Giáo án dạy học theo chủ đề môn Hình học Lớp 8 - Chủ đề: Hình hình hành - Trường THCS Phạm Văn Đồng

Nội dung Phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học Năng lực cần phát triển

Áp dụng các KT đã học vào giải các bài toán - Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật: chuyển giao nhiệm vụ; đặt câu hỏi

- Hình thức tổ chức: học tập chung cả lớp - Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học theo chủ đề môn Hình học Lớp 8 - Chủ đề: Hình hình hành - Trường THCS Phạm Văn Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phạm Văn Đồng
 Nhóm Toán (Tổ Toán – Tin)
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
TÊN CHỦ ĐỀ: BÀI §7 HÌNH BÌNH HÀNH
Môn hình học lớp 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết định nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
2. Kỹ năng: Vẽ được hình bình hành, chứng minh được một tứ giác là hình bình hành. 
3. Thái độ: Tích cực, hợp tác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Kiến thức SGK, bút chiếu, bài giảng, thước
- HS: Kiến thức SGK, thước
III. PPDH: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức các hoạt động học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Tiến trình:
A. Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giáo viên chiếu hình 65/ SGk và đặt câu hỏi : Khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống (h.65), tứ giác ABCD luôn luôn là hình gì ?
Quan sát hình vẽ trên máy chiếu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Định nghĩa hình bình hành
- Chiếu BT lên màn hình
?1/SGK 
Quan sát hình vẽ rồi cho biết các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt ?
GV giới thiệu:
- Tứ giác ABCD ở hình trên được gọi là hình bình hành.
=> định nghĩa SGK.
Nêu cách vẽ hình bình hành ?
- GV hướng dẫn HS vẽ hình bình hành ABCD
? Tứ giác ABCD là hình bình hành khi nào?
? Hình thang thêm điều kiện gì là hình bình hành?
Quan sát hình vẽ :
Tứ giác ABCD có AB//CD; AD//BC
- HS trả lời
HS khác nhận xét và nhắc lại
- 2HS khác đọc lại định nghĩa
- Vẽ tứ giác có các cạnh đối song song
- HS lắng nghe và vẽ hình vào vở
- tứ giác ABCD là hình bình hành=>AB //CD và AD // BC
- HS trả lời
1. Định nghĩa:
?1 Tứ giác ABCD (H.66) có 
AB//CD; AD//C
*Đ/nghĩa (SGK)
Tứ giác ABCD là hbh 
 AB // CD
 AD // BC
* Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
_
O
_
B
_
A
_
D
_
C
Hoạt động 2 : Tính chất hình bình hành
GV đưa nội dung BT?2 lên màn hình :
- Gọi HS đọc đề bài toán các nhóm thảo luận ?2
GV Hướng dẫn cách chứng minh định lí
- Cho HS nhận xét 
Gọi 1 HS lên trình bày bài
? Qua BT trên hãy cho biết tính chất về cạnh, về góc và về đường chéo của hình bình hành?
- Gọi HS đọc tính chất trong SGK.
Phần chứng minh định lý (SGK)
- HS đọc đề bài toán
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV
- HS nhận xét
- 1HS trình bày
- HS trả lời
- 2HS đọc tính chất SGK
2. Tính chất
?2
ABCD là hình bình hành thì:
a) AB = CD ; AD = BC
b) ; 
c) OA = OC ; OB = OD
*Định lí (SGK) 
*Chứng minh (SGK)
Hoạt động 3 : Dấu hiệu nhận biết
- GV chiếu mục 3 nội dung các dấu hiệu nhận biết hình bình hành lên màn hình. 
 - Gọi HS đọc dấu hiệu nhận biết trong SGK
*GV giới thiệu các dấu hiệu là các cách chứng Minh một tứ giác là hình bình hành
HS quan sát, đọc kỹ các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành
3. Dấu hiệu nhận biết:
Tứ giác ABCD có:
1.AB//CD và AD//BC=>ABCD là hình bình hành.
2.AB = CD và AD=BC => ABCD là hình bình hành.
3. AB//CD và AB=CD (hoặc AD//BC và AD=BC) =>ABCD là hình bình hành.
4. và => ABCD là hình bình hành.
5. OA = OCvàOB=OD =>ABCD là hình bình hành
- Đưa bản đồ tư duy lên màn hình
? Định nghĩa hình bình hành?
