Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức

- HS biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử

2. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.

3. Thái độ

Luôn ghi nhớ các HĐT vận dụng hợp lí trong việc giải toán.

4. Năng lực cần đạt

Năng lực tư duy logic, tính toán

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

1. Chuẩn bị của giáo viên

Soạn bài, SGK, bảng phụ

2. Chuẩn bị của học sinh

Học bài, làm BT, SGK.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Các hoạt động khởi động (8’)

* Kiểm tra bài cũ (7')

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	(1 điểm)
? Hãy viết đa thức dưới dạng tích?
HS: AB + AC = A. (B + C)	(2 điểm)
* Đặt vấn đề (1’)
Ta gọi phép biểu diễn AB + AC = A. (B + C) là phân tích đa thức AB + AC thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. Vậy thế nào là phân tích đã thức thành nhân tử? Để phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung ta làm như thế nào?
2. Dạy nội dung bài mới (37')
Hoạt động 1. Tìm hiểu ví dụ (14’)
+ Nêu được khái niệm phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Làm các ví dụ để đưa ra khái niệm và nhận xét.
+ Hoạt động cá nhân giải quyết vấn đề.
+ Lời giải các ví dụ, nội dung KN và nhận xét.
+ Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
?
GV
HS
GV
?K
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?K
HS
?K
HS
Viết đa thức 2x2 - 4x thành 1 tích của 
những đa thức? 
Nếu học sinh không làm được GV có thể gợi ý : 2x2= 2x.x
 4x =2x.2
Thực hiện VD.
Việc biến đổi đó được gọi là phân tích đa thức 2x2 - 4x thành nhân tử
Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử?
Nêu khái niệm dòng in nghiêng của mục 
1 (SGK/18)
Cách làm trên là phân tích đa thức thành 
nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử 
chung.
Nhân tử chung ở VD trên là gì?
Nhân tử chung là 2x
Phân tích đa thức 15x3 - 5x2 + 10x thành 
nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử 
chung 
Các hạng tử của đa thức có nhân tử nào 
chung?
Nhân tử chung là 5x
Hệ số của nhân tử chung (5) có quan hệ 
gì với các số nguyên dương của các hạng tử (15; 5; 10)?
Là ƯCNN (15; 5; 10)
Luỹ thừa của nhân tử chung (x) quan hệ 
thế nào với luỹ thừa bằng chữ của các 
hạng tử?
Lũy thừa có số mũ nhỏ nhất .
1. Ví dụ ( 14') 
a) Ví dụ 1
2x2 - 4x = 2x.x - 2x.2 = 2x(x-2)
b) Khái niệm (SGK/18)
c) Ví dụ 2: Phân tích thành nhân tử
15x3 - 5x2 + 10x 
= 5x. 3x2 - 5x.x + 5x.2
= 5x.(3x2 - x + 2)
* Nhận xét: 
Nhân tử chung đối với các đa thức có hệ số nguyên:
+ Hệ số là ƯCLN của các hệ số nguyên dương của các hạng tử.
+ Biến là chữ có mặt trong mọi hạng tử với số mũ của mỗi biến là số mũ nhỏ nhất của nó.
Hoạt động 2. Vận dụng (12’)
+ Áp dụng được các phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Làm các ví dụ, đưa ra nội dung chú ý
+ Hoạt động cá nhân giải quyết vấn đề.
+ Lời giải các ví dụ, nội dung chú ý.
+ Tiến trình bài dạy.
GV
?Y
HS
HS
GV
HS
GV
