Giáo án dạy Đại số 9 tuần 33
Tuần 33 tiết 66 ÔN TẬP CUỐI NĂM (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS được ôn tập các kiến thức về định nghĩa, các phép toán về căn bậc hai, các phép biến đổi căn bậc hai.
2. Kĩ năng: HS được rèn luyện về rút gọn, biến đổi biểu thức, tính giá trị của biểu thức và một vài câu hỏi dạng nâng cao trên cơ sở rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai.
3. Thái độ: HS tích cực, chủ động ôn tập, tự mình củng cố các kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của GV.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ tóm tắt các phép biến đổi căn thức bậc hai.
2. Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học về căn bậc hai và căn bậc ba, làm các bài tập phần ôn tập cuối năm trong SGK trang 131, 132 (bài tập từ 1 đến 5)
III. Phương pháp: Tổng hợp, vấn đáp, giảng giải, thảo luận.
Ngày soạn: 13/04/2015 Ngày dạy: 20/04/2015 Tuần 33 tiết 65 §8. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn. - Biết phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng để lập phương trình bài toán. - Biết trình bày bài giải của một bài toán lập phương trình. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đề bài, các đại lượng trong bài toán và lập phương trình. 3. Thái độ: HS có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ, MTBT, thước thẳng. 2. Học sinh: MTBT, thước thẳng. III. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, thảo luận. IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’) Nêu lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ? 3. Bài mới (34’) Chuẩn KT-KN Hoạt động của GV và HS Nội dung -Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải pt bậc hai một ẩn. -Biết chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn (thường chọn một số cần tìm làm ẩn). -Biết biểu diễn các đại lượng chưa biết qua ẩn. -Lập được phương trình. -Biết căn cứ vào điều kiện của ẩn để chọn đáp số. -Vận dụng được các bước giải toán bằng cách lập phương trình bậc hai. Hoạt động 1: (24’) - GV yêu cầu HS đọc đề bài ví dụ. - Hãy tóm tắt bài toán và phân tích các đại lượng có trong bài? + HS tóm tắt VD. - GV hướng dẫn cho HS cách lập bảng số liệu và điền vào bảng số liệu (bảng phụ) Dự định Thực tế Số áo trong 1 ngày x (áo) (x > 0) x + 6 Số ngày (ngày) (ngày) - Hãy thiết lập phương trình (1) - Giải phương trình này ? - Kết luận gì về kết quả của bài toán trên. + HS hoàn thành bài giải. Đại diện 1 HS lên bảng giải. HS dưới lớp nhận xét. - GV khắc sâu cho HS cách giải bài toán bằng cách lập phương trình và chú ý từng bước giải. - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm học tập và làm bài ra phiếu học tập của nhóm. - Gợi ý: Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (m). ĐK: (x > 0) - Chiều dài của mảnh đất là ? - Diện tích của mảnh đất là ? - Phương trình nào ? + HS: đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. + HS nhận xét. - GV chốt lại cách làm bài. - GV nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình qua các ví dụ và trên. Hoạt động 2: (10’) - GV yêu cầu HS lập bảng số liệu rồi trình bày lời giải của bài tập 41. Số bé Số lớn Tích x x + 5 x.(x + 5) - Gọi số bé là x (ĐK: x Î R) thì số lớn là ? + HS: Số lớn là x + 5. - Vì tích của hai số là 150, ta có pt ? + HS: x (x + 5) = 150 + HS giải phương trình và kết luận bài toán. - Nếu gọi số lớn là x (x > 5) thì số bé là ? + HS: Số bé là x – 5 - Ta được phương trình nào ? + HS: x(x – 5) = 150 1. Ví dụ Tóm tắt: - Phải may 3000 áo trong một thời gian. - 1 ngày may hơn 6 áo so với kế hoạch. Þ 5 ngày trước thời hạn đã may được 2650 áo. - Kế hoạch Þ may ? áo. Giải Gọi số áo phải may trong một ngày theo kế hoạch là x (áo) (x Î N*) Thời gian quy định may xong 3000 áo là (ngày) - Số áo thực tế may được trong 1 ngày là x + 6 (áo) Thời gian may xong 2650 áo sẽ là: (ngày) - Vì xưởng đó may được 2650 áo trước khi hết thời hạn 5 ngày nên ta có phương trình: Þ 3000(x + 6) – 2650x = 5x(x + 6) Û 3000x + 18000 – 2650x = 5x2 + 30x Û x2 – 64x – 3600 = 0 D’ = (–32)2 – 1.(–3600) = 4624 > 0 x1 = 32 + 68 = 100 ; x2 = 32 – 68 = – 36 Ta thấy x2 = –36 không thoả mãn điều kiện của ẩn. Trả lời: Theo kế hoạch, mỗi ngày xưởng phải may xong 100 áo. Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (m) ĐK: (x > 0) Chiều dài của mảnh đất là x + 4 (m) Diện tích của mảnh đất là: x(x + 4) (m2) Vì diện tích của mảnh đất đó là 320 m2 nên ta có phương trình: x( x + 4) = 320 Û x2 + 4x – 320 = 0 D’ = 22 – 1.