Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp môn Sinh học 9 - Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường ở địa phương - Nguyễn Thị Thu Thanh

*Hoạt động 3: Phần thi dành cho khán giả

a/ Mục tiêu:

- Giúp các em tự tin, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi do ban tổ chức đưa ra.

- HS chú ý theo dõi, suy nghĩ trả lời theo tình huống.

b/ Cách tiến hành:

 - Cho các bạn khán giả đưa tay và trả lời

 - Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh

Câu 1: Cho HS quan sát các mẫu đất và trả lời câu hỏi tình huống: Kế tên các loại đất, loại nào thích hợp cho cây trồng nhất? Cách tạo ra đất mùn? (GV nhận xét bổ sung thông qua mẫu vật)(tích hợp môn Công nghệ)

Câu 2: Quan sát tranh và nêu ý nghĩa của các hình ảnh, giải quyết theo tình huống:

GV cho HS xem một hình ảnh, HS nêu ý nghĩa của mỗi hình, ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, (GV nhận xét bổ sung thông qua hình ảnh) (tích hợp môn Vật lí)

Câu 3: Vì sao hạn chế đốt rác?

 Khi đốt bất kì một loại rác thải nào(nhất là rác thải khó phân hủy) thường sinh ra các loại khí thải rất độc hại như: khí CO2, CO, SO2,. gây hiệu ứng nhà kính, gây hiện tượng mưa axít, làm nhiệt độ trái đất tăng lên, gây thủng tầng ozôn, .gây biến đổi khí hậu toàn cầu, gây các bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong cộng đồng.

Vì vậy chúng ta không nên đốt rác mà hãy chôn rác hợp lí.

(Tích hợp môn hóa,sinh học, vật lí, GDCD )

Câu 4: Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét?

- Ngủ phải mắc màn

- Đậy nắp chum, vại có nước

- Nuôi cá diệt cung quăng

- Thường diệt muỗi bằng cách phun thuốc định kì

(Vì sao ngủ phải mắc màn? Loại muỗi nào gây ra bệnh sốt rét? )

