Giáo án dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Hình ảnh người lính trong thơ hiện đại - Nguyễn Thị Bích Liên

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật)

1. Khám phá:

Phương pháp: động não, học theo nhóm nhỏ.

 - GV cho HS xem một đoạn phim tư liệu về tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

-GV: Em có hiểu biết gì về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

*Tích hợp kiến thức liên môn Lịch sử: HS nêu một số hiểu biết chung về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn và một số tác phẩm văn học mà em biết.

- GV chốt lại một số ý cơ bản.

2. Kết nối:

Phương pháp: đàm thoại, động não, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Mục tiêu: HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ,

Kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, trình bày 1’,lắng ghe tích cực.

Thời gian: 10 phút.

Hỏi: ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả?

GV: Thơ ông rất tinh nghịch, dí dỏm, hồn nhiên tươi trẻ nhưng rất sâu sắc

? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào, trích trong tác phẩm nào ?

-GV: Trong thời kì chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật. Cùng với các nhà thơ trẻ như Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Vũ Quần Phương.Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm & vui tính.

-GV hướng dẫn cách đọc

? Theo em bài thơ được chia làm mấy đoạn và nêu nội dung của từng đoạn ?

Trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi

Lắng nghe

Đọc

Trả lời câu hỏi I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

 Phạm Tiến Duật (1941- 2007)là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

2. Tác phẩm

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa.