?Tb
HS
?K
HS
GV
HS
GV
?Tb
HS
?K
HS
GV
Cả lớp thực hiện phần a của ?1
Tìm nhân tử chung của đa thức?
Là x
HĐ nhóm bàn thực hiện phần b (2’)
GV quan sát giúp đỡ HS.
Đại diện nhóm trính bày
sửa chữa chốt lại.
Có nhận xét gì về đa thức x - y và y - x?
Là hai đa thức có các hạng tử là những đơn thức có hệ số đối nhau.
Làm thế nào để xuất hiện NTC?
Ta biến đổi - 5x(y - x) = + 5x(x - y)
 Đôi khi để làm xuất hiện nhân tử chung 
ta cần phải đổi dấu của các hạng tử bằng 
cách sử dụng tính chất A = - (-A)
Đọc chú ý (SGK/18)
Phân tích đa thức thành nhân tử có nhiều 
lợi ích. Một trong những ích lợi đó là giải toán tìm x.
Phân tích đa thức ở vế trái thành nhân 
tử?
3x2 - 6x = 0 3x(x - 2) = 0
Tích của hai đa thức bằng 0 khi nào?
Muốn tìm x để đa thức f(x) = 0 thông thường ta phân tích đa thức thành tích các đa thức bậc nhất, tìm nghiệm của các đa thức đó.
2. Áp dụng (12')
?1
a) x2 - x = x . x - x = x (x - 1)
b) 5x2(x - 2y) - 15x (x - 2y)
 = (x - 2y)(5x2 - 15x)
 = (x - 2y).5x(x - 3)
 = 5x . (x - 2y)(x - 3)
c) 3(x - y) - 5x(y - x)
= 3(x - y) + 5x(x - y)
= (x - y)(3 + 5x)
* Chú ý (SGK/ 18)
?2: Tìm x sao cho 3x2 - 6x = 0
Giải: 3x2 - 6x = 0
 3x(x - 2) = 0
Hoạt động 3. Luyện tập (11’)
+ Áp dụng được các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để làm bài tập 39. 40(SGK)
+ Làm bài tập 39. 40(SGK
+ Hoạt động cá nhân giải quyết vấn đề.
+ Lời giải các bài tập 39. 40(SGK.
+ Tiến trình bài dạy
?Y
HS
?Tb
HS
?K
HS
?Tb
HS
GV
HS
?K
HS
?K
HS
Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử?
Trả lời k/n SGK/18
Khi phân tích đa thức thành nhân tử phải đạt yêu cầu gì?
Phải triệt để
Nêu cách tìm NTC?
Ta quan sát xem các hạng tử có hệ số và phần biến có gì chung và lấy với số mũ nhỏ nhất.
Nêu cách tìm các số hạng viết trong ngoặc sau NTC?
Lấy mỗi hạng tử ban đầu chia cho nhân tử chung.
Y/c 2 HS lên bảng thực hiện mỗi em làm một câu.
Lên bảng thực hiện.
Để tính nhanh giá trị của biểu thức ta nên làm như thế nào?
Ta phân tích thành nhân tử sau đó thay x và y vào đa thức tìm được.
Hãy thực hiện?
Trả lời.
3. Luyện tập 
*Bài 39 (SGK/19)
b)x2 + 5x3 + x2y
 = x2( + 5x + y)
c) 14x2y - 21xy2 + 28x2y2
 = 7xy(2x - 3y + 4xy)
*Bài 40 (SGK/19): Tính giá trị biểu thức
a) 15 . 91,5 + 150 . 0,85
= 15 . 91,5 + 15 . 10 . 0,85
= 15 . (91,5 + 8,5)
= 15 . 100 = 1500
b) x(x - 1) - y(1 - x) 
 = x(x - 1) + y(x- 1) 
 = (x - 1)(x + y)
Với x = 2001; y = 1999 ta có: 
(x - 1)(x + y) 
 = (2001 - 1)(2001 + 1999)
 = 2000 . 4000 = 8 000 000
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
 	+ Học bài kết hợp với sách giáo khoa.
+ BTVN: 40(a); 41 (b); 42 (SGK/19); 22; 24; 25 (SBT/5)
+ Ôn tập lại các hằng đẳng thức đáng nhớ.
+ Nghiên cứu trước bài: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng HĐT.
_________________________________
Ngày soạn : 05/10/2019
 Ngày dạy: 08/10/2019 
Lớp 8A,B
Tiết 10, bài 7: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Học sinh hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