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp môn Sinh học 9 - Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường ở địa phương - Nguyễn Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT NINH THUẬN
PHÒNG GD & ĐT NINH PHƯỚC
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Địa chỉ: Thôn An Thạnh, Xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại: 0683868043	 Email: thcs.minhkhainp@yahoo.com.vn
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thanh
Ngày sinh: 02/3/1968	Môn : Sinh học
 Điện thoại: 01684831520 	 Email: thuthanh.minhkhai@gmail.com	
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I/ TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
II/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1/ Kiến thức: 
- HS nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường 
- HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường :các khí thải CN, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- HS nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và SV khác.
- HS nắm được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của HS, đảm bảo chất lượng dân số trong tương lai...
2/ Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh, hình phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, tự học, tự nghiên cứu bài học
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin.
- Kĩ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
- Kĩ năng giao tiếp, diễn xuất
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Giáo dục tính trung thực, mạnh dạn
- Yêu thiên nhiên, hợp tác, tôn trọng ý kiến của bạn bè, tự tin
4/ Năng lực hướng đến:
BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG ĐẾN
Năng lực
Biểu hiện
I. Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
- Nắm được mục tiêu bài học
- Tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường(cụ thể tại thôn Long Bình những năm trước của xã An Hải thuộc Huyện Ninh Phước)
- Tìm biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Nghiên cứu bài học trước trong sách giáo khoa bài 54, 55 trong sgk sinh học 9.
2. Năng lực giải quyêt vấn đề
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- Đưa ra các tình huống và các nhóm lần lượt giải quyết vấn đề(thi ứng xử, câu hỏi dành cho khan giả)
3. Năng lực sáng tạo
- Làm thùng rác và phân loại rác thải tại nguồn
- Thiết kế thời trang từ rác thải
- Tái chế rác thải thành một số mô hình, đồ dùng phục vụ tiết học
- Một số biện pháp hạn chế môi trường tối ưu, thiết thực như trồng cây, bình lọc nước bẩn đơn giản, chậu cây trồng từ rác thải, đồ dùng dạy học từ rác thải(Sưu tầm vỏ trai, sò,..)
4. Năng lực giao tiếp
Phân tích, trao đổi, chọn câu đúng sai, trả lời câu hỏi theo tình huống, diễn kịch,
II. Các năng lực chuyên biệt (Chuyên môn)
- Xác minh nơi có rác thải tại địa phương, tính xác suất xuất hiện rác thải tại sân trường
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm 
- Đưa ra biện pháp cụ thể và biện pháp chung
+ Sưu tầm tranh ảnh
+ Tạo ra sản phẩm tái chế từ rác thải
+ Trình bày lưu loát kiến thức mới thông qua nghiên cứu bài học
+ Ứng dụng vào thực tiễn
+ Tuyên truyền và giáo dục cho mọi người biết về ô nhiễm môi trường và cách phòng tránh thông qua tiểu phẩm kịch : “Giờ mới hiểu ra”, bài thuyết trình,
5/ Lồng ghép tích hợp liên môn:
Để đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ môi trường ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
Môn Toán: Ước tính sự xuất hiện rác thải hiện nay có nhiều nơi ở địa phương, tính thể tích khối rác thải trong thùng hình hộp chữ nhật bằng : Dài x Rộng x Cao(rác).
Môn Vật lý: Sự khếch tán khí thải vào không khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp(khi đốt rác), sự phân hủy rác thải rắn(trong thời gian khá lâu),...
