Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài: Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2)
- Vì sao cần giữ gọn gàng, ngăn nắp ?
- Nếu không gọn gàng, ngăn nắp thì sẽ gây ra hậu quả gì?
- GV nhận xét và đánh giá.
Tiết học trước các em đã hiểu vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách giữ gọn gàng, ngan nắp chỗ học, chỗ chơi. Ghi đầu bài .
- Y/c HS lên kể về cách giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt hàng ngày của mình.
+ Em đã giữ gọn gàng,ngăn nắp chưa ?
+ Em làm những việc gì để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ?
+ Đã có lúc nào em không thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ?
ĐẠO ĐỨC Gọn gàng, ngăn nắp (tiết 2) I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp. - Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện sống gọn gàng,ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. 3. Thái độ: - HS có thái độ yêu mến, đồng tình với những bạn sống gọn gàng,ngăn nắp. Không đồng tình, ủng hộ những người sống không gọn gàng, ngăn nắp. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh cho các hoạt động 1, 2. - Vở bài tập Đạo đức 2. - Phiếu thảo luận nhóm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : TG Nội dung dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 30’ 5’ A. Bài cũ: Kiểm tra nội dung bài Gọn gàng, ngăn nắp B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Các hoạt động chính : a) Hoạt động 1: Tự liên hệ bản thân b.Hoạt động2: Trò chơi: “gọn gàng, ngăn nắp” c) Hoạt động 3: Kể chuyện “Bác Hồ ở Pắc Pó” C. Củng cố, dặn dò: - Vì sao cần giữ gọn gàng, ngăn nắp ? - Nếu không gọn gàng, ngăn nắp thì sẽ gây ra hậu quả gì? - GV nhận xét và đánh giá. Tiết học trước các em đã hiểu vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách giữ gọn gàng, ngan nắp chỗ học, chỗ chơi. Ghi đầu bài . - Y/c HS lên kể về cách giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt hàng ngày của mình. + Em đã giữ gọn gàng,ngăn nắp chưa ? + Em làm những việc gì để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ? + Đã có lúc nào em không thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ? + Khi đó chuyện gì đã xảy ra ? - GV khen những HS đã biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. Nhắc nhở những HS chưa biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. - GV phổ biến luật chơi + Mỗi dãy lập thành 1 đội chơi, cử đội trưởng để điều khiển đội của mình. + Nhiệm vụ của các đội chơi: lấy đồ dùng sách vở, cặp sách của các bạn trong nhóm đẻ lên bàn không theo thứ tự và chơi theo 2 vòng : + Vòng 1 : Thi xếp lại bàn học tập. Nhóm nào xếp nhanh, gọn gàng, ngăn nắp nhất là nhóm thắng cuộc. + Vòng 2 : Thi lấy nhanh đồ dùng theo yêu cầu. GV yêu cầu, HS các nhóm cử 1 bạn mang đồ dùng lên. Thư kí ghi kết quả của các nhóm. Nhóm nào mang đồ dùng lên đầu tiên. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào cao nhất sẽ thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi mẫu. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét HS chơi. - GV phát thưởng cho đội thắng - GV kể chuyện “Bác Hồ ở Pắc Pó”. - Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. + Câu chuyện này kể về ai, với nội dung gì +Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Bác Hồ ? + Em có thể đặt những tên gì cho câu chuyện ? - Nxét các câu trả lời của HS. - GV tổng kết và y/c HS đọc và ghi nhớ : Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên Đồ chơi, sách vở đẹp bền Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu - GV n.xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học. - 2 học sinh trả lời. - Nghe + ghi vở. - 4, 5 HS lên kể . - Cả lớp trao đổi, nhận xét, bạn đã thực sự giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập chưa. Nếu chưa thì nêu ý kiến giúp bạn thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. . - Nghe. - HS chơi trò chơi - HS lắng nghe câu chuyện. - HS trả lời câu hỏi. - 5,6 HS đọc ghi nhớ. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_2_bai_gon_gang_ngan_nap_tiet_2.docx