- HS biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử 
2. Kỹ năng 
Rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
3. Thái độ 
Luôn ghi nhớ các HĐT vận dụng hợp lí trong việc giải toán.
4. Năng lực cần đạt
Năng lực tư duy logic, tính toán
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Chuẩn bị của giáo viên 
Soạn bài, SGK, bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh 
Học bài, làm BT, SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Các hoạt động khởi động (8’) 
* Kiểm tra bài cũ (7')
a) Câu hỏi
HS1 (GV đưa ra bảng phụ)
Hoàn thành các hằng đẳng thức sau:
A2 + 2AB + B2 = ..............;	A2 - 2AB + B2 = ....................
A2 - B2 = ..........................;	A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 = ...........
A3 - 3A2B + 3AB2 - B3 = ...........	A3 + B3 = ................
A3 - B3 = ..................................
HS 2: Phân tích đa thức x3 - x thành nhân tử?
b) Đáp án - biểu điểm
HS1: (Mỗi ý đúng 1 điểm)	
A2 + 2AB + B2 = (A + B)2 ;	A2 - 2AB + B2 = (A - B)2
A2 - B2 = (A + B)(A - B);	A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 = (A + B)3
A3 - 3A2B + 3AB2 - B3 = (A - B)3	A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)
A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
GV: Ở trên ta có thể coi đó là các biểu thức phân tích đa thức thành nhân tử
Hỏi: Cơ sở của việc phân tích đa thức thành nhân tử ở trên dựa vào đâu?	
HS: Dựa vào các hằng đẳng thức.	 (3 điểm)
HS2: 	x3 - x = x(x2 - 1) 	(6 điểm)
Hỏi: Việc phân tích trên còn phân tích tiếp được không? Dựa trên cơ sở nào?
HS: Phân tích tiếp được vì x2 - 1 = (x + 1)(x - 1)
	x3 - x = x(x2 - 1) = x(x + 1)(x - 1)	 	(4 điểm)
* Đặt vấn đề (1’) 
GV: Dùng hằng đẳng thức ta cũng có thể phân tích đa thức thành nhân tử. Vậy phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức như thế nào?
2. Dạy nội dung bài mới (35')
Hoạt động 1. Tìm hiểu các ví dụ (15’)
+ Học sinh hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
+ Làm các ví dụ, câu ?1, ?2.
+ Hoạt động cá nhân, giáo viên gợi mở vấn đáp.
+ Lời giải các ví dụ, đáp án câu ?1, ?2
+ Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Ví dụ (15') 
Phân tích thành nhân tử
GV
 Đưa ra bảng phụ
?K
Ta dùng phương pháp đặt NTC được không? Vì sao?
HS
Không dùng phương pháp đặt NTC được. vì các hạng tử không có NTC
?K
HS
 Đa thức này có 3 hạng tử, nghĩ xem có thể áp dụng HĐT nào để biến đổi 
thành tích các đa thức ?
HĐT số 2.
a) x2 - 4x + 4 = x2 - 2.x.2 + 22
 = (x - 2)2
GV
Cách làm trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
?
HS
Tương tự phân tích các đa thức sau thành nhân tử bằng phương pháp dùng HĐT?
.
b) x2 - 2 = x2 - ()2 
 = (x + )(x -)
?K
HS
 Sử dụng HĐT nào để phân tích?
Trả lời
c) 1 - 8x3 = 13 - (2x)3 
 = (1 - 2x)(1 + 2x + 4x2)
?
Phân tích thành nhân tử trong ?1
?1 Phân tích thành nhân tử:
?G
 Đa thức này có bao nhiêu hạng tử, có thể áp dụng HĐT nào?
a) x3 + 3x2 + 3x + 1
