nếu gãy xương sẽ rất đau và khó đi lại.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh trong sgk, thẻ từ.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 2 Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu?
-Cuối mỗi câu có dấu gì? 
* Hướng dẫn viết từ khó :
 -Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ khó.
Viết các từ: năm, la,ø lớp, luôn luôn, phần thưởng, cả lớp, đặc biệt, người, nghị ....
-Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
* Chép bài:
- Yêu cầu học sinh tự nhìn bài chép trên bảng và chép vào vở .
* Soát lỗi :
-Đọc lại bài thong thả đoạn cần chép, phân tích các tiếng viết khó, dễ lẫn chohọc sinh kiểm tra.
* Chấm bài: 
 -Thu và chấm một số bài tại lớp. 
-Nhận xét bài viết của học sinh.
b. Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập chính ta (10 phút). 
Bài 2
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
-Yêu cầu học sinh làm bài vào Vở bài tập.
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét và nêu các từ đúng.
-Cho điểm học sinh.
Bài 3:Học bảng chữ cái.
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Gọi học sinh lên bảng làm bài. 
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn.
-Kết luận về lời giải của bạn.
-Xoá dần bảng chữ cái cho học sinh học thuộc.
c. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học , tuyên dương những em học tốt , viết đẹp không mắc lỗi, động viên các em còn mắc lỗi cố gắng.
Dặn dòhọc sinh học thuộc 29 chữ cái.
-Hát .
-3 em .
 -Cả lớp viết theo lời đọc của giáo viên.
-Lắng nghe và đọc đề bài .
-2 đến 3 em đọc bài .
-Một số em trả lời .
-Một số em trả lời .
-Một vài em đọc.
-Một số em trả lời .
-Một vài em nhắc lại.
-2 em viết trên bảng, dưới lớp viết vào bảng con .
-Nhìn bảng chép bài .
-Đổi chéo vở, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của giáo viên.
-1 em đọc .
-2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
-Nhận xét bạn làm Đúng/Sai.
-Cả lớp nghe và ghi nhớ.
-1 em lên bảng , dưới lớp làm vào vở bài tập.
-Nhận xét bài bạn.
-Nghe và sữa chữa bài mình nếu sai.
-Học thuộc 10 chữ cái cuối cùng.
...........................................................................................
Kể chuyện. Tiết 2: Phần thưởng.
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, 2, 3)
- HS khá, giỏi: Bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ (5 phút)
-Gọi học sinh bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Mỗi em kể 1 đoạn chuyện.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Bài mới :Giới thiệu bài (2 phút)
-Yêu cầu học sinh nêu lại tên câu chuyện vừa học trong giờ tập đọc .
a. Hoạt động 1 :Hướng dẫn kể chuyện (30 phút)
* Kể lại từng đoạn câu chuyện :
Bước 1 : Kể trước lớp 
-Gọi học sinh khá , tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung 3 bức tranh .
-Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét sau mỗi lần có học sinh kể theo tiêu chí :
Bước 2 : Kể theo nhóm 
-Cho học sinh chia nhóm , dựa vào tranh minh họa và các gợi ý kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe .
-Khi học sinh thực hành kể . Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý cho học sinh yếu theo 3 bức tranh .
Bước 3: Kể từng đoạn trước lớp.
Chú ý: Khi học sinh kể giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng. 
* Kể lại toàn bộ câu chuyện :
Cách 1 :Kể độc thoại 
-Gọi học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện .
-Gọi học sinh khác nhận xét.
-Gọi học sinh lên kể lại toàn bộ câu chuyện .(Dành cho HS khá, giỏi).
Cách 2 : Phân vai dựng lại câu chuyện .
-Chọn học sinh đóng vai : Người dẫn chuyện , Cô giáo, mẹ Na, Na và các bạn.
-Hướng dẫn học sinh nhận vai (Chú ý giọng).
-Dựng lại câu chuyện ( 2 lần ):
b. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học , tuyên dương em thực hiện tốt , nhắc nhở 1 số em thực hiện chưa tốt .
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Chuẩn bị bài sau .
-Hát .
-3 em.
1 em nêu .