? HBH có mấy tính chất là những tính chất nào?
?Có những cách nào để chứng minh 1 tứ giác là hình bình hành?
Quan sát sơ đồ tư duy 
HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
C. Hoạt động củng cố - Luyện tập
- GV chiếu BT lên màn hình.
Bài ?3/SGK 
Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm vào phiếu học tập
HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày
?3/SGK
Hình 70a
Hình 70b
N
750
700
1100
I
K
M
Hình 70c
Hình 70d
Hình 70e
Tứ giác ABCD có: AB = CD;AD = BC 
=> ABCD là hình bình hành 
Tứ giác EFGH có: ; 
=> EFGH là hình bình hành
Tứ giác MNIK không phải là hình bình hành
Tứ giác PSRQ có:
OP = OR; 
OS = OQ 
=> PSRQ là hình bình hành
Mà : 
Mà chúng ở vị trí TCP
=> VX // UY 
Xét tứ giác UVXY có:
VX = UY; XV//UY 
=> UVXY là hình bình hành 
- GV yêu cầu HS theo dõi và nhận xét lời trình bày của bạn.
D. Hoạt động Vận dụng	
 HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần mở bài 
? Tại sao khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống , tứ giác ABCD luôn là hình bình hành?
- Vì các cạnh đối của tứ giác luôn song song với nhau.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Yêu cầu học sinh nêu một số hình ảnh thực tế có hình bình hành. 
Hướng dẫn học ở nhà - BTVN
 - Học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
 - Chuẩn bị tiết sau luyện tập
 - BTVN : 13; 44; 48/SGK
*Rút kinh nghiệm: 
Tiết 2 : LUYỆN TẬP
A. Hoạt động thực hành
Nội dung
Phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học
Năng lực cần phát triển
Áp dụng các KT đã học vào giải các bài toán
Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: chuyển giao nhiệm vụ; đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức: học tập chung cả lớp
- Năng lực tính toán.
- Năng lực sử dụng CNTT-TT.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra - Chữa BT
Yêu cầu HS :
+ HS 1 : Phát biểu định nghĩa và tính chất hình bình hành
- Gọi HS nhận xét
+ HS2: Phát biểu định nghĩa và dấu hiệu nhận biết hình bình hành
 - Gọi HS nhận xét
+ HS3: Chữa BT 44/SGK
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
? Hãy chứng minh 3 đường thẳng AC, FE và DB đồng qui?
? Thế nào là các đường thẳng đồng qui? 
? Bài toán yêu cầu gì?
? Trên hình vẽ có mấy hình bình hành? 3 đường thẳng cần chứng minh đồng qui gợi cho ta kiến thức gì của hình bình hành?
GV vẽ thêm hình lên bảng
? Nếu gọi giao điểm của AC và BD là O, hãy chứng tỏ FE cũng đi qua O?
? Hãy trình bày lời giải?
GV viết lời giải theo sự trình bày của HS
GV chốt lại cách sử dụng tính chất đường chéo của hình bình hành đề chứng minh các đường thẳng đồng qui
HS lắng nghe và nhận xét
- 1HS nhận xét
- 1HS nhận xét
- 1HS lên bảng chữa BT44/SGK
- HS cũng làm vào vở 
- HS nhận xét bài của bạn
- Cùng đi qua 1 điểm. 
- chứng minh 3 đường thẳng AC, FE và DB đồng qui.
- Có 2 hình bình hành
- Đường chéo của hình bình hành.
Vì O là trung điểm của đường chéo BD nên O cũng là trung điểm của đường chéo FE
 - HS đứng tại chỗ trình bày.
-HS nhận xét bài làm của bạn 
I. Chữa bài tập
 ABCD là hbh
GT E là trung điểm của AD
 F là trung điểm của BC
KL BE = DF
Chứng minh
Ta có ABCD là hbh ( GT )
=> AD = BC ( t/c cạnh hbh )
mà DE = DA ( E là trung điểm của AD )
và BF = BC ( F là trung điểm của BC )
=> DE = BF
mà DE // BF ( DA // BC )
=> tứ giác BFDE là hbh (dhnb) 
=> BE = DF ( t/c cạnh hbh )
Gọi O là giao điểm của AC và BD.
=> O là trung điểm của BD ( t/c đường chéo hình bình hành ABCD ) 
Xét hình bình hành BFDE có:
O là trung điểm của đường chéo BD ( CMT )
=> O cũng là trung điểm của đường chéo FE
Vậy 3 đường thẳng AC, FE và DB đồng qui.
Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV chiếu BT sau lên màn hình.
