Giáo án dạy Đại số 9 tuần 31

Tuần 31 tiết 62 KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Kiểm tra một số kiến thức cơ bản về đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0), nhận biết và giải phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0).

 2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng vẽ đồ thị của hàm số, kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức trên vào giải bài tập.

 3. Thái độ: Rèn tính nghiêm túc, tư duy, độc lập khi làm bài của HS.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: đề kiểm tra cho mỗi HS.

 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức, MTBT.

III. Phương pháp: Kiểm tra đánh giá.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Đại số 9 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/03/2015
 Ngày dạy: 09/04/2015
Tuần 31 tiết 61
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Củng cố về đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) và phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0).
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) và giải phương trình bậc hai một ẩn.
 3. Thái độ: HS cẩn thận và chính xác khi vẽ hình và tính toán.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: BT ôn tập, thước thẳng, thước parabol, MTBT, bảng phụ.
 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức: hàm số y = ax2 (a ≠ 0) và cách giải pt bậc hai một ẩn, MTBT.
III. Phương pháp: Vấn đáp, thực hành, thảo luận.
IV. Tiến trình giờ dạy:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	- Hãy nêu nhận xét về đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0).
	- Giải phương trình 2x2 + 7x – 3 = 0
 3. Luyện tập: (34’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV đưa bảng phụ ghi đề bài tập 1 lên:
 Cho parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d): y = x + 2
a) Vẽ đồ thị của (P) và (d) trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy.
b) Tìm toạ độ giao điểm A và B của (P) và (d) bằng phương pháp đại số.
+HS đọc kĩ đề bài.
 Làm bài vào vở câu a.
 1 HS lên bảng làm bài.
- GV hướng dẫn HS câu b.
• Tìm phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d).
• Giải phương trình tìm x.
• Thay vào một trong hai hàm số tìm y.
• Các cặp số (x ; y) tìm được là tọa độ giao điểm của (P) và (d).
+ HS cùng bàn thảo luận làm bài.
 Đại diện 1 HS lên bảng giải.
 HS dưới lớp nhận xét.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV đưa bảng phụ ghi đề bài tập 2 lên.
 Giải các phương trình sau:
2x2 – 5x + 3 = 0;
–x2 + x + 6 = 0;
x2 – 6x + 9 = 0;
x2 + 10x + 26 = 0.
+ HS đọc đề bài.
- GV: Có thể áp dụng công thức nghiệm thu gọn hoặc hệ thức Vi-ét để giải.
+HS hoạt động cá nhân làm bài.
 4 HS lên bảng giải, mỗi HS 1 câu.
- GV đưa bảng phụ có ghi sẵn một số bài tập dạng trắc nghiệm lên cho HS làm.
+ HS làm bài.
Bài tập 1:
a)
* TXĐ: D = R
* Bảng giá trị:
x
–2 –1 0 1 2
y = x2
 4 1 0 1 4
y = x + 2
 0 2
* Đồ thị:
b) Phương trình hoành độ giao điểm:
x2 = x + 2 Û x2 – x – 2 = 0
Vì a – b + c = 1 – (–1) + (–2) = 0
nên pt có 2 nghiệm là x1 = –1 ; x2 = 2.
- Với xA = x1 = –1 thì yA = – 1 + 2 = 1
Þ A(–1 ; 1)
- Với xB = x2 = 2 thì yB = 2 + 2 = 4 
Þ B(2 ; 4)
Vậy tọa độ giao điểm của (P) và (d) là:
A(–1 ; 1) ; B(2 ; 4).
Bài tập 2:
a) 2x2 – 5x + 3 = 0 
Ta có a + b + c = 2 + (– 5) + 3 = 0
nên pt có 2 nghiệm phân biệt: x1 = 1; x2 = 1,5.
b) –x2 + x + 6 = 0 (a = –1; b = 1; c = 6)
D = 12 – 4.(–1).6 = 1 + 24 = 25 > 0
Þ pt có 2 nghiệm phân biệt:
x1 =; x2 =
c) x2 – 6x + 9 = 0 (a = 1; b’ = –3; c = 9)
D’ = (–3)2 – 1.9 = 9 – 9 = 0
Þ pt có nghiệm kép x1 = x2 = 
