Giáo án Đại số lớp 9 - Trường THCS Triệu Thuận - Tiết 33: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Từ PT x – 3y = 2 hãy biểu diễn x theo y. Lấy kết quả vừa biểu diễn được đó thế vào phương trình còn lại ta thu được một phương trình mới chỉ chứa một ẩn.
Hệ phương trình [II] như thế nào với hệ [I] ?
Tìm x, y và kết luận nghiệm duy nhất của hệ ?
Qua ví dụ trên em hãy cho biết các bước giải hệ PT bằng phương pháp thế?
Từ PT (1) biểu diễn y theo x?
Soạn:18/12.Giảng:20/12/08.T:7 Tiết 33 GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp hs hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng qui tắc thế. 2.Kỷ năng: Giúp hs giải được hệ bằng phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Hs nhận biết cách giải nhanh khi gặp các trường hợp đặc biệt (hệ vô nghiệm hoặc hệ có vô số nghiệm). 3. Thái độ : Tính nhanh và chính xác B. Chuẩn bị : 1.Giáo viên: Một số ví dụ 2.Học sinh : Xem trước bài C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Giải hệ phương trình : III. Bài mới : 1. Đặt vấn đề : Ta có thể tìm nghiệm của hệ trên bằng phương pháp khác được không? 2. Triển khai bài dạy : HĐ1 : Qui tắc thế: Từ PT x – 3y = 2 hãy biểu diễn x theo y. Lấy kết quả vừa biểu diễn được đó thế vào phương trình còn lại ta thu được một phương trình mới chỉ chứa một ẩn. Hệ phương trình [II] như thế nào với hệ [I] ? Tìm x, y và kết luận nghiệm duy nhất của hệ ? Qua ví dụ trên em hãy cho biết các bước giải hệ PT bằng phương pháp thế? Từ PT (1) biểu diễn y theo x? Vẽ đồ thị của hai hàm và trên cùng một mặt phẳng toạ độ ? So sánh hai cách giải ? * Cho kết quả duy nhất về nghiêm của hệ phương trình ? Ví dụ 1: xét hệ phương trình sau: [I] [II] Vậy hệ [I] có nghiệm duy nhất là: (-13, -5) Nhận xét: -Biễu diễn một ẩn theo ẩn kia của một phương trình. -Lấy kết quả đó thế vào phương trình còn lại. -Giải phương trình bậc nhất một ẩn vừa tìm được. -Ta thay giá trị vừa tìm được vào phương trình đã rút thì tìm được ẩn còn lại. HĐ2: Áp dụng HS làm ? 1 ở sgk. Bằng phương pháp đồ thị ta biết khi (d)(d’) thì hệ có vô số nghiệm, (d)//(d’) thì hệ vô nghiệm. Vậy bằng phương pháp thế thì hệ vô nghiệm hoặc vô số nghiệm có đặc điểm gì ? Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế: Vậy hệ đã cho có một nghiệm duy nhất là (2, 1). *Chú ý: SGK. IV. Củng cố: Nêu các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. Làm bài tập 12a, b ở SGK. V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà Nắm vững hai bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. Làm bài tập 12c, 13, 14, 15.
File đính kèm:
- TIET33.doc