Giáo án dạy bằng phương pháp Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Bài 22: Cây rau - Ngô Thị Thanh Hiền

* GV cho học sinh đưa ra những thắc mắc, những câu hỏi đề xuất.

+ Ngoài màu xanh cây rau cải còn có những màu nào nữa ?

+ Cây rau cải có nhiều lá hay ít lá ?

+ Cây rau có rễ không ? Rễ nằm ở đâu ?

+ Cây rau có thân không ? Thân cây dài hay ngắn ?

+ Cây rau cải có những bộ phận nào ?

+ Cây rau được trồng ở đâu ?

+ Ăn rau có lợi ích gì ?

* GV : Để giải quyết những thắc mắc mà các bạn đưa ra chúng ta cùng đề xuất phương án tìm tòi.

Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi

* GV : Để tìm hiểu các bộ phận của cây rau cải chúng ta cần làm gì ?

 + Quan sát cây rau bằng vật thật

 + Quan sát trên tranh ảnh

* GV kết luận 2 phương án trên

- Các nhóm tiến hành quan sát cây rau trong nhóm và đưa ra kết luận.

 GV : + Cây rau có những bộ phận nào ?

 + Cây rau được trồng ở đâu ?

- Một số em nêu kết quả quan sát của nhóm mình

- GV tổng hợp kết quả của các nhóm đối chiếu với dự đoán ban đầu.