d) x2 + 10x + 26 = 0 (a = 1; b’ = 5; c = 26)
D’ = 52 – 1.26 = 25 – 26 = –1 < 0.
Þ pt vô nghiệm.
Bài tập 3
 4. Củng cố: (2’)
	GV tổng hợp các dạng bài tập đã sửa.
 5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại các dạng bài đã luyện tập trong 2 tiết luyện tập.
- Ôn tập cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0); công thức nghiệm, công thức nghiệm thu gọn để giải pt bậc hai một ẩn; hệ thức Vi-ét.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Ngày soạn: 30/03/2015
 Ngày dạy: 10/04/2015
Tuần 31 tiết 62
 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kiểm tra một số kiến thức cơ bản về đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0), nhận biết và giải phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0).
 2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng vẽ đồ thị của hàm số, kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức trên vào giải bài tập.
 3. Thái độ: Rèn tính nghiêm túc, tư duy, độc lập khi làm bài của HS.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: đề kiểm tra cho mỗi HS.
 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức, MTBT.
III. Phương pháp: Kiểm tra đánh giá.
IV. Tiến trình giờ dạy:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới: GV phát đề cho mỗi HS.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Hàm số 
y = ax2 
(a ≠ 0)
- Đồ thị hàm số 
y = ax2 (a ≠ 0) với a là số hữu tỉ.
Số câu hỏi
1
Số điểm
Tỉ lệ %
2,0
20
2. Phương trình bậc hai một ẩn
- Biết được a và c trái dấu thì phương trình bậc hai có 2 nghiệm phân biệt.
-Tìm được tổng và tích của hai nghiệm của mỗi phương trình bậc hai theo định lí Vi-et.
- Tìm hai số biết tổng của chúng bằng S và tích của chúng bằng P.
- Giải được phương trình bậc hai.
- 
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
Tỉ lệ %
3,0
30
2,0
20
TS câu hỏi
TS điểm
§ ĐỀ:
 1. (2đ) Vẽ đồ thị của hàm số y = x2.
 2. (3đ) Cho phương trình x2 + 2015x – 2016 = 0.
 a) Không giải phương trình, giải thích vì sao phương trình trên có 2 nghiệm phân biệt?
 b) Tìm tổng và tích của hai nghiệm theo hệ thức Vi-ét.
 3. (3đ) Cho phương trình: x2 + 2(m – 1)x – m – 2 = 0 (1)
 a) Giải phương trình khi m = 3.
 b) Chứng tỏ rằng phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m.
 4. (2đ) Tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng lần lượt là 7 và 12.
§ ĐÁP ÁN
 1. (2đ) 
* TXĐ: D = R
* Bảng giá trị:
x
–2 –1 0 1 2
y = x2
 4 1 0 1 4
* Đồ thị: (hình bên)
 2. (3đ) a) (1,0đ) Vì a.c = 1. (– 2016) = – 2016 < 0 nên phương trình x2 + 2015x – 2016 = 0 có hai nghiệm phân biệt.
	 b) (2,0đ) Vì phương trình có hai nghiệm phân biệt nên theo hệ thức Vi-ét ta có:
x1 + x2 = ; x1.x2 = .
 3. (3đ) 
a) (1,5đ) Khi m = 3 ta được phương trình x2 + 4x – 5 = 0 có a + b + c = 1 + 4 + (– 5) = 0 
 nên phương trình có nghiệm x1 = 1 và nghiệm còn lại x2 = 
b) (1đ) D¢ = (m – 1)2 – 1.(– m – 2) 
 = m2 – 2m + 1 + m + 2 
 = m2 – m + 3 
 = m2 – 2.m.0,5 + 0,52 – 0,52 + 3 = (m – 0,5)2 + 2,75 ³ 2,75 > 0
Do đó phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m.
 4. (2đ) Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình x2 – 7x + 12 = 0 (a = 1; b = – 7; c = 12)
	Ta có: D = (– 7)2 – 4.1.12 = 1 > 0 Þ 
	Phương trình có hai nghiệm phân biệt là x1 = ; x2 =.
	Vậy hai số cần tìm là 4 và 3.
 4. Củng cố: GV thu bài làm của HS và nhận xét ý thức làm bài.
 5. Hướng dẫn về nhà: Xem trước bài Phương trình quy về phương trình bậc hai.
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Ngày.........tháng..........năm...........
Ký duyệt
Phạm Quốc Bảo

File đính kèm:

  • docTuần 31.doc