Môn Hóa: Thành phần của không khí (khí cacbonic chỉ chiếm 0,03% trong không khí ), sự cháy, sự oxi hóa, mưa axit, sự tạo thành khí CFC(điện lạnh) gây thủng tầng Ozôn,
Môn Anh văn: bài unit 6: The environment. Nhấn mạnh các từ tái chế (recycling), rác thải (garbage), bãi rác(garbage dump), thu gom (collection), túi nilong (plastic bags), ô nhiễm môi trường (pollution), thuốc nổ (dynamite), thuốc trừ sâu(pesticide),
Môn Ngữ văn: Cách sử dụng các từ, cụm từ chính xác tùy theo ngữ cảnh, giáo dục tính thẫm mĩ,
Môn Giáo dục công dân: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe, trách nhiệm cá nhân, tinh thần đoàn kết, thực hiện nghĩa vụ của người học sinh, 
Môn Công nghệ : Sử dụng phân hữu cơ để trồng cây, biện pháp sinh học, 
Môn Sinh học: Hiện tượng Quang hợp. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường,biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân gây bệnh, tật di truyền, hướng đến chất lượng dân số hiện nay.
III/ ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC: Học sinh lớp 9, gồm 4 lớp
IV/ Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
HS vận dụng được những kiến thức đã học được vào thực tiễn dễ dàng: biết phân loại rác thải tại nguồn thông qua trò chơi, biết xác định được các loại đất khác nhau(đất tốt, đất xấu,), thân thiện với môi trường, hạn chế đốt rác, nắm được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường, biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường,
Phát triển năng lực cho HS: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự tin, 
Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Giáo dục tính trung thực, mạnh dạn
Yêu thiên nhiên, hợp tác, tôn trọng ý kiến của bạn bè, tự tin
V/ THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1/ Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học 
- Chuẩn bị mỗi lớp :
03 thùng rác làm bằng giấy cactông (trang trí bằng 3 màu khác nhau tương ứng với 3 loại rác thải) chú ý thùng rác gọn gàng, màu sắc phù hợp, có hình ảnh,
Một chậu cây trồng đơn giản.
Thiết kế một bộ trang phục ( bằng giấy báo, lon nước ngọt hoặc bị nilong)
Xem trước bài 54, bài 55 sgk Sinh học 9 để trả lời câu hỏi
- Phân công :
 Mỗi lớp cử HS để dự thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm(03 Hs), thi biểu diễn thời trang (01 Hs) và phân loại rác thải tại nguồn(03 Hs).
2/ Chuẩn bị của giáo viên:
	- Kế hoạch cho cuộc thi tìm hiểu về ô nhiễm môi trường
 - Bảng phân công học sinh và giáo viên hỗ trợ
 - Kinh phí hoạt động
 - Câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi bốc thăm cho phần thi ứng xử, câu hỏi cho khán giả. 
 - Phiếu chấm cho ban giám khảo
VI/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Phần thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm
a/ Mục tiêu: - Nắm được các kiến thức tổng quát về ô nhiễm môi trường hiện nay.(tích hợp nhiều môn)
- Giaó dục tính nghiêm túc, chú ý, giữ trật tự, nhanh nhạy 
b/ Cách tiến hành:
Vòng 1: Thi trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi đội gồm 3 bạn đứng vào vị trí. Thời gian 10 giây cho mỗi câu. DCT đếm ngược sau 5 giây đầu, đếm từ 5 đến 1, mỗi đội đưa bảng chữ cái A, B, hoặc C
DCT đọc câu trả lời đúng và tiếp tục đọc câu hỏi tiếp theo. .( kết thúc 5’). (tích hợp nhiều môn học)
*Hoạt động 2: Biểu diễn thời trang và thi trả lời câu hỏi ứng xử.
a/ Mục tiêu: 
Giúp các em có năng lực sáng tạo, thiết kế thời trang từ rác thải →Thân thiện với môi trường
Tự tin biểu diễn và trả lời câu hỏi.
b/ Cách tiến hành:
Vòng 2: Mỗi đội cử một bạn biểu diễn thời trang và trả lời câu bốc thăm(thời gian 3’cho mỗi đội)
1. Thế nào là ô nhiễm môi trường?
 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.(BGK nhận xét bổ sung và cho điểm)
2. Nêu 5 tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
