Giáo án Đạo đức cấp Tiểu học - Tuần 10

I. Mục tiêu:

- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập.

- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.

* GDHS Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là tiết kiệm về thời gian.

GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.

II. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học

- Phương pháp : Thảo luận nhóm. Đóng vai.

III. Phương tiện dạy học

- Tranh VBT ĐĐ

IV. Các hoạt động dạy và học.

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức cấp Tiểu học - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn:
Tiết: 10 Ngày dạy: 
 Đạo đức: Lớp 1
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU :
 - Hiểu với anh chị phải lễ phép, với em nhỏ phải nhường nhịn.
 - Biết lễ phép và nhường nhịn.
 - Tự giác thực hiện lễ phép và nhường nhịn. 
*KNS:
 -KN giao tiếp,ứng sử với anh chị em trong gia đình
 -KN giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị ,nhường nhịn em nhỏ.
II. CHUẤN BỊ :
 Giáo viên: Tranh bài tập 3.
 Học sinh: Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2'
8’
8'
9’
3’
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Gia đình em có anh hay chị?
- Đối với anh chị em cần cư xử như thế nào?
- Với em nhỏ cần làm gì?
2. Hoạt động 2: 
- Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu, ghi đầu bài
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 3 
Mục tiêu: Nhận biết việc làm đúng sai.
Cách tiến hành:
- Treo tranh bài 3, giải thích cách làm. Gọi HS làm mẫu.
-Vì sao em lại nối tranh đó với chữ Không nên hay chữ nên?
Chốt: Nêu lại các cách nối đúng.
4. Hoạt động 4: Học sinh đóng vai 
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống của bài tập 2.
- Gọi các nhóm lên đóng vai trước lớp.
KNS:là anh chị em phải như thế nào vơí em nhỏ?
Chốt: Là anh chị phải nhường nhịn em nhỏ, là em thì cần ễ phép vâng lời anh chị.
5. Hoạt động 5: Liên hệ 
- Kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ?
*KNS:Em đã biết nhường nhịn em nhỏ hay lễ phép với anh chị như thế nào?
6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò
- 2 HS lên bảng 
- HS nhắc lại 
- Hoạt động cá nhân
- Theo dõi nắm cách làm sau đó làm bài và chữa bài.
- Vì bạn nhỏ trong tranh không cho em chơi chung
- Hoạt động nhóm.
- thảo luận và đưa ra cách giải quyết của nhóm.
- theo dõi và nhận xét cách cư xử của nhóm bạn.
- nêu ý kiến
- lắng nghe 
- tự nêu tấm gương mà mình biết
- tự nêu bản thân
- lắng nghe 
Tuần: 10 Ngày soạn:
Tiết: 10 Ngày dạy: 
 Đạo đức: Lớp 2
CHĂM CHỈ HỌC TẬP ( T2 )
I. Mục tiêu:
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập.
- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
* GDHS Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là tiết kiệm về thời gian.
GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.
II. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học
- Phương pháp : Thảo luận nhóm. Đóng vai. 
III. Phương tiện dạy học
- Tranh VBT ĐĐ 
IV. Các hoạt động dạy và học.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (5’)
2. Bài mới
a. Hoạt động 1
 ( 15’)
b. Hoạt động 2
 (10’)
c. Hoạt động 3 
 (3’)
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Kể một số bạn đã biết chăm làm việc nhà.
Mục tiêu:
+ Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
- GV chia lớp thành hai nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm đóng vai.
Tình huống: Hôm nay, khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào 
- Các nhóm thảo luận cuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
+ Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà. 
 Kết luận: HS cần phải đi học đều và đúng giờ.
* Thảo luận nhóm
Mục tiêu:+ Giúp HS bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến với các chuẩn mực đạo đức.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với các ý kiến nêu trong phiếu thảo luận.
a) Chỉ những bạn học giỏi mới cần chăm chỉ.
b) Cần chăm học hằng ngày.
c) Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp.
d) Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya.
- Từng nhóm thảo luận.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
Kết luận : a)Không tán thành vì là học sinh ai cũng cần chăm chỉ học tập
b) Tán thành.
c) Tán thành.
d) Không tán thành vì thức khuya sẽ có hại cho sức khỏe.
* Phân tích tiểu phẩm
Mục tiêu+ Giúp học sinh đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.
- GV nêu tiểu phẩm.
- Gọi HS lên diễn tiểu phẩm.
- GV HD HS phân tích tiểu phẩm.
H: Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập ? Vì sao ?
H: Em có thể khuyên bạn An thế nào ?
Kết luận chung
 Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh, đồng thời cũng là để giúp cho các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.
GDLH:- Về nhà thực hành chăm chỉ học tập.
- HS kể
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận đóng vai
- 2 Nhóm lên đóng vai
- Thảo luận nhóm 2
- HS bày tỏ thái độ
- HS lắng nghe
- HS phân tích 
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Tuần: 10 Ngày soạn:
Tiết: 10 Ngày dạy: 
 Đạo đức: Lớp 3
CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Kiến thức: - Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Kĩ năng: - Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày. 
Thái độ: - Giáo dục HS biết thông cảm.
* HS yếu nêu được những việc đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học: 
Các câu chuyện, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ ... về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