3.Đọc

3. Bố cục

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Hình ảnh người lính trong thơ hiện đại - Nguyễn Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G TRUNG GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 
 TỔ VĂN-GDC CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI
 GV: NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN THỜI LƯỢNG: 3 TIẾT
( VĂN BẢN: ĐỒNG CHÍ, BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH, ÁNH TRĂNG)
I.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : 
* Văn bản: Đồng chí
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
 -Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
* Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ .
*Văn bản: Ánh trăng
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
 - Ngôn ngữ, giàu hình ảnh suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng : 
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 -Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ hiện đại.
- Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: 
 -biết yêu mên những người lính cách mạng.
 - thái độ sống Uống nước nhớ nguồn
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Tự nhận thức: tự nhận thức được ý nghĩa của tình đồng chí, đồng đội.
Suy nghĩ sáng tạo và trình bày về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ.
Giao tiếp, hợp tác: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của các hình ảnh thơ.
Trình bày 1’: trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ hiện đại
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI:
Động não: suy nghĩ về vẻ đẹp của người lính trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ.
Cặp đôi chia sẻ về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.
IV. TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN:
Môn Lịch sử: hiểu biết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Môn Âm nhạc: 
-HS nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ Đồng chí
-HS nghe bài hát về người lính lái xe 
V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC;
1.	Giáo viên: chuẩn kiến thức, soạn bài, bảng phụ, Tranh ảnh, tư liệu về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ., phiếu học tập
 2.	Học sinh: Soạn bài.
VI.	TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1: 	Văn bản:	ĐỒNG CHÍ	( Chính Hữu)
Khám pháp:
Phương pháp: động não, học theo nhóm nhỏ.
-GV: Em có hiểu biết gì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
 *Tích hợp kiến thức liên môn Lịch sử: HS nêu một số hiểu biết chung về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số tác phẩm văn học mà em biết.
- GV chốt lại một số ý cỏ bản.
 2. Kết nối: 
Phương pháp: đàm thoại, động não, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, nêu bố cục của văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ, 
Kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, trình bày 1’,lắng ghe tích cực.
Thời gian: 10 phút.
Hỏi: ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả Chính Hữu?
? Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
-GV: Đồng chí là một tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
-GV hướng dẫn cách đọc
? Theo em bài thơ được chia làm mấy đoạn và nêu nội dung của từng đoạn ?
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Đọc
Trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội- những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm
Bài thơ Đồng Chí ra đời năm 1948.
3.Đọc
3. Bố cục
-P1: Cơ sở của tình đồng chí
-P2:Biểu hiện của tình đồng chí
- P3: vẻ đẹp của khổ thơ cuối
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm, cặp đôi chí sẻ.
Kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, trình bày 1’,lắng ghe tích cực.
Thời gian: 25 phút.
HĐ 2: Tìm hiểu đoạn trích
Hỏi: Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu điều gì của người lính?
Hỏi: Vậy hãy nhận xét về những vùng quê của những người lính mà Chính Hữu đã giới thiệu?
Hỏi: Như vậy tình đồng chí cao đẹp của họ đã hình thành dựa vào cơ sở nào ?
Hỏi: Tại sao câu thơ thứ 7 lại chỉ có 2 tiếng Đồng chí& dấu chấm cảm (!) ? 
-GV: Giải thích:Đây là câu thơ quan trọng nhất của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề cho, biểu hiện chủ đề, linh hồn chủa bài thơ. Có thể là tiếng nói phát hiện, khẳng định một tình cảm mới, có thể là sự khẳng định về một tình cảm cách mạng đã trãi qua thử nghiệm, có thể là một bản lề mở ra ý nghĩa, biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. Đồng chí vang lên như một nốt nhấn nổi bật trong bản đàn. Tình đồng chí là cao độ của tình bạn, tình người.
Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về cơ sở hình thành tình đồng chí?
Tình đồng chí đồng đội nảy nở tự nhiên và gắn bó bền chặt.
Nêu những biểu hiện của tình đồng chí?
*các câu hỏi gợi ý:
1. Những người lính ra chiến trường đã để lại điều gì ờ quê hương và mang theo điều gì trong nỗi nhớ?
2.Phân tích hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh văn hóa truyền thống của làng quê (nhớ quê hương” và còn là nơi hẹn hò đôi lứa (nhớ người thương). Đây là nỗi nhớ 2 chiều (quê hương đanh hướng về anh- anh đang nhớ về quê hương)
3. Tính đồng chí của những người lính còn chia sẽ với nhau những gì?
4. Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay" khiến em suy nghĩ gì về tình thương của họ ?
-GV: Liên hệ và giới thiệu thêm hoàn cảnh những người lính cụ Hồ thời chông Pháp, vùng núi Tây Bắc đầy gian khổ(liên hệ bài thơ Tây Tiến)
GV: cho HS xem phim tài liệu.
- Hỏi thảo luận:phân tích ý nghĩa khổ thơ cuối
Gợi ý: Chỉ ra những hình ảnh thực, những hình ảnh mang tính biểu tượng và nhận xét bức tranh đó
-GV Giải thích:Trăng là người bạn. “Đầu súng.treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tác giả. Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa tượng trưng , được gợi mở bởi những liên tưởng phong phú. Các mặt đó bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính, biểu tượng cho thơ ca k/c.
