Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tiết 31: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)

Kể tên 1 số con vật và nêu ích lợi của nó?

+ Vì sao cần phải bảo vệ loài vật có ích ?

+ Cần phải bảo vệ loài vật có ích thế nào?

- GV nhận xét , đánh giá tóm tắt n/d bài cũ.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV nêu yêu cầu : Khi đi chơi v¬ườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào d¬ưới đây:

a- Mặc các bạn, không quan

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tiết 31: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
Tiết 31: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( Tiết 2)
I - MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: HS hiểu cần phải bảo vệ loài vật có ích. Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ loài vật có ích. Hiểu ích lợi của một số loài vật có ích với cuộc sống con người.
2. Kĩ năng: HS có thái độ đồng tình với những hành động đúng, không đồng tình với những hành động sai.
3. Thái độ: HS phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai. Biết xử lí các tình huống có liên quan đến loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày. 
II- ĐỒ DÙNG: 
1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh ,vật mẫu các loài vật có ích.
2. Học sinh: VBT.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
1’
8’
10’
11’
4’
1’
A. Ổn định:
B. Bài cũ:
C. Bài mới:
a . Giới thiệu bài
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm
Mục tiêu :Giúp h/s biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật. 
* Hoạt động 2: 
Chơi đóng vai
Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
* Hoạt động 3: 
HS tự liên hệ
Mục tiêu : Học sinh biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
D. Củng cố:
E. Dặn dò.
+ Kể tên 1 số con vật và nêu ích lợi của nó?
+ Vì sao cần phải bảo vệ loài vật có ích ?
+ Cần phải bảo vệ loài vật có ích thế nào?
- GV nhận xét , đánh giá tóm tắt n/d bài cũ.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- GV nêu yêu cầu : Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây:
a- Mặc các bạn, không quan tâm.
b- Đứng xem, hùa theo trò nghịch của bạn.
c- Khuyên ngăn các bạn.
d- Mách người lớn.
=> Kết luận: Tất cả những con vật trong chuồng thú đều là những con vật có ích. khi thấy các bạn dùng gậy chọc, ném đá vào thú trong chuồng .Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
+ GV nêu tình huống:
 An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay tan học về, Huy rủ:
- An ơi! Trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi!
+ An cần cư xử như thế nào trong tình huống đó?
=> GV kết luận: 
Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây, phá tổ chim vì : Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương.( Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.)
+ GV nêu yêu cầu: “Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể của em thể hiện là em đã bảo vệ loài vật có ích ?”
- Giáo viên nhận xét .
=> Khen những học sinh đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở học sinh trong lớp học tập các bạn.
- GV gọi vài em tự nêu những việc em đã làm để bảo vệ loài vật có ích.
=> KL chung: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con người
 được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
+ Con đã bảo vệ những loài vật có ích như thế nào ? Con hãy kể cho cả lớp nghe ?
- Hát.
- HS lần lượt TL.
- HS ghi bài.
* Một em nêu yêu cầu bài 3 trang 47.
+ HS thảo luận nhóm.
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Nhóm khác nhận xét và bổ sung .
* Một em nêu yêu cầu bài 4 trang 47.
+ HS thảo luận nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai.
+ Các nhóm học sinh lên đóng vai.
+ Nhóm khác nhận xét và bổ sung nhóm của bạn .
+ Lớp đưa ra nhận xét.
+ Học sinh tự liên hệ.
+ Em khác nhận xét và bổ sung .
- Vài HS nêu.
- 2 HSTL.

File đính kèm:

  • docdao_duc_tuan_31.doc