 III. Hoạt động dạy - học :	
A. Kiểm tra: 
- Khi bạn có chuyện vui em cần làm gì?
- Em cần làm gì khi bạn có chuyện buồn?
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. 
* Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn. 
* Tiến hành:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 4 - VBT rồi làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung.
- GV kết luận: SGV.
2. Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ 
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Tiến hành:
- Cho HS thảo luận cả lớp với ND sau:
a. Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
b. Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào?
c. Tiền giúp đỡ bạn Ân gọi là tiền gì? Tiền đó có khác với tiền thuế không?
- GV kết luận: Tiền giúp đỡ bạn Ân là tiền ủng hộ (tiền ủng hộ là tiền do tổ chức hoặc cá nhân tự nguyện đóng góp giúp những người có hoàn cảnh khó khăn) Còn tiền thuế là nghĩa vụ của mọi người phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật thuế.
Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
3. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên (củng cố bài) 
* Mục tiêu: Củng cố bài
* Tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng.
*Kết luận chung:
Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi.
- HS trả lời.
- Đọc thầm yêu cầu BT và tự điền theo ý của mình vào các ô trống mà mình cho là phù hợp.
- 3-5 HS nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung. 
+ Các việc : a, b , c , d , đ , g là những việc làm đúng . Các việc : e , h , là sai.
- HS tự liên hệ với bản thân, kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè.
- Lớp tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên nhà báo đến phỏng vấn bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học .
Tuần: 10 Ngày soạn:
Tiết: 10 Ngày dạy: 
 Đạo đức: Lớp 4
Bài 5. TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
* Tích hợp TTHCM: GD cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.( tích hợp bộ phận) 
* KN lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dung thời gian hiệu quả.
*KN bình luận phê phán việc lãng phí thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
	- 3 tấm bìa màu xanh, đỏ.
	- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK và hỏi:
+ Tại sao thời giờ rất quý giá ?
3. Bài mới: Tiết kiệm thời giờ ( tiết2 )
Hoạt động 1: bày tỏ thái độ
- 2 HS đọc ghi nhớ và trả lời.
- Gọi HS đọc nội dung bài 3 SGK.
- GV đọc ý kiến.
a. Thời giờ là thứ ai cũng....... kiệm.
b. Tiết kiệm thời giờ là học suốt .......
c. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ....
d. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả.
Hoạt động 2: bài tập 4 sgk
- HS đọc.
- HS suy nghĩ và bày tỏ:
+ Không tán thành.
+ Không tán thành.
+ Không tán thành.
+ Tán thành.
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Cho HS trao đổi với bạn về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nhận xét theo câu hỏi.
+ Bạn đã tiết kiệm thời giờ chưa ?
+ Bạn sắp xếp thời gian tới có hợp lí không ?
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở HS còn sử dụng thời giơ lãng phí.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc.
- HS thảo luận, trao đổi nhóm đôi.
VD: Sáng chủ nhật, tôi dậy sớm tập thể dục, vệ sinh cá nhân. 6 giờ điểm tâm sáng, 6 giờ 10 phút quét dọn tiếp mẹ và soạn sách vở ngày thứ hai. 7 giờ vào bàn, em học bài thuộc lòng trước, nghỉ ngơi 5 phút, sau đó làm toán. Đến 9 giờ tiếp mẹ nhặt rau,...
- Từng HS trình bày.
- HS nhận xét.
 Đạo đức: Lớp 5
 TÌNH BẠN (Tiết 2)
I.Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: Biết cách ứng xử khi bạn mình làm điều sai trái.
Kĩ năng: Biết liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
Thái độ: Quý trọng tình bạn.
- HSCĐ: Biết nêu cách xử lí các tình huống đơn giản.
- HSHTT: Biết giải thích cho cách lựa chọn của mình.
KNS: Kĩ năng hợp tác với những người xung quanh. Tự đảm nhận trác nhiệm, Kĩ năng nói trước đám đông.
II.Đồ dùng: Tranh SGK.
III.Các hoạt động: 37 phút
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ: -Gọi một số HS đọc ghi nhớ của bài.
 +GV nhận xét,đánh giá.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Thực hiện yêu cầu bài tập1SGK:
+Chia nhóm4.Yêu cầu các nhóm thảo luận,đóng vai các tình huống của bài tập
- Một số HS nêu.
-Lớp nhận xét bổ sung.
+Nhận xét,thảo luận cả lớp:Vì sao em lại ứng xử như vậy khi bạn mình làm điều sai?
+Gọi HS phát biểu,bổ sung.GV nhận xét,chốt ý.
-HS theo dõi.
-HS thảo luận, đóng vai xử lý tình huống.
Kết luận:Cần khuyên ngăn,góp ý khi thấy bạn làm điều gì sai trái để giúp bạn mau tiến bộ,như vậy mới là người bạn tốt.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tự liên hệ .
+YCHS trao đổi nhóm đôi,liên hệ .
+YCHS trình bày trước lớp.GV nhận xét,chốt ý.
Kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần cố gắng vun đắp,giữ gìn.
Hoạt động 4: Thực hiện yêu cầu bài tập3 SGK.
-Tổ chức cho HS hát,kể chuyện ,đọc thơ,đọc ca dao,tục ngữ về chủ đề Tình bạn.
+Cho HS xung phong lên thể hiện .GV nhận xét,tuyên dương.Giới thiệu thêm một số chuyện,thơ,ca dao,tục ngữ về tình bạn cho HS.
Hoạt động cuối: Hệ thống bài, Dặn HS thực hiện ững xử với bạn bè ở trường,lớp.Xây dựng môi trường học tập thân thiện. 
Nhận xét tiết học.
-HS liên hệ bản thân
-HS thi kể chuyện, đọc thơ,về tình bạn.
-Nhắc lại ghi nhớ trong sgk.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_cap_tieu_hoc_tuan_10.docx