-3 em học khá lần lượt kể 3 đoạn truyện.
-Một số em nhận xét bạn kể.
-Chia mỗi nhóm 4 em Lần lượt từng em kể từng đoạn của truyện theo tranh .
-3 em nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối câu chuyện.
-Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã giới thiệu.
-1 đến 2 em kể toàn bộ câu chuyện.
-Đóng vai theo yêu cầu .
-Lắng nghe và ghi nhớ để nhập vai.
-Bình chọn đủ theo 3 tiêu chí đã nêu .
...........................................................
Thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2013
Toán. Tiết 8: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Biết trừ nhẫm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
- HS làm được BT1, 2(C1,2), 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ (5 phút)
-Gọi học sinh lên bảng thực hiện các phép tính trừ sau:
+78 – 51 =? ;	39 – 15 = ?
+87 – 43 =? ;	99 – 72 = ?
-Nhận xét cho điểm 
3.Bài mới: Giới thiệu bài(2 phút)
a. Hoạt động 1 :Luyện tập (30 phút)
Bài 1:
-Gọi học sinh lên bảng làm bài, đồng thời yêu cầu học sinh dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn trên bảng.
-Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính, cách thực hiện tính các phép tính: 88 – 36 ; 64 – 40
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài. 
-Gọi học sinh làm mẫu phép trừ 60-10-30. 
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Gọi học sinh chữa miệng, yêu cầu các học sinh khác đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
-Tổng của 10 và 30 là bao nhiêu? 
Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Gọi học sinh làm bài trên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 4 :
-Gọi học sinh đọc đề bài .
-Hướng dẫn tóm tắt bài toán.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Giáo viên chữa bài và đưa ra đáp án đúng :
Bài giải
Số vải còn lại dài là :
9 - 5 = 4 (dm)
Đáp số : 4 dm
b. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học .
Về ôn lại cách thực hiện phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số.
-Hát .
-2 em .
-1 em lên bảng , dưới lớp tự làm vào vở.
-Một vài em nhận xét bài bạn làm đúng/sai.
-2 em lần lượt nêu.
-1 em đọc.
-1 em học khá (giỏi) làm mẫu.
-Cả lớp tự làm bài.
-1 em nêu cách nhẩm của từng phép tính trong bài.
-Một vài em nhận xét.
-1 em trả lời.
-2 em đọc.
-Một số em trả lời.
-1 em lên bảng , dưới lớp làm bài, 
-2 em đọc .
-1 em đọc đề và nêu câu hỏi mời bạn trả lời để tóm tắt.
-Làm vào vở bài tập .
-Đổi vở sửa bài .
...........................................................
Tập đọc. Tiết 6: Làm việc thật là vui.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui. (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ (5 phút)
+Đọc đoạn 1 và Hãy kể những việc tốt của bạn Na?
-Giáo viên nhận xét cho điểm .
3.Bài mới :Giới thiệu bài (1 phút)
-Gọi học sinh đọc đề bài tập đọc.
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút)
* Đọc mẫu 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1.
-Yêu cầu học sinh đọc mẫu lần 2 . 
* Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu học sinh đọc : sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng, bận rộn,
-Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng .
-Treo bảng phụ , hướng dẫn học sinh cách đọc đúng.
-Yêu cầu học sinh luyện đọc câu dài.
-Yêu cầu học sinh nêu nghĩa của các từ: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
* Đọc theo nhóm 
Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm 
* Thi đọc .
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh đọc cá nhân .
-Nhận xét , cho điểm
* Đọc đồng thanh .
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh .
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài tập đọc và gạch chân các từ chỉ đồ vật, con vật, cây cối, người được nói đến trong bài.
 -Yêu cầu nêu các công việc mà các đồ vật, con vật, cây cối đã làm.
+Theo em tại sao mọi người, mọi vật quanh ta đều làm việc 
-Yêu cầu học sinh đọc câu Cành đào... tưng bừng.
 -Rực rỡ có nghĩa là gì?
-Hãy đặt câu có từ rực rỡ.
-Tưng bừng có nghĩa là gì?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (8 p)
- GV tỉ chức cho HS thi đọc
d. Hoạt động nối tiếp
-Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
-Giáo viên nhận xét tiết học .
Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
-Hát .
-Hai em .
-Cả lớp nghe và mở trang 7 SGK.
-Lắng nghe và đọc thầm theo. 
-Một em học khá ( giỏi) đọc .
-3 đến 5 em đọc cá nhân , sau đó cả lớp đọc đồng thanh
- Mỗi em đọc 1 câu . Đọc từ đầu cho đến hết bài.
-Nối tiếp nhau đọc từng câu cả lớp đọc đồng thanh
-Các em xem phần chú giải và nêu.
-Lần lượt từng em đọc trước nhóm của mình.
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc , các nhóm thi đọc tiếp nối , đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài .
-Cả lớp đọc đồng thanh .
-Đọc bài và gạch chân các từ:đồng hồ, con tu hú, chim sâu, cành đào, Bé.
-Trả lời theo nội dung bài.
-Một số em trả lời .
-Trả lời theo suy nghĩ.
-Một số em trả lời theo hiểu biết của mình.
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn
-Một số en trả lời.
..............................................................................
Tập viết. Tiết 2: Chữ hoa: Ă, Â.
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ- Ă hoặc Â), Chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Ăn chậm nhai kĩ. (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học:
 Chữ mẫu, VTV.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp 
2..Bài cũ (5 phút)
-Yêu cầu viết chữ hoa A vào bảng con.
-Yêu cầu viết chữ Anh.
3.Bài mới: Giới thiệu bài (2 phút)
-Viết câu ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa (10 phút)
* Quan sát số nét , quy trình viết Ă , Â hoa:
-Yêu cầu học sinh lần lượt so sánh chữ Ă , hoa với chữ A hoa đã học ở tuần trước. 
+Chữ A hoa gồm mấy nét, là những nét nào? *Nêu quy trình viết chữ hoa?
+Dấu phụ của chữ Ă giống hình gì?
+Quan sát mẫu và cho biết vị trí đặt dấu phụ. 
+Dấu phụ của chữ Â giống hình gì?
+Đặt câu hỏi để học sinh rút ra cách viết (giống như với chữ Ă).
* Viết bảng 
-Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ Ă, hoa vào trong không trung , sau đó cho các em viết vào bảng con .
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng (10 phút) 
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở Tập viết , đọc cụm từ ứng dụng .
+ Ăn chậm nhai kỹ mang lại tác dụng gì?
* Quan sát và nhận xét .
+Cụm từ gồm mấy tiếng ? Là nhữ tiếng nào?
+So sánh chiều cao chữ Ă và chữ n .
+Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A .
+Khi viết Ăn ta viết nét nối giữa Ă và n như thế nào ?
+Khoảng cách giửa các chữ bằng chừng nào?
* Viết bảng 
-Yêu cầu học sinh viết chữ Ăn vào bảng. Giáo viên chỉnh sửa cho những em còn sai .
c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết (10 phút)
-Yêu cầu học sinh viết vào vở bài tập :
-Giáo viên chỉnh và sửa lỗi .
-Thu và chấm 5 đến 7 bài ,
d. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học .
Dặn học sinh về nhà hoàn thàmh các bài viết trong vở 
-Hát .
-Cả lớp viết.
-2 em viết trên bảng lơp, cả lơp viết vào bảng con.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Quan sát và trả lời .
-Một số em so sánh.
-Một số em trả lời.
-Cả lớp viết vào bảng con.
-Cả lớp tự viết .
-Một số em trả lời .
-Quan sát và trả lời .
-So sánh .
-Một số em trả lời .
-Cả lớp viết bảng.
-Cả lớp viết vào vở .
-Cả lớp tự sửa .
..............................................................................................
Tự nhiên xã hội. Tiết 2: Bộ xương.
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
- HS khá, giỏi: Biết tên các khớp xương của cơ thể, biết được nếu gãy xương sẽ rất đau và khó đi lại.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh trong sgk, thẻ từ.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ (5 phút)
+Cơ quan vận động gồm những bộ phận nào?
+Nhờ đâu mà các bộ phận của cơ thể cử động được?
-Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới và viết đề bài (2 phút)
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu một số xương và khớp xương của cơ thể (10 phút)
Bước 1 :Hoạt động cặp đôi.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bộ xương và chỉ vị trí , nói tên một số xương.
-Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2 :Hoạt động cả lớp.
-Giáo viên đưa mô hình bộ xương. 
-Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vị trí của xương khi giáo viên nói tên xương: xương đầu, xương sống,..
-Giáo viên chỉ một số xương trên mô hình.
Bước 3 :
-Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét các xương trên mô hình và so sánh với các xương trên cơ thể mình, chỗ nào hoặc vị trí nào xương có thể gập, duỗi hoặc quay được.
-Giáo viên chỉ vị trí một số khớp xương.
b. Hoạt động 2 :Đặc điểm và vai trò của bộ xương (10 phút)
Bước 1 :
-Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp đôi các câu hỏi :Hình dạng và kích thước các khớp xương có giống nhau không? 
-Yêu cầu học sinh nêu vai trò của xương chân.
-Nêu vai trò của xương bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
Bước 2: Kết luận: 
c. Hoạt động 3 :Giữ gìn , bảo vệ bộ xương (10 phút)
Bước 1 : Làm phiếu bài tập.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phiếu bài tập.
-Yêu cầu học sinh làm vào phiếu bài tập.
-Giáo viên và học sinh chữa phiếu bài tập
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt ta cần làm gì?
+Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương?
+Điều gì sẽ xảy ra nếu hằng ngày chúng ta ngồi, đi, đứng không đúng tư thế và mang vác , xách các vật nặng?
d. Hoạt động nối tiếp:
Giáo viên sửa bài nhận xét , tuyên dương
Về thực hiện vận động nhẹ nhàng cho cơ thể khỏe mạnh .
-Hát
-2em .
-Lắng nghe và đọc đề bài 
-Thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn.
-Một số em chỉ vị trí các xương đó trên mô hình.
-Một vài em đứng tại chỗ nói tên xương đó.
-Một số em chỉ các vị trí trên mô hình: 
-Một vài em đứng tại chỗ nói tên các khớp xương.
-Thực hiện theo yêu cầu .
-Một số em trả lời .
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Cả lớp làm phiếu bài tập cá nhân.Trả lời theo 4 ý đã chọn trong phiếu.
-Một số em trả lời.
-Lắng nghe và sửa câu sai.
.........................................................................................
Thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2013
Toán. Tiết 9: Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- HS làm được BT1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ (5 phút)
+Đặt tính rồi tính:
a.84 và 31; b.77 và 53; c. 59 và 19.
-Nhận xét cho điểm .
3. Bài mới : Giới thiệu bài (2 phút)
a. Hoạt động 1 :Luyện tập (30 phút)
Bài 1 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Gọi học sinh lên bảng làm bài.
-Yêu cầu học sinh lần lượt đọc các số trên. 
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm vào Vở bài tập.
-Gọi học sinh chữa bài.
-Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số.
-Số 0 có số liền trước không? 
Bài 3 :
-Gọi học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một cột, các học sinh khác tự làm vào Vở bài tập.
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn.
-Có thể hỏi thêm về cách đặt tính, cách tính của một phép tính cụ thể. 
Bài 4 :
- Gọi học sinh đọc đề bài .
+Bài toán cho biết những gì? 
+Bài toán hỏi gì? 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
-Giáo viên nhận xét và đưa ra kết quả đúng.
 	 Bài giải 
 	Số học sinh có tất cả .
 	18 + 21 = 39 ( học sinh)
 Đáp số : 39 học sinh .
b. Hoạt động nối tiếp:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Về nhà hoàn thành tiếp các bài tập còn lại 
-3 em .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em đọc đề bài.
-3em lên bảng làm bài, dưới lớp làm ra giấy nháp.
-Đọc số theo yêu cầu.
-Cả lớp làm bài .
-Một em lên chữa bài.
-Một số em trả lời .
-Cả lớp tự làm bài.
-Nhận xét bài bạn về cả cách đặt tính và kết quả phép tính.
-1 học sinh đọc đề bài trong SGK.