Hỏi: Phân tích những giá trị nghệ thuật được sử dụng ở bài thơ?
Hỏi: bài thơ đã thể hiện được nội dung ý nghĩa gì?
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm .HS đại diện trình bày
Lắng nghe tích cự
Trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm lớn
Trình bày một phút 
Quan sát trục quan
Cặp đôi chia sẻ
Cặp đôi chia sẻ
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Cơ sở hình thành nên tình đồng chí cao đẹp
- Cùng chung hoàn cảnh xuất thân:vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê “nước mặn đồng chua ”, “đất cày lên sỏi đá”.
- Cùng chung lí tưởng.
- chung chiến hào .
* Câu thơ thứ bảy có cấu tạo và ý nghĩa đặc biệt
2. Những biểu hiện của tình đồng chí :
-Chung một nổi niềm nhớ về quê hương.
- Cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi lòng của nhau
- Chia sẻ những gian lao thiếu thốn
Thương yêu, đoàn kết, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh.
3.Khổ thơ cuối:
-thời gian: đêm khuya
-không gian: rừng hoang, sương muối
=> hoàn cảnh khắc nghiệt( tả thực)
-đầu súng trăng treo:
=> mang vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa lãng mạng
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
2.Nội dung:
Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ.
Hoạt động 3: Củng cố bài học.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp:Thuyết trình.
Thời gian: 6 phút
? Nêu cơ sở hình thành nên tình đồng chí?
? Nêu ý nghĩa văn bản?
Tích hợp Âm nhạc
GV cho HS nghe bài hát phổ nhạc từ lời bài thơ Đồng chí
Trả lời câu hỏ
III.Tổng kết :
* Ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Dặn dò :
Thời gian: 2 phút.
- Học thuộc lòng bài thơ.
 - Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật của bài thơ.gg
Tiết 2:Văn bản BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật)
Khám phá:
Phương pháp: động não, học theo nhóm nhỏ.
 - GV cho HS xem một đoạn phim tư liệu về tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
-GV: Em có hiểu biết gì về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
*Tích hợp kiến thức liên môn Lịch sử: HS nêu một số hiểu biết chung về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn và một số tác phẩm văn học mà em biết.
- GV chốt lại một số ý cơ bản.
2. Kết nối: 
Phương pháp: đàm thoại, động não, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ, 
Kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, trình bày 1’,lắng ghe tích cực.
Thời gian: 10 phút.
Hỏi: ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả?
GV: Thơ ông rất tinh nghịch, dí dỏm, hồn nhiên tươi trẻ nhưng rất sâu sắc
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào, trích trong tác phẩm nào ?
-GV: Trong thời kì chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật. Cùng với các nhà thơ trẻ như Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Vũ Quần Phương...Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm & vui tính. 
-GV hướng dẫn cách đọc
? Theo em bài thơ được chia làm mấy đoạn và nêu nội dung của từng đoạn ?
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Đọc
Trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
 Phạm Tiến Duật (1941- 2007)là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa.
3.Đọc
3. Bố cục
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm, cặp đôi chí sẻ.
Kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, trình bày 1’,lắng ghe tích cực.
Thời gian: 25 phút.
Hỏi: Em có nhận xét gì về thể thơ và về nhan đề bài thơ ?
Câu hỏi thảo luận:
Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả như thế nào? Nguyên nhân vì sao? Qua đó phản ánh điều gì về cuộc chiến tranh?
*câu hỏi gợi ý:
1.Vì sao những chiếc xe lại không có kính ?
2.Hình ảnh bom giật, bom rung cho ta hiểu điều gì ?
- GV: Đó là Sự ác liệt của chiến tranh, là hiện thực của cuộc chiến
-GV: Liên hệ thêm về con đường lịch sử HCM và cuộc chiến khốc liệt
- Hỏi: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi tả những chiếc xe không kính ?
-GV: Không có kính, không có đèn, không có mui, thùng xe xước, xe vẫn chạy -> hình ảnh trần trụi
-Hỏi: Đối lập với hình ảnh thơ “xe không kính” là một hình ảnh rất đẹp, rất ngang tàng nào?
-GV: Những chiếc xe không kính vẫn cứ băng băng trong bom rơi lữa đạn để hoàn thành sứ mệnh dân tộc trao cho. Đó chính là ý thơ ngang táng, hồn nhiên mà sâu sắc của PTD
? Qua hình ảnh của những chiếc xe không kính em có suy nghĩ gì về sự tàn phá của chiến tranh đối với môi trường?
-GV giáo dục HS bảo vệ môi trường. (chất độc da cam)	
Thảo luận nhóm: 
Hình ảnh người lính lái xe được miêu tả như thế nào trong bài thơ?
*Câu hỏi gợi ý:
Giọng điệu, tư thế, .
-Hỏi: Hình ảnh bắt tay qua cửa kính thể hiện điều gì ?
-GV: Tình đoàn kết yêu thương, chia sẽ là sức mạnh tổng hợp cho cuộc chiến. Hình ảnh đó còn hiện diện ngay trong từng bữa ăn giấc ngủ “chung bát đũa..”. Tình đoàn kết yêu thương đã xây dựng thành một “gia đình” cách mạng.
-Hỏi: Qua đó em có cảm nhận gì về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn 
Hỏi: Phân tích những giá trị nghệ thuật được sử dụng ở bài thơ?
Hỏi: bài thơ đã thể hiện được nội dung ý nghĩa gì?
Trả lời câu hỏi cá nhân
Thảo luận nhóm .HS đại diện trình bày
Lắng nghe tích cự
Trả lời câu hỏi ca nhân
Trả lời câu hỏi ca nhân
Thảo luận nhóm lớn
Trình bày một phút 
Quan sát trục quan
Cặp đôi chia sẻ
II. Đọc-hiểu văn bản
II. Đọc-hiểu văn bản
I. Nội dung
1. Nhan đề bài thơ.
- Dài, dễ hiểu, tạo sự mềm mại cho bài thơ
- Hiện thực chiến tranh
-> Là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính
-nghệ thuật liệt kê
- Xe :không kính, không đèn, không mui, thùng xước 
- xe vẫn chạy
-nghệ thuật đối lập
=> Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ
3. Hình ảnh người lính lái xe