= x3 + 3x2.1 + 3.x.12 + 13
= (x + 1)3
HS
Áp dụng HĐT lập phương của một tổng
?
Trong câu b có thể áp dụng được HĐT nào?
b) (x + y)2 - 9x2 = (x + y)2 - (3x)2
= (x + y + 3x)(x + y - 3x)
 = (4x + y)(y - 2x)
HS
Áp dụng HĐT hiệu hai bình phương
?K
HS
Tính 1052 - 25 bằng cách nào nhanh nhất?
?2. Tính nhanh
1052 - 25 = 1052 - 52 
= (105 + 5)(105 - 5)
= 110 . 100 = 11 000
Hoạt động 2. Áp dụng (5’)
+ HS biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử 
+ Làm ví dụ
+ Hoạt động cá nhân, giáo viên gợi mở vấn đáp.
+ Lời giải ví dụ
+ Tiến trình bài dạy
2. Áp dụng (5') 
GV
Gợi ý: Để c/m (2n + 5)2 - 25 chia hết cho 4 ta phải phân tích thành nhân tử trong đó có 1 thừa số chia hết cho 4
Ví dụ: 
CMR (2n + 5)2 - 25 chia hết cho 4 với mọi số nguyên n
?K
HS
Phân tích thành nhân tử trong đó có 1 thừa số chia hết cho 4?
Thực hiện
 Giải: 
(2n + 5)2 - 25 = (2n + 5)2 - 52 
= (2n + 5 + 5)(2n + 5 -5)
= (2n + 10). 2n 
= 2(n + 5).2n
= 4n(n + 5) 4
Vậy (2n +5)2 - 25 chia hết cho 4
Hoạt động 3. Luyện tập (15’)
+ HS biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử 
+ Làm bài tập 44 (SGK)
+ Hoạt động cá nhân.
+ Lời giải bài tập 44 (SGK)	
+ Tiến trình bài dạy
?Tb
Phân tích thành nhân tử?
*Bài 44 (SGK/20) 
HS
Lên bảng thực hiện
 a) x3 + = x3 + 
 = (x + )(x2 - x + )
?Tb
Nêu cách thực hiện?
b) (a + b)3 - (a - b)3
= (a + b - a + b)[(a + b)2 + (a + b)(a - b) + (a - b)2]
= 2b(a2 + 2ab + b2 + a2 - b2 + a2 - 2ab +b2)
HS
HS
Khai triển lập phương của một tổng và lập phương của một hiệu.
Hai em lên bảng thực hiện câu b) và câu c)
= 2b(3a2 + b2)
c) (a + b)3 + (a - b)3
= (a + b + a - b)[(a + b)2 - (a + b)(a - b) + (a - b)2]
= 2a(a2 + 2ab + b2 - a2 + b2 + a2 - 2ab +b2)
GV
Hướng dẫn câu d) & e) 
= 2a(a2 + 3b2)
 d) 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
= (2x)3 + 3.4x2.y + 3.2x.y2 + y3
= (2x + y)3
 e) - x3 + 9x2 - 27x + 27
= 27 - 27x + 9x2 - x3
= 33 - 3.32.x + 3.3.x2 - x3
= (3 - x)3
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
 + Học bài kết hợp với sách giáo khoa. Xem lại các ví dụ đã làm.
 + Ôn lại các hằng đẳng thức đáng nhớ.
	+ BTVN: 43,44d;e; 45, 46 (SGK/20); 26; 27 (SBT/6)
	+ Nghiên cứu trước bài: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
_________________________________________
Ngày soạn: 11/10/2019 Ngày dạy: 14/10/2019 Lớp 8A,B
Tiết 11, bài 8: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- HS hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử 
- HS biết nhận xét các hạng tử trong đa thức để nhóm hợp lý và phân tích
đa thức thành nhân tử 
2. Kỹ năng 
Rèn luyện kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử 
3. Thái độ 
Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Chuẩn bị của giáo viên 
Giáo án; SGK; SBT; bảng phụ viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ và một số bài tập mẫu
2. Chuẩn bị của học sinh 
Học bài cũ; làm BTVN; Bảng nhúm , bút dạ , SGk ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (10’) 