- Ô nhiễm do các chất thải khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do các chất thải rắn
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
(BGK nhận xét bổ sung và cho điểm)
3. Khí CO2, CO hàng ngày được thải ra do những hoạt động nào?
Do phương tiện giao thông
Đun nấu trong gia đình
Sản xuất công nghiệp
Cháy rừng
(BGK nhận xét bổ sung và cho điểm)
(tích hợp nhiều môn)
4. Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí?
- Xây dựng công viên cây xanh
- Sử dụng năng lượng không sinh ra khí thải
- Chôn lấp và đốt rác một cách khoa học
- Xây dựng nhà máy xử lí rác thải
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
(BGK nhận xét bổ sung và cho điểm)
*Hoạt động 3: Phần thi dành cho khán giả
a/ Mục tiêu: 
Giúp các em tự tin, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi do ban tổ chức đưa ra.
HS chú ý theo dõi, suy nghĩ trả lời theo tình huống.
b/ Cách tiến hành:
 - Cho các bạn khán giả đưa tay và trả lời 
 - Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh
Câu 1: Cho HS quan sát các mẫu đất và trả lời câu hỏi tình huống: Kế tên các loại đất, loại nào thích hợp cho cây trồng nhất? Cách tạo ra đất mùn? (GV nhận xét bổ sung thông qua mẫu vật)(tích hợp môn Công nghệ)
Câu 2: Quan sát tranh và nêu ý nghĩa của các hình ảnh, giải quyết theo tình huống:
GV cho HS xem một hình ảnh, HS nêu ý nghĩa của mỗi hình, ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, (GV nhận xét bổ sung thông qua hình ảnh) (tích hợp môn Vật lí)
Câu 3: Vì sao hạn chế đốt rác?
 Khi đốt bất kì một loại rác thải nào(nhất là rác thải khó phân hủy) thường sinh ra các loại khí thải rất độc hại như: khí CO2, CO, SO2,... gây hiệu ứng nhà kính, gây hiện tượng mưa axít, làm nhiệt độ trái đất tăng lên, gây thủng tầng ozôn, ...gây biến đổi khí hậu toàn cầu, gây các bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong cộng đồng.
Vì vậy chúng ta không nên đốt rác mà hãy chôn rác hợp lí.
(Tích hợp môn hóa,sinh học, vật lí, GDCD )
Câu 4: Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét?
- Ngủ phải mắc màn
- Đậy nắp chum, vại có nước
- Nuôi cá diệt cung quăng
- Thường diệt muỗi bằng cách phun thuốc định kì
(Vì sao ngủ phải mắc màn? Loại muỗi nào gây ra bệnh sốt rét? )
*Hoạt động 4: Thi sản phẩm thùng rác và nhặt đúng loại rác thải vào thùng.
a/ Mục tiêu: 
Giúp các em có năng lực sáng tạo, tạo ra thùng rác và trang trí thùng rác từ rác thải 
Nhặt rác thải đúng loại bỏ vào thùng rác
→Thân thiện với môi trường
 - Tính thể tích rác thải trong thùng chứa.(HS về nhà tự tính thể tích rác thải chứa trong thùng). Từ đó có thể tính được lượng rác thải có trên sân trường, ở địa phương,
b/ Cách tiến hành:
Vòng 3: - Mỗi đội cử ba bạn tham gia trò chơi: phân loại rác tại nguồn(thời gian 10’)
- Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra trong mỗi thùng rác đều có ít nhất 3 thứ rác của cùng một loại và BGK cho điểm
(tích hợp môn hóa, sinh, vật lý)
*Hoạt động 5:Thuyết trình của học sinh : về nạn ô nhiễm môi trường trước đây ở thôn Long Bình.
a/ Mục tiêu: 
Giúp HS tự tin thuyết trình. 
Nêu được nguyên nhân, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
b/ Cách tiến hành: 
 Bạn Duyên lớp 9.1 thuyết trình. Qua bài thuyết trình thì GV cũng hỏi thêm một số kiến thức có liên quan như: Điều gì sẽ xảy ra nếu như mọi người đều tự ý vứt rác bừa bãi?
*Hoạt động 6: Diễn kịch: “Giờ mới hiểu ra”
a/ Mục tiêu: 
Giúp một số HS tự tin khi biểu diễn
Thấy được việc vứt rác xuống sông, suối là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Tác hại của ô nhiễm môi trường : gây bệnh tật,
Tuyên truyền, giáo dục về ô nhiễm môi trường và cách phòng tránh.
b/ Cách tiến hành: Diễn tiểu phẩm ngắn: “Giờ mới hiểu ra” Lớp 9.1 trình bày.(10 phút)
Giới thiệu tên các bạn trong vở kịch