- Khó khăn liên tiếp chồng chất.
- Tư thế ung dung, hiên ngang.
-Lạc quan, yêu đời.
-> Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ – của một dân tộc kiên cường, bất khuất.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
2.Nội dung:
Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ.
Hoạt động 3: Củng cố bài học.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp:Thuyết trình.
Kĩ năng: láng nghe tích cực
Thời gian: 6 phút
? Nêu hình ảnh những chiếc xe không kính?
? Nêu hình ảnh người lính lái xe?
Tích hợp Âm nhạc
GV cho HS nghe bài hát về người lính lái xe.
Trả lời câu hỏ
III.Tổng kết :
* Ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Dặn dò :
Thời gian: 2 phút.
- Đọc lại bài thơ
 - Trình bày cảm nhận hình ảnh các chiến sĩ lái xe trong bài thơ
Tiết 3: Văn bản	ÁNH TRĂNG ( Nguyễn Duy )
1.Khám phá:
Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại.
GV cho HS khái quát lại những hiểu biết của em về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến.
Trở về sau chiến tranh, trong thời bình những người lính ấy đã sống như thế nào? Chúng ta cùng khám phá qua nội dung bài học.
Kết nối:
Phương pháp: đàm thoại, động não, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, nêu bố cục của văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ, 
Kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, trình bày 1’,lắng ghe tích cực.
Thời gian: 10 phút.
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Duy ?
Hỏi: Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào ?
Hỏi: bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nhận xét về trình tự và dòng cảm xúc?
-GV bình: Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1,2,3 bằng lặng trôi nhưng ở khổ thứ tư “ đột ngột ” một sự kiện tạo nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên.
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Đọc
Trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
 Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Tác phẩm
 Bài thơ được sáng tác năm 1978
3. Bố cục
Chia làm ba phần.
 - Phần 1: 3 khổ đầu.
 - Phần 2: khổ bốn.
 - Phần 3: 2 khổ còn lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm, cặp đôi chí sẻ.
Kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, trình bày 1’,lắng ghe tích cực, viết tích cực, tự nhận thức
Thời gian: 25 phút.
? Hoàn cảnh sống xưa kia của tác giả đã được miêu tả như thế nào để tác giả có thể hòa đồng được vào thiên nhiên?
? Em hãy tìm câu thơ thể hiện sự hòa mình với thiên nhiên?
- GV: Trăng là người bạn duy nhất chia buồn, sẽ vui với tác giả đã trỡ thành vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tri kỉ.
? Sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng qua thời gian diễn ra như thế nào?
? Tác giả đã lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi đó như thế nào?
-GV:Khi thay đổi hoàn cảnh sống, có thể dễ lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ.
? Những tình huống nào để thể hiện một hoàn cảnh đột xuất cho tác giả bổng bừng tỉnh về người bạn cũ của mình?
GV: Tình huống được đặt ra trong câu chuyện là có thật ở thành phố khi mới giải phóng, một tình huống đối lập giữa cái tối và cái sáng để thấy hết giá trị của ánh ánh sáng.
? Theo em sự xuất hiện của trăng có đột ngột không, đây là sự đột ngột về điều gì?
? Nhận xét về tư thế tâm trạng , cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại trăng?
-GV: “Ngữa mặt...mặt” tư thế tập trung chú ý, mặt đối diện với mặt, mắt nhìn mắt trực tiếp và cảm xúc dâng trào. Vầng trăng gợi lên bao nhiêu hình ảnh về quá khứ, vầng trăng là thiên nhiên gợi nhớ về thiên nhiên sông, bể, núi rừngnơi tác giả đã đi qua, đã sống, đã gắn bó.
? Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh có ý nghĩa gì?
? Hình ảnh trăng im phăng phắc có ý nghĩa gì?
* Tích hợp môi trường
GV: Liên hệ qua môi trường, thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, rộng lượng bao dung. Vậy nên cần trân trọng giá trị của thiên nhiên, cần nâng niu bảo vệ môi trường thiên nhiên thì thiên nhiên mới trường tồn mà bất diệt
Hỏi: Phân tích và tổng hợp những giá trị nghệ thuật được sử dụng ở bài thơ?
- Giáo viên gợi ý
Hỏi: bài thơ đã thể hiện được nội dung ý nghĩa gì?
Trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm .HS đại diện trình bày
Lắng nghe tích cự
Trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm nhỏ
Cặp đôi chia sẻ
Cặp đôi chia sẻ
Cặp đôi chia sẻ
Cặp đôi chia sẻ
II. Đọc-hiểu văn bản
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Vầng trăng trong quá khứ:
-Hồi nhỏ: đồng, sông, bể: trần trụi, hồn nhiên
->vầng trăng tình nghĩa
- Chiến tranh: ở rừng
-> vần trăng- tri kỉ.
* trăng và người gắn bó thân thiết
2. Trăng trong hiện tại:
-Về thành phố: ánh điện, cửa gương
-> trăng: như người dưng qua đường.
* Sự thay đổi trong tình cảm của con người
3.Vầng trăng trong suy ngẫm của nhà thơ:
- Đèn điện tắt đột ngột trăng xuất hiện.
- trăng cứ tròn vành vạnh: tượng trưng cho quá khứ tròn đầy, vẹn nguyên, bất diệt.
-ảnh trăng im phăng phắc: thái độ nghiêm khác của vầng trăng
= >Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.
III.Tổng kết :
* Ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Củng cố bài học.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học, tổng kết chủ đề
Phương pháp:vấn đáp, cặp đôi chia sẻ,viết tích cực
Kĩ năng: tự nhận thức, viết tích cực
Thời gian: 6 phút
? Qua bài học này em sẽ rút ra cho mình thêm một quan niệm sống như thế nào?
?Qua 3 bài thơ đã tìm hiểu, em có cảm nhận gì về hình ảnh người lính trong thơ hiện đại?
Cặp đôi chia sẻ- KN tự nhận thức
Viết tích cực
Hoạt động 4: Dặn dò :
Thời gian: 2 phút.
Học nội dung, nghệ thuật, học theo hướng dẫn, soạn bài tiếp
- Học thuộc lòng bài thơ.
 - Trình bày cảm nhận về hình ảnh người lính 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_day_hoc_theo_chu_de.doc