a) Câu hỏi
HS1: Chữa bài tập 44 c (SGK– 20)
HS 2: Chữa bài tập 29b (SBT) 
b) Đáp án - biểu điểm
HS1: Bài tập 44 (SGK –20)
c) (a + b)3 + (a – b)3 = a3 + 3a2b +3ab2 + b3 + a3 – 3a2b + 3ab2 - b3 (4đ)
	 = 2a3 + 6 ab2 (3đ)
 = 2a( a2 + 3b2) (4đ)
+) Cách khác: 
( a + b)3 + (a – b)3 
= [ (a +b) + (a – b) ] [(a + b)2 – (a + b )(a – b) + (a – b)2 ] 
= (a + b +a – b) ( a2 + 2ab + b2 – a2 + ab – ab + b2 + a2 - 2ab + b2)
= 2a( a2 + 3b2) (10đ)
HS2: Bài tập 29 (SBT) (10đ)
b) 872 + 732 – 272 - 132 = (872 - 272) + (733 – 132) 
 = (87 - 27)( 87+ 27) + (73 -13) ( 73 +13)
 = 60 . 114 + 60 . 86 
 = 60 ( 114 +86) 
 = 60 .200 
 = 12 000 
+) Cách khác: (10đ)
872 + 732 – 272 - 132 = ( 872 - 132) + (732 – 272) 
 = (87 – 13)(87 + 13) + ( 73 – 27 )(73 + 27) 
 = 74 . 100 + 46 . 100 
 = 100 ( 74 + 46) = 100 . 120 = 12 000
* Đặt vấn đề (1’) 
Qua bài tập trên ta thấy để phân tích đa thức thành nhân tử còn có thêm phương pháp nhóm các hạng tử. Vậy nhóm như thế nào để phân tích được đa thức thành nhân tử? Ta học bài mới hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV
?Y
HS
?K
HS
GV
HS
?K
HS
GV
GV
HS
?K
HS
GV
?G
HS
?
GV
GV
?K
HS
GV
?
HS
GV
Y/c HS n/c VD 1 (SGK– 21)
Y/c của ví dụ 1 là gì?
Phân tích đa thức  thành nhân tử.
 Với ví dụ trên thì có sử dụng được hai phương pháp đã học không? Vì sao?
Vì cả 4 hạng tử đều không có nhân tử chung nên không dùng được phương pháp đặt nhân tử chung. Đa thức cũng không có dạng hằng đẳng thức nào 
Y/c HS nghiên cứu lời giải trong SGK tìm hiểu cách phân tích đa thức thành nhân tử trong ví dụ này. (treo bảng phụ ghi nội dung lời giải ví dụ 1)
Nghiên cứu
Qua n/c hãy cho biết để phân tích đa thức đã cho thành nhân tử người ta đã làm như thế nào ?
Nhóm thành từng nhóm các hạng tử có nhân tử chung. Sau đó đặt nhân tử chung cho từng nhóm rồi tiếp tục đặt nhân tử chung.
Như vậy để giải ví dụ trên người ta đã thực hiện nhóm các hạng tử có nhân tử chung thành từng nhóm sau đó mới dùng phương pháp đặt nhân tử chung. 
Y/c HS tiếp tục nghiên cứu VD 2.
Thực hiện
Để phân tích đa thức đã cho thành nhân tử người ta đã làm như thế nào? (GV treo lời giải ví dụ 2)
Nhóm thành từng nhóm các hạng tử có nhân tử chung với nhau rồi sau đó dùng phương pháp đặt nhân tử chung.
Cách làm như các ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử.
Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này có thể có nhiều cách nhóm các hạng tử thích hợp.
Thực hiện ví dụ 1 và ví dụ 2 bằng cách nhóm khác?
- Hai học sinh lên bảng thực hiện. Dưới lớp tự làm vào vở.
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
Đối chiếu với kết quả trong SGK?
Tóm lại, khi phân tích đa thức thành nhân tử theo phương pháp này ta cần quan sát kỹ các hạng tử sau đó chọn nhóm các hạng tử một cách hợp lí. Sao cho mỗi nhóm đều phải phân tích được. Sau khi phân tích đa thức thành nhân tử ở mỗi nhóm thì quá trình phân tích phải tiếp tục được. Lưu ý : khi nhóm các hạng tử mà đặt dấu
