Giáo án Hình học 9 - Chương II - Tiết 33: Ôn tập chương II

Hoạt động 1: (40)

GV hướng dẫn HS vẽ hình.

 Đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HBE có tâm ở đâu ?

 Tương tự với đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HCF?

 Hãy xác định vị trí tương đối của (I) và (O); của (K) và (O); của (I) và (K).

GV lưu ý cho HS cơ sở để xác định vị trí tương đối?

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Chương II - Tiết 33: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 01 – 01 – 2008
Tuần: 17
Tiết: 33
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục Tiêu:
	- Củng cố, ôn tập các kiến thức về đường tròn, liên hệ giữa khoảng cách từ tâm đến dây, vị trí tương đối giữa đường thẳng với đường tròn, giữa hai đường tròn với nhau.
	- Có kĩ năng vận dụng các tính chất đã học vào giải bài tập.
	- Rèn cho HS kĩ năng phân tích tìm lời giải và trình bày bài toán chứng minh.
II. Chuẩn Bị:
- HS: Ôn tập các câu hỏi trong SGK.
- GV: Vẽ sẵn các vị trí tương đối giữa đường thẳng với đường tròn, giữa hai đường tròn.
- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	Xen vào lúc ôn tập, GV nhắc lại các kiến thức liên quan.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (40’)
GV hướng dẫn HS vẽ hình.
	Đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HBE có tâm ở đâu ?
	Tương tự với đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HCF?
	Hãy xác định vị trí tương đối của (I) và (O); của (K) và (O); của (I) và (K). 
GV lưu ý cho HS cơ sở để xác định vị trí tương đối?
	HS vẽ hình
	Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HBE là trung điểm cạnh huyền BH.
	Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HCF là trung điểm cạnh huyền HC.
HS tự chứng minh câu a.
Có BI + IO = BO => IO = BO – BI Nên (I) tiếp xúc trong với (O)
Có OK + KC = OC 
 OK = OC – KC Nên (K) tiếp xúc trong với (O)
	Có IK = IH + HK đường tròn (I) tiếp xúc ngoài với (K).
Bài 41: 
a) Ta có: BI + IO = BO
 IO = BO – BI 
Nên (I) tiếp xúc trong với (O)
Ta có: OK + KC = OC
 OK = OC – KC
Nên (K) tiếp xúc trong với (O)
Ta có: IK = IH + HK => đường tròn (I) tiếp xúc ngoài với (K).
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
	Tứ giác AEHF là hình gì? Hãy chứng minh.
	GV lưu ý cho HS tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông.
	Chứng minh đẳng thức. AE.AB = AF. AC
	GV yêu cầu HS nêu chứng minh.
	GV hướng dẫn HS cách cm thứ 2 là áp dụng tính chất đồng dạng của hai tam giác AEF và ACB.
	So sánh các cặp góc và ; và ! Vì sao?
	Cộng vế theo vế ta được đẳng thức nào?
 Nghĩa là EF là gì của (O)?
	Tương tự GV cho HS tự chứng minh như trên.
	Tứ giác AEHF là hình chữ nhật.
	Yêu cầu HS chứng minh được tứ giác AEHF có 3 góc vuông để suy ra tứ giác AEHF là hình chữ nhật
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông AHB có HE AB => AH2 = AE.AB
Tương tự với tam giác vuông AHC có HF AC => AH2 = AF.AC
Vậy AE.AB = AF.AC
 vì tứ giác AEHF là hình chữ nhật và vì tam giác EHI cân tại I.
EF là tiếp tuyến của (I).
	HS tự chứng minh.
b) Tứ giác AEHF là hình chữ nhật vì: 
 có AO = BO = CO = 
 vuông vì có trung tuyến AO bằng => = 900
Vậy = 900 
 Tứ giác AEHF là hình chữ nhật vì có ba góc vuông.
c) Chứng minh : AE.AB = AF. AC
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông AHB ta có HE AB
=> AH2 = AE.AB (1)
Tương tự với tam giác vuông AHC có HF AC (gt)
=> AH2 = AF.AC (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra AE.AB = AF.AC
d) Ta có: vì tứ giác AEHF là hình chữ nhật và vì tam giác EHI cân tại I.
Suy ra: 
Mà: nên 
Nghĩa là EFEI
Vậy: EF là tiếp tuyến của (I).
Tương tự như trên ta có EF là tiếp tuyến của (O). Suy ra: EF là tiếp tuyến chung của (I) và (O)
 4. Củng Cố 
 	Xen vào lúc ôn tập.
 5. Dặn Dò: (5’)
 	- Về nhà xem lại bài tập 41. Làm các bài tập 42 (GVHD).
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

File đính kèm:

  • docHH9T33.DOC
Giáo án liên quan