Diễn theo kịch bản đã đặt ra, mang tính chất hài, bổ sung kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết tình huống.(tích hợp môn GDCD,... )
(GV nhấn mạnh vài đoạn )
- HS đã nghiên cứu SGK .
- Kết hợp tài liệu, tranh ảnh sưu tầm.
- Trao đổi nhómà thống nhất ý kiếnà Đưa ra câu trả lời
HS biểu diễn theo tiếng nhạc(2 vòng)
DCT giới thiệu tên mỗi bạn và nói về mẫu thiết kế của từng bạn
Trả lời câu hỏi: bổ sung nếu còn thiếu, được cộng thêm một điểm
Hoặc GV cho các em viết vào giấy A0 rồi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Hoặc ban giám khảo chấm điểm cho mỗi đội.
(BGK nhận xét bổ sung và cho điểm)
Tích hợp môn vật lý(đốt rác, chôn lấp rác không hợp lí khó phân hủy)
- HS nhận phần quà do ban tổ chức tặng.(1 cuốn vở)
- HS trả lời và nhận phần quà(1 cuốn vở)
- HS nghiên cứu SGKàtrả lời các khí: CO2, NO2, SO2 , bụi
- Tác hại : gây mưa axit, các bệnh về đường hô hấp, gây hiệu ứng nhà kính, ngộ độc khí,...
- HS trả lời và nhận phần quà(1 cuốn vở)
- HS nhận được một phần quà từ BTC (1 cuốn vở)
- HS đã tìm kiến thức từ nội dung trong sgk
- HS tự phân loại (đúng loại)
- Trong khi BGK chấm điểm, GV có thể hỏi khán giả một vài câu hỏi có liên quan như: Rác hữu cơ gồm những loại rác nào? Rác tái chế gồm những loại rác nào? Vì sao không nên chôn hoặc đốt rác tái chế?
(GV nhấn mạnh để củng cố)
Bạn Duyên lên thuyết trình
 HS chú ý
- HS chú ý
- HS chú ý theo dõi và nhận xét chung
VII/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT QUẢ DẠY HỌC:
Mời cô Thanh lên nhận xét cuộc thi và kết luận bài học
GV mở rộng: Giới thiệu một số nước tiên tiến hiện nay có môi trường xanh, sạch, đẹp như Singapo, ở Việt Nam có thành phố Đà Nẵng, Xã An Hải có thôn Long Bình,...để làm được điều này thì mọi người cần phải có ý thức như thế nào?(GV giải thích và lồng ghép môn GDCD)
 - Qua cuộc thi các em nâng cao ý thức cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường xanh , sạch, đẹp. Làm tấm gương cho mọi người dân noi theo. Nếu các em được giáo dục kĩ các em sẽ là những công dân tốt cho đất nước trong tương lai,...
Phòng tránh ngộ độc:(tuyên truyền ATTP)Sắp đến tết, khi mua thực phẩm các em cần lưu ý nhãn mác, ngày sản xuất, xuất xứ,...
Cách làm một số mô hình như: bể lọc nước, mô hình sử dụng năng lượng mặt trời, cách chôn lấp rác,...(giới thiệu)
Vậy bản thân các em đã làm gì để bảo vệ môi trường ở nơi em sinh sống?(Kể một vài việc làm)
 - Các em có thể làm bài trong tiết sau tại lớp:(phân công làm việc theo nhóm)
 Ô nhiễm môi trường rác thải ở cụm thôn Long Bình xã An Hải, Huyện Ninh Phước đã tồn tại nhiều năm, từ năm 1997 đến nay đã được giải tỏa (gần 2 năm), đây là nổi trăn trở của người dân thôn Long Bình trước đây, nay người dân rất vui mừng, nhờ chính quyền các cấp đã chung tay giúp đỡ, phối kết hợp với mọi người dân trong thôn xóm và đã giải quyết kịp thời nạn ô nhiễm trên.
1. Vậy theo em ng. nhân và tác nhân nào gây ra nạn ô nhiễm rác thải trên?(Nhóm 1)
2. Có tác hại như thế nào đến sức khỏe, gây ra những bệnh gì?(Nhóm 1)
3. Cách phân loại rác tại nguồn? (Nhóm 2)
4. Nêu một vài việc làm nhỏ của bản thân để bảo vệ môi trường? (Nhóm 2)
5. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở thôn xóm em đang sinh sống và hướng giải quyết(An Thạnh, Hòa Thạnh, Nam Cương, Phú Thọ) (Nhóm 3)
VIII/CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
Thùng rác tự chế mỗi lớp gồm 3 loại (Rác tái chế, rác hữu cơ, rác độc hại), thiết kế thời trang thân thiện với môi trường (bằng rác thải), chậu cây trồng, tranh ảnh do học sinh sưu tầm, các loại đất, rác thải,... 
Các hình ảnh minh chứng đính kèm
An Hải, ngày 15 tháng 01 năm 2015
 	 	Người viết
 Nguyễn Thị Thu Thanh
(MINH CHỨNG 1)
CÁC CÂU HỎI DÀNH CHO CUỘC THI
(GỒM 10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM)
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
A. Chôn lấp rác hữu cơ