Bài 7. Cho hình vẽ, trong đó ABCD là hình bình hành.
a) Chứng minh rằng AHCK là hình bình hành.
b) Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh rằng 3 điểm A, O, C thẳng hàng.
- Yêu cầu HS đọc đề BT
- GV vẽ lại lên bảng
? BT cho biết gì? Yêu cầu của BT là gì?
? AH BD; CK BD ta suy được điều gì?
? Muốn chứng minh AHCK là hbh ta có thể áp dụng dấu hiệu nào?
? Trong BT này ta chứng minh theo hướng nào?
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
GV chốt lại kiến thức và hướng dẫn HS áp dụng chất tính đường chéo của hình bình hành để chứng minh 3 điểm thẳng hàng.
GV chiếu đề bài toán lên màn hình
Bài toán: Cho ABC cân tại A, lấy điểm D trên tia BA và E trên tia đối của tia CA sao cho BD = CE. Gọi F là giao điểm của BC và DE. Chứng minh F là trung điểm của DE.
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu 1 HS lên vẽ hình và ghi GT-KL
? bài toán yêu cầu gì?
? Hãy tìm cách chứng minh?
GV gợi ý : Để F là trung điểm của DE gợi cho ta nghĩ đến việc chứng minh F là giao điểm 2 đường chéo của 1 hình bình hành nào đó mà DE là 1 trong 2 đường chéo ấy.
? Ta cần vẽ thêm đường phụ nào?
- GV hướng dẫn HS lập phương hướng chứng minh
DF=FE
- HS đứng tại chỗ đọc đề BT
- HS nêu phần GT và KL của bài toán.
AH // CK
cần AH = CK
DH 4:Thông qua 
AHD và CKB 
- 1HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp trình bày vào vở.
- HS đứng tại chỗ nêu nhận xét bài làm
- 1HS đọc đề bài toán
- HS lên vẽ hình và ghi GT-KL
- F là trung điểm của DE
- HS suy nghĩ
- Từ D kẻ DG// CE
- HS phân tích dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
II. Luyện tập 
 Bài 47/SGK
 ABCD là hbh
GT AH BD; CK BD 
 O là trung điểm của HK
KL a) AHCK là hbh
 b) A, O, C thẳng hàng
a) Ta có AH // KC ( cùng BD ) (1)
Xét AHD và CKB 
 AD = BC ( t/c cạnh đối hbh)
 ( SLT )
 = 900
=> AHD =CKB ( ch-gn)
=> AH = CK
Kết hợp (1) => tứ giác AHCK là hình bình hành ( dhnb)
b) Xét hình bình hành AHCK
có : 
O là trung điểm của đường chéo HK ( GT )
=> O cũng là trung điểm của đường chéo AC 
hay 3 điểm A, O, C thẳng hàng
Bài toán :
 ABC cân tại A
GT BD = CE
 DE BC = 
KL FD = FE
DCEG là hình bình hành
DG = CE
DG//CE
 và
DB = CE
DG = BD
 DGB cân tại D 
GV hướng dẫn HS phân tích xong bài toán, giao nhiệm vụ về nhà hoàn thiện.
Hoạt động 3 : Dặn dò - BTVN
- Xem lại các bài tập đã giải
- Hoàn thiện bài tập vừa hướng dẫn
- BTVN: 48-49/ SGK
 82-83-84/ SBT
VII. Kiểm tra đánh giá
Đề bài : Điền dấu “X” vào ô thích hợp 
Câu
Đúng
Sai
1. Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
2. Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
3. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành
4. Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành
Tứ 
VIII. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................
	Kim thái, ngày 03/10/20152. Bài 2:Cho hình vẽ sau giá trị của x bằng
z C.
 D. 
3. Bài 3: Cho tam giác ABC có . Gọi Am là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A. Chứng minh : Am // BC 
CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Tên chủ đề, lớp, đối tượng
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức
 2. Kỹ năng
 3. Thái độ
 4. Định hướng phát triển năng lực và hình thành các phẩm chất 
II. Tích hợp kiến thức liên môn
III. Phương tiện thiết bị dạy học và học liệu
IV. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
V. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt
VI. Tổ chức các hoạt động học
 A. Hoạt động trải nghiệm
 B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 C. Hoạt động thực hành
 D. Hoạt động ứng dụng
 E. Hoạt động bổ sung
VII. Kiểm tra đánh giá
Định lý tổng ba góc 1 trong tam giác 

File đính kèm:

  • docChuong I 7 Hinh binh hanh_12709085.doc