-1 số em trả lời.
-Làm bài.
-Học sinh đổi vở sửa bài.
.............................................................................................
Luyện từ và câu. Tiết 2: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi.
I. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập(BT1).
- Đặt câu với 1 từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3); biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt đôïng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ (5 phút)
+Kể tên một số đồ vật, người, con vật, hoạt động øma em biết?
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài (2 phút)
-Giáo viên ghi đề bài và gọi đọc đề.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (30 phút)
Bài 1: 
-Gọi học sinh đọc đề bài. 
-Yêu cầu học sinh đọc mẫu. 
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Chia nhóm yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm từ ghi vào giấy dán lên bảng.
-Gọi học sinh thông báo kết quả của nhóm mình. 
-Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được. 
Bài 2 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hướng dẫn học sinh: Hãy tự chọn 1 từ trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
-Gọi học sinh đọc câu của mình.
-Sau mỗi câu học sinh đọc, giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét xem câu đó đã đúng chưa, có cần bổ sung gì thêm không? 
Bài 3 :
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài . 
-Gọi học sinh đọc câu mẫu.
-Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm như thế nào?
-Yêu cầu học sinh viết các câu tìm được và Vở bài tập.
Bài 4:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh đọc các câu trong bài.
+ Đây là các câu gì? 
+Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì? 
-Yêu cầu học sinh viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu.
-Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của bài.
b. Hoạt động nối tiếp:
-Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã có, em có thể làm như thế nào? 
-Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì? 
-Nhận xét tiết học, khen ngợi động viên các em cố gắng, học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Về nhà hoàn thành nốt bài tập và chuẩn bị sau.
-Hát .
-2 em .
- Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em đọc đề bài.
-1 em đọc mẫu.
-1 em nêu yêu cầu.
-4 em một nhóm thảo luận tìm từ ghi ra giấy.
-Nhóm trưởng nêu kết quả của nhóm.
-Đọc đồng thanh các từ, sau đó làm bài vào vở bài tập.
-Một em trả lời.
 -Thực hành đặt câu.
-Đọc câu tự đặt được.
-1 em đọc yêu cầu. 
-1 em đọc mẫu.
- Một số em phát biểu ý kiến. 
-Cả lớp cùng viết vào vở.
-1 em đọc yêu cầu bài.
-Lần lượt từng em đọc trong nhóm, bạn khác lắng nghe để nhận xét bạn đọc.
-Một số em trả lời.
-Cả lớp viết bài.
-Một số em trả lời.
-Một số em trả lời.
................................................................................................
Thủ công. Tiết 2: Gấp tên lửa (T2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp tên lửa.
- Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- HS khéo tay: Gấp được tên lửa. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tên lửa sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh quy trình, giấy, kéo.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ (3 phút)
Kiểm tra dụng cụ phục vụ tiết thủ công của học sinh 
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 :Củng cố thao tác gấp tên lửa (10 phút)
-Gọi học sinh nhắc lại các bước gấp tên lửa.
-Cho học sinh xem lại quy trình gấp tên lửa.
-Giáo viên chốt lại các bước gấp: 2 Bước Gấp.
+Gấp tạo 4 nếp gấp cách đều nhau.
+Gấp tạo thân và sử dụng.
-Gọi học sinh lên gấp mẫu tên lửa.
b. Hoạt động 2 : Thực hành gấp tên lửa (20 phút) 
-Yêu cầu học sinh thực hành gấp tên lửa.
-Giáo viên theo dõi, nhắc nhở và giúp đỡ những em còn chậm.
-Yêu cầu các nhóm dán tên lửa vào giấy to và ghi tên mình vào.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm và tuyên dương học sinh.
c. Hoạt động nối tiếp:
-Cho học sinh đi tham quan sản phẩm của các nhóm khi hoàn thành.
-Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị đồ dùng cho tiết Gấp máy bay phản lực.
-Hát .
-Học sinh phải có đầy đủ dụng cụ .
-Một vài em nhắc lại .
-Cả lớp quan sát .
-Cả lớp lắng nghe và gh

File đính kèm:

  • docTUAN 2x.doc