Trồng cây 
Đỗ rác thải, nước thải ra môi trường xung quanh
Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi trường:
Tăng dân số.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Gây ra nạn cháy rừng.
Câu 3: Hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, câu nào sau đây không đúng:
Xây dựng công viên cây xanh.
Sử dụng nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm.
Đốt rác thải thường xuyên.
Câu 4: Nguyên nhân gây bệnh giun sán:
Ăn uống không hợp vệ sinh.
Ăn chín uống sôi.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Câu 5: Các loại chất thải công nghiệp:
Đồ cao su, nhựa, giấy
Thực phẩm hư hỏng, lá cây
Đất, đá, vôi, cát 
Câu 6: Từ nào là ô nhiễm môi trường không khí:
The garbage dump
Air pollution
The dynamite
Câu 7: Rác thải độc hại gồm những loại rác nào?
Pin, bóng đèn
Giấy, lọ nhựa, bị nilong
Vỏ trái cây, lá cây
Câu 8: Rác thải trong trường học thường phân thành mấy loại?
 A. 1	B. 2	C. 3
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng . Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
Xử lí chất thải
Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm
Hạn chế trồng cây xanh
Câu 10: Các sinh vật gây bệnh thường sinh ra từ đâu?
 Đất, đá, vôi, cát
Rác thải, nước thải chưa được xử lí
Hoạt động công nghiệp
II. Câu hỏi bốc thăm: 04 câu (MINH CHỨNG 2)
 1. Thế nào là ô nhiễm môi trường?
 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
 2. Nêu 5 tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
- Ô nhiễm do các chất thải khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do các chất thải rắn
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
 3. Khí CO2, CO hàng ngày được thải ra do những hoạt động nào? (Nêu 3 hoạt động)
Do phương tiện giao thông
Đun nấu trong gia đình
Sản xuất công nghiệp
Cháy rừng
 4. Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí?
- Xây dựng công viên cây xanh
- Sử dụng năng lượng không sinh ra khí thải
- Chôn lấp và đốt rác một cách khoa học
- Xây dựng nhà máy xử lí rác thải
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
III. Câu hỏi dành cho khán giả(MINH CHỨNG 3)
Câu 1: Vì sao hạn chế đốt rác?Mời Thầy Hoàn nhận xét
 Khi đốt bất kì một loại rác thải nào thường sinh ra các loại khí rất độc hại như: khí CO2, CO, SO2,... gây hiệu ứng nhà kính, gây hiện tượng mưa axít, làm nhiệt độ trái đất tăng lên, gây thủng tầng Ozôn, ...gây biến đổi khí hậu toàn cầu
 Chưa kể gây các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong cộng đồng.
Vì vậy chúng ta không nên đốt rác mà hãy chôn rác hợp lí.
Câu 2: Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét?
- Ngủ phải mắc màn
- Đậy nắp chum, vại có nước
- Nuôi cá diệt lăng quăng
- Thường xuyên diệt muỗi bằng vợt hoặc phun thuốc định kì
Mạnh dạn, tự tin trả lời tất cả các câu hỏi do ban tổ chức đưa ra! Ban tổ chức đưa ra nhiều câu hỏi tình huống cần giải quyết.
(MINH CHỨNG 4)
Các bạn đang chọn rác thải đúng loại cho vào thùng! (3 thứ cùng loại)
Các đội mang găng tay và hào hứng chọn rác! 
(MINH CHỨNG 5)
Bạn Duyên lớp 9.1 đã hệ thống hóa nội dung trong SGK và ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết tình huống về nạn ô nhiễm môi trường!
Bãi rác thải trước đây ở thôn Long Bình giờ không còn rác nữa!
Thỉnh thoảng vẫn còn một vài bọc rác!
(MINH CHỨNG 6)
Tiểu phẩm rất hấp dẫn của lớp 9.1: Giờ mới hiểu ra
(Cô chủ nhiệm Tôn Thị An Tố)
(MINH CHỨNG 7 )
Em có suy nghĩ gì về nạn ô nhiễm nước thải hiện nay?
(MINH CHỨNG 8)
Sự động viên, khích lệ cho cả 4 đội chơi! Thầy Lê Minh Hiệp lên trao giải. 
 Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô, tất cả các em học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã nhiệt tình tham gia chương trình này.

File đính kèm:

  • docGiao an du thi day hoc theo chu de tich hop THANH (1).doc