 “ – ’’ trước ngoặc thì phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
Y/c HS làm ?1 SGK-22
Nêu cách làm?
Nhóm hạng các hạng tử sau đó đặt nhân tử chung.
Treo bảng phụ ghi nội dung ?2 lên bảng y/c HS nghiên cứu.
Nêu ý kiến của mình về lời giải của bạn?
Bạn An làm đúng. Còn cách làm của bạn Thái và bạn Hà đa thức chưa được phân tích triệt để vẫn có thể phân tích tiếp được.
Lưu ý: Khi nhóm các hạng tử không thích hợp thì việc phân tích đa thức sẽ không triệt để giống như bài của hai bạn Thái và Hà . Tuy nhiên Thái và Hà có thể tiếp tục phân tích để có kết quả như bạn An. Do đó khi nhóm cần quan sát để chọn nhóm một cách thích hợp các hạng tử.
1. Ví dụ (15') 
* Ví dụ 1 (SGK – 21)
* Ví dụ 2 (SGK – 21)
Cách làm như các ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử.
Giải ví dụ 1, 2 theo cách khác:
* VD1: 
x2 – 3x + xy – 3y
= (x2 + xy) + (-3x – 3y)
= x(x + y) – 3(x + y)
= (x + y) (x – 3)
* VD2:
2xy + 3z + 6y + xz
= (2xy + xz) + (3z + 6y)
= x(2y + z) + 3(z + 2y)
= (2y + z) (x + 3)
2. Áp dụng (10') 
?1.( SGK – 22)
15.64 + 25.100 + 36.15 + 60.100
=(15.64+36.15) +(25.100 + 60.100)
= 15.(64 + 36) + 100. (25 + 60)
= 15 . 100 + 100 . 85
= 100 . (15 + 85) 
= 100 . 100 = 10 000
?2. (SGK –22)
Bạn An làm đúng, bạn Thái và Hà tuy cũng làm đúng nhưng chưa phân tích hết vì còn có thể phân tích tiếp được. Với cách làm của bạn Thái và Hà có thể phân tích tiếp để có kết quả như của bạn An.
 3. Củng cố, luyện tập (7’)
GV
HS
?
HS
GV
Gọi đồng thời 3 HS lên bảng thực hiện bài 47 (SGK– 22). Dưới lớp tự làm vào vở.
Lên bảng thực hiện
Nhận xét bài làm của bạn?
Nhận xét
Chốt lại
* Bài 47 (SGK– 22)
a) x2 – xy + x – y 
 = (x2 - xy) + (x – y)
 = x(x – y) + (x – y)
 = (x – y) ( x + 1)
b) xz + yz – 5(x + y)
 = (xz + yz) – 5(x + y)
 = z (x + y) – 5(x + y)
 = (x + y) (z – 5)
c) 3x2 – 3xy – 5x + 5y
 = (3x2 – 3xy) + (-5x + 5y)
 = 3x(x – y) – 5(x – y)
 = (x – y) (3x – 5)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) 
- Trong bài học hôm nay các em cần nhớ khi phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử cần nhóm thích hợp.
- Ôn tập 3 phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học 
- BTVN: 48; 49; 50 (SGK– 22, 23) ; Bài 31,32,33 (SBT)
* HD bài 50 (SGK– 23): Phân tích vế trái của các đẳng thức thành nhân tử rồi áp dụng A. B = 0 khi và chỉ khi A = 0 hoặc B = 0.
Ngày soạn: 12/10/2019 Ngày dạy: 15/10/2019 Lớp 8A,B
Tiết 12: LUYỆN TẬP §6, 7, 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
HS biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức và nhóm nhiều hạng tử.
2. Kỹ năng 
- HS giải thành thạo các bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.
 - Củng cố khắc sâu nâng cao kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
3. Thái độ 
- Thận trong quan sát các hạng tử của đa thức, có ý thức xem xét các hạng tử của đa thức đặt NTC (nếu có) trước khi dùng các phương pháp dùng HĐT hoặc nhóm các hạng tử
II. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án; SGK; SBT; bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh 
Học bài, làm BT, SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (7’) 
a) Đề bài 
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) a2 – 2ab + a – 2b
b) 2x2 – 8xy – 5x + 20y
(Gọi 2 HS lên thực hiện)
b) Đáp án, biểu điểm 
 	HS1: a) a2 – 2ab + a – 2b = (a2 – 2ab) + (a – 2b) (4đ)
 = a(a – 2b) + (a – 2b) (3đ)
 = (a – 2b) (a + 1) (3đ)
HS2: b) 2x2 – 8xy – 5x + 20y = (2x2 – 8xy) – (5x – 20y) (4đ)
 = 2x(x – 4y) – 5(x – 4y) (3đ)
 = (x – 4y) (2x – 5) (3đ)
 	* Đặt vấn đề (1’) 
 	Để củng cố khắc sâu kiến thức phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học vào giải bài tập ta học bài hôm nay
2. Dạy nội dung bài mới (37')
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
 NỘI DUNG GHI BẢNG
GV
HS
?Tb
HS
GV
HS
GV
?K
HS
GV
HS
GV
HS
GV
GV
?K
HS
GV
HS
GV
?Tb
HS
?TB
HS
Y/c HS nghiên cứu bài tập 48 (SGK- 22)
Thực hiện
Nêu hướng làm mỗi câu?
a) Nhóm các hạng tử sao cho xuất hiện HĐT hoặc đặt được nhân tử chung.
b) Đặt nhân tử chung rồi nhóm các hạng tử để xuất hiện HĐT
c) Nhóm các hạng tử thích hợp để xuất hiện HĐT.
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện. Dưới lớp làm ra nháp.
Thực hiện y/c của GV.
Y/c HS nghiên cứu bài tập 49(SGK – 22)
Nêu hướng làm mỗi câu?
a) Nhóm các hạng tử; đặt nhân tử chung rồi thực hiện phép tính.
b) Nhóm các hạng tử sao cho xuất hiện HĐT
Gọi Hs lên bảng thực hiện. Dưới lớp tự làm vào vở.
Thực hiện.
Y/c HS nghiên cứu bài 50
HD:Phân tích vế trái thành nhân tử đưa về dạng:
 A . B = 0 từ đó suy ra x
*HĐ nhóm giải bài tập 50b
- Tg: 4’
- HS HĐ nhóm
- GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu
- Đại diện trình bày kết quả. HS khác nhận xét
Chốt lại.
Y/c HS nghiên cứu bài 42
Để c/m đa thức đã cho chia hết cho 54 ta làm như thế nào?
Phân tích đa thức trên thành nhân tử sao cho có nhân tử là bội của 54.
Y/c một HS trình bày bài giải.
Thực hiện
Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập dạng 5. 
Hãy nêu cách làm?
Trước hết làm đơn giản đa thức bằng cách đặt nhân tử chung sau đó thay các giá trị của x, y vào biểu thức đã thu gọn
Hãy trình bày lời giải?
Trình bày.
* Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử (12’)
1. Bài tập 48 (SGK – 22)
a) x2 + 4x – y2 + 4 = (x2 + 4x + 4) – y2
 = (x + 2)2 – y2
 = (x + 2 – y) (x + 2 + y)
b) 3x2 + 6xy + 3y2 – 3z2 
 = 3(x2 + 2xy + y2 – z2)
 = 3[(x2 + 2xy + y2) – z2]
 = 3. [(x + y)2 – z2 ]
 = 3. (x + y – z) (x + y + z)
 c) x2 – 2xy + y2 – z2 + 2zt – t2
 = (x2 – 2xy + y2) – (z2 – 2zt + t2)
 = (x – y)2 – (z – t)2
 = (x – y – z + t) (x – y + z – t)
* Dạng 2: Tính nhanh (10’)
1. Bài tập 49 (SGK– 22) 
Giải:
a) 37,5 . 6,5 – 7,5. 3,4 – 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5
 = (37,5. 6,5 + 3,5. 37,5) – (7,5. 3,4 + 6,6. 7,5)
 = 37,5 . (6,5 + 3,5) – 7,5 . (3,4 + 6,6)
 = 37,5 . 10 - 7,5 . 10
 = 375

File đính kèm:

  • docChuong I 2 Nhan da thuc voi da thuc_12728283.doc