Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tiết 16+17, Bài 8: Yêu lao động - Năm học 2015-2016
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống:
* Nhóm 1,2:
a. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn đi cùng. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
* Nhóm 3,4
b.Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn cùng với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “ Để đấy, mai nhổ cũng được chứ sao.”
Theo em, Lương sẽ ứng xừ như thế nào?
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đó phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tính huống.
- Về nhà xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị trước bài tâp 3, 4, 5 và 6- SGK/26.
TUẦN 16 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm2015 Tiêt 1: 4D Tiết 2: 4C Tiết 3: 4B ĐẠO ĐỨC Tiết 4: 4A TIẾT 16- BÀI 8: YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của lao động. 2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. Không đồng tính với những biểu hiện lười lao động. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK Đạo đức lớp 4 Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tg Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 2’ 10’ 7’ 13’ 2’ A. Khởi động: B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Nội dung: Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi – a” Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ( Bài tập 1- SGK/25) Hoạt động 3: Đóng vai ( Bài tập 2- SGK/26) C. Củng cố- Dặn dò Yêu cầu HS hát bài” Chim Chích bông” Giới thiệu bài.” Yêu lao động” - GV đọc truyện lần thứ nhất. - GV gọi 1 HS đọc lại truyện lần thứ hai. - GV cho lớp thảo luận nhóm với 3 câu hỏi ( SGK/25) + Hãy so sánh một ngày của Pê- chi –a với những người khác trong câu chuyện. + Theo em, Pê – chi – a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra? + Nếu là Pê- chi – a, em sẽ làm gì? - GV kết luận về giá trị của lao động: Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sồng ấm no, hạnh phúc. - GV phát phiếu học tập và giải thích yêu cầu làm việc. - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống: * Nhóm 1,2: a. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn đi cùng. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó? * Nhóm 3,4 b.Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn cùng với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “ Để đấy, mai nhổ cũng được chứ sao...” Theo em, Lương sẽ ứng xừ như thế nào? + Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đó phù hợp chưa? Vì sao? + Ai có cách ứng xử khác? - GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tính huống. - Về nhà xem lại bài và học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị trước bài tâp 3, 4, 5 và 6- SGK/26. - Cả lớp hát - 1 Hs đọc truyện - HS thảo luận nhóm - Đai diện các nhóm trình bày kết quả. - HS cả lớp trao đổi, tranh luận - HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài ( Lười lao động là đáng chê trách) - HS làm bài vào phiếu học tập. - Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. - Mỗi nhóm lên đóng vai. - Cả lớp thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày cách ứng xử. - Cả lớp thực hiện. Rút kinh nghiệm tiết dạy. TUẦN 17 Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm2016 Tiêt 1: 4D Tiết 2: 4C Tiết 3: 4B ĐẠO ĐỨC Tiết 4: 4A TIẾT 17- BÀI 8: YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của lao động. 2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Thái độ: Không đồng tính với những biểu hiện lười lao động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK Đạo đức lớp 4. Phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tg Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 2’ 15 15’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Nội dung: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôin (Bài tập 5-SGK/26) Hoạt động 2: Trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ ( Bài tập 3 và 4, 6 – SGK/26) C. Củng cố- Dặn dò Hàng ngày em có lao động không? Em hãy kể tên. Giới thiệu bài.” Yêu lao động” -Gv nêu yêu cầu. Bài tập 5: Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? - GV mời một vài HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập. Rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. - GV yêu cầu từng bài tập 3, 4 và 6. Bài tập 6: Hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích. Kết luận: + Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. + Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. Kết luận chung: Mỗi người đều phải biết yêu lao động phù hợp với khả năng của mình. - Thực hiện tốt các việc tự phục vụ bản thân.Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. - Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài tiết sau. - Một vài HS nêu - HS trao đổi với nhau về nội dung bài tập theo nhóm đôi. - Lớp thảo luận. - 5 HS trình bày kết quả. HS trình bày. -HS kể các tấm gương lao động. - HS nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã sưu tầm. - HS lắng nghe. - Cả lớp thực hiện. Rút kinh nghiệm tiết dạy. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bai_8_Yeu_lao_dong.docx