- GV ghi nhận kết quả.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy bằng phương pháp Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Bài 22: Cây rau - Ngô Thị Thanh Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Bài: Cây rau
Môn: Tự nhiên và Xã hội ( Lớp 1)
GV: Ngô Thị Thanh Hiền
-----------------------------------------------------
I.MỤC TIÊU
- Kể tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
- Biết và chỉ được các bộ phận của cây rau.
II. PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI
- Phương pháp quan sát
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số cây rau( Rau cải, xà lách,...)
IV. TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT THAM KHẢO
A. Bài cũ:
- Khi đi bộ ở đường nông thôn ta đi ở phần đường nào?
- Khi đi bộ ở thành phố người đi bộ phải đi ở phần đường nào?
B.Bài mới
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
* GV: Trong các bữa cơm hàng ngày các em được ăn rất nhiều loại thức ăn, nhưng có một loại thức ăn không thể thiếu trong các bữa cơm đó là rau.
 - Các em hãy kể tên các loại rau mà em đã được ăn hàng ngày? 
 - Các nhóm thảo luận sau đó kể trước lớp, VD: ( rau cải, rau muống, xà lách, mùng tơi, rau đậu ve, xu hào...)
 GV : Để giúp chúng ta biết rõ hơn về các loại rau chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 22: Cây rau ( GV ghi bảng tên bài)
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh
* GV: Sau khi nghe các bạn kể về các loại rau đã được ăn hàng ngày, cô mời cả lớp cùng suy nghĩ, đưa ra những hiểu biết ban đầu của mình về một số loại rau.
- Học sinh thảo luận trong nhóm 
- Các nhóm đưa ra ý kiến khác nhau về cây rau  như:
 + Câu rau cải có nhiều lá
 + Câu rau cải có màu xanh
 + Cây rau cải có vị đắng
 + Cây rau ngót dùng để nấu canh
 + Cây rau có lá và có rễ
 + Rau xu hào dùng để xào
 + Cây rau muống có thân, có lá
 + các cây rau ăn tốt cho sức khỏe con người
 .....
* GV: Như vậy chúng ta đã nghe rất nhiều ý kiến về các loại rau. Vậy chúng ta cùng đề xuất câu hỏi, những phương án tìm tòi có liên quan đến nội dung, kiến thức cần tìm hiểu về các bộ phận, ích lợi của cây rau.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi ( giả thuyết, dự đoán) và phương án tìm tòi.
* GV cho học sinh đưa ra những thắc mắc, những câu hỏi đề xuất.
+ Ngoµi mµu xanh c©y rau c¶i cßn cã nh÷ng mµu nµo n÷a ?
+ C©y rau c¶i cã nhiÒu l¸ hay Ýt l¸ ?
+ C©y rau cã rÔ kh«ng ? RÔ n»m ë ®©u ?
+ C©y rau cã th©n kh«ng ? Th©n c©y dµi hay ng¾n ?
+ C©y rau c¶i cã nh÷ng bé phËn nµo ?
+ Cây rau được trồng ở đâu ?
+ Ăn rau có lợi ích gì ?
* GV : Để giải quyết những thắc mắc mà các bạn đưa ra chúng ta cùng đề xuất phương án tìm tòi.
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi
* GV : Để tìm hiểu các bộ phận của cây rau cải chúng ta cần làm gì ?
 + Quan sát cây rau bằng vật thật
 + Quan sát trên tranh ảnh
* GV kết luận 2 phương án trên
- Các nhóm tiến hành quan sát cây rau trong nhóm và đưa ra kết luận.
 GV : + Cây rau có những bộ phận nào ?
 + Cây rau được trồng ở đâu ?
- Một số em nêu kết quả quan sát của nhóm mình
- GV tổng hợp kết quả của các nhóm đối chiếu với dự đoán ban đầu.
- GV ghi nhận kết quả.
Bước 5 : Kết luận hợp thức hóa kiến thức
* GV cho đại diện các nhóm đưa cây rau cải lên và chỉ vào các bộ phận của cây rau 
* GV kết luận : Cây rau cải nói riêng và các cây rau đều có các bộ phận : Rễ, thân, lá 
- Một số em nhắc lại kết luận.
* Ngoài cây rau em mang đến lớp em còn biết những loại rau nào ?
- Học sinh kể tên các loại rau, GV hệ thống theo từng loại
* Cho học sinh xem các loại rau bằng vật thật và hệ thống theo từng loại.
 + Rau ăn lá : Rau mùng tơi, rau ngót, hẹ...
 + Rau ăn lá và ăn thân : Rau muống, cải, 
 + Rau ăn quả : Dậu ve, cà chua, cà, mướp, bầu, bí..
 + Rau ăn củ : Cà rốt, khoai tây, môn...
 +Rau ăn hoa : Súp lơ, thiên lí
* GV : Ăn rau có lợi ích gì ? ( rau rất tốt cho sức khỏe, cung cấp vitamin, chống táo bón, chống chảy máu chân răng...) nên chúng ta cần ăn nhiều rau.
 * GV : Chúng ta vừa tìm hiểu ích lợi của cây rau, Vậy cây rau được trồng ở đâu ? ( Trên đồng ruộng, trong vườn...)
* GV hiển thị hình ảnh rau trồng trên đồng ruộng...và giải thích thêm
* Rau được trồng trên đồng ruộng, trong vườn dính rất nhiều bụi bẩn và còn có thể có nhiều chất bẩn, chất độc do nước tưới, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón...
 - Vậy khi ăn rau chúng ta cần chú ý điều gì ? ( Rửa sạch rau trước khi ăn, loại bỏ lá vàng, lá già)
* GV nhắc nhở học sinh nên ăn nhiều rau để chống táo bón, cung cấp vitamin và tốt chop sức khỏe con người, và rửa sạch rau trước khi ăn vì rau trồng ngoài đồng dính nhiều bụi bẩn, bùn đất... nên cần rửa sạch, ngâm vào nước muối nếu là rau sống...
 * GV : Để giúp chúng ta biết nhiều hơn về các loại rau co mời cả lớp cùng chơi trò chơi có tên : Đố bạn rau gì ?
 Yêu cầu : Cô đọc các câu đố, các nhóm suy nghĩ nêu nhanh tên loài rau, nhóm nào nêu đúng, nhanh là thắng cuộc.
Từng gọi là củ
Nhưng lại ăn thân
Lá mọc vòng quanh
Màu xanh tươi mát ( củ su hào)
 2. Tôi có màu đỏ
 Mà thỏ thích ăn ( củ cà rốt)
Hoa gì vàng tươi
Mùa đông mới có
Quả thì màu đỏ
Ăn thời rất ngon ( hoa và quả bí đỏ)
 4.Ai cũng gọi má
 Nhưng lại không con
 Ăn thì rất ngon
 Uống vào rất mát ( Cây rau má)....

File đính kèm:

  • docBai_22_Cay_rau.doc