(–320) = 324 > 0 Þ Phương trình có 2 nghiệm: x1 = –2 + 18 = 16; x2 = –2 – 18 = – 20 Nhận thấy x2 = –20 (không thoả mãn ĐK của ẩn) Vậy chiều rộng của mảnh đất đó là 16m, chiều dài của mảnh đất đó là 16+4=20m. 2. Luyện tập Bài tập 41 SGK tr 58 Tóm tắt: Số lớn > Số bé : 5. Tích của chúng bằng 150 Vậy phải chọn những số nào ? Giải: Gọi số bé là x (ĐK: x Î R) thì số lớn là x + 5 Vì tích của hai số là 150 nên ta có phương trình: x.(x + 5) = 150 Û x2 + 5x – 150 = 0 Ta có : D = 52 – 4.1. (–150) = 625 > 0 Giải pt này ta được x1 = 10; x2 = –15 Trả lời: - Nếu một bạn chọn số 10 thì bạn kia phải chọn số 15. - Nếu một bạn chọn số –15 thì bạn kia phải chọn số –10. 4. Củng cố (6’) - Nêu lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? - Nêu cách chọn ẩn và lập phương trình bài tập 43 SGK tr 58: Toán chuyển động. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. - Xem lại các bài tập đã sửa; ôn tập đề cương. - BTVN: 42; 43; 44 SGK tr 58. - Tiết sau Ôn tập cuối năm. V. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Ngày soạn: 13/04/2015 Ngày dạy: 23/04/2015 Tuần 33 tiết 66 ÔN TẬP CUỐI NĂM (TIẾT 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS được ôn tập các kiến thức về định nghĩa, các phép toán về căn bậc hai, các phép biến đổi căn bậc hai. 2. Kĩ năng: HS được rèn luyện về rút gọn, biến đổi biểu thức, tính giá trị của biểu thức và một vài câu hỏi dạng nâng cao trên cơ sở rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai. 3. Thái độ: HS tích cực, chủ động ôn tập, tự mình củng cố các kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của GV. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ tóm tắt các phép biến đổi căn thức bậc hai. 2. Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học về căn bậc hai và căn bậc ba, làm các bài tập phần ôn tập cuối năm trong SGK trang 131, 132 (bài tập từ 1 đến 5) III. Phương pháp: Tổng hợp, vấn đáp, giảng giải, thảo luận. IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 3. Bài mới (40’) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (15’) - GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời miệng sau đó GV tóm tắt kiến thức vào bảng phụ. - Nêu định nghĩa CBH của số a ³ 0 ? - Phát biểu quy tắc khai phương một tích và qui tắc nhân các căn thức bậc hai? Viết công thức minh hoạ? - Phát biểu quy tắc khai phương một thương và qui tắc chia hai căn thức bậc hai ? Viết công thức minh hoạ ? - Nêu các phép biến đổi căn thức bậc hai ? Viết công thức minh hoạ các phép biến đổi đó ? ? Thế nào là khử mẫu của biểu thức lấy căn bậc hai. Trục căn thức ở mẫu? Viết công thức? - GV khắc sâu cho HS định nghĩa căn bậc hai và các phép biến đổi căn bậc hai thông qua bảng phụ. Hoạt động 2: (25’) - GV nêu nội dung bài tập và yêu cầu HS trình bày miệng cách làm. + HS: Đối với biểu thức A ta thực hiện phép nhân phá ngoặc rồi thu gọn biểu thức đó, đối với phần B ta thực hiện trục căn thức ở mẫu rồi thu gọn biểu thức đó. - GV gọi 2 HS trình bày bảng. - GV gợi ý cách phân tích ; Ta có rút gọn được tử và mẫu của phân thức không ? + HS trình bày lời giải bài toán. Đại diện 1 HS lên bảng giải. - GV nhận xét và sửa bài. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trình bày cách làm bài tập 5 SGK tr 132. - GV gợi ý: Ta có: = = +HS: phân tích các mẫu thức thành nhân tử sau đó tìm mẫu thức chung. - GV hướng dẫn tìm mẫu thức chung. MTC = . - Hãy quy đồng mẫu thức biến đổi và rút gọn biểu thức trên ? - GV hướng dẫn và gợi ý để HS trình bày được phần qui đồng, rút gọn được biểu thức. + HS làm sau đó trình bày lời giải. - GV nhận xét, chốt cách làm. I. Lí thuyết 1. Định nghĩa căn bậc hai: 2. Quy tắc nhân, chia các căn bậc hai: a) Phép nhân - Khai phương một tích: (A, B ³ 0) b) Phép chia - Khai phương một thương: (A ³ 0; B > 0) 3. Các phép biến đổi CBH: a) Đưa thừa số ra ngoài - vào trong dấu căn: (B ³ 0) b) Khử mẫu của biểu thức lấy căn: (AB ³ 0; B ¹ 0) c) Trục căn thức ở mẫu: (A ³ 0; B > 0) (A ³ 0; B ³ 0; A ¹ B) II. Luyện tập 1. Bài tập 1: Rút gọn biểu thức: A = = = 9 – 8 = 1 B = = = = 2. Bài tập 2: Rút gọn biểu thức C = (với a > 0; a ≠ 1) Giải Ta có: C = = = = 1 – a 3. Bài tập 3 (Bài tập 5 SGK tr 132) ĐK: x > 0 và x ≠ 1 Ta có: = = Chứng tỏ giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến x. 4. Củng cố: (2’) GV khắc sâu lại các kiến thức cơ bản của bài và các kiến thức đã vận dụng trong quá trình giải các bài tập trên. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) Xem lại các bài tập đã sửa, nắm vững cách làm các dạng toán đó. Tiết sau Ôn tập cuối năm (tt). V. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Ngày.........tháng..........năm........... Ký duyệt Phạm Quốc Bảo
File đính kèm:
- Tuần 33.doc