Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 11 đến 12 - Năm học 2019-2020 - Cao Ngọc Mai

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS biết nhóm các hạng tử thích hợp, phân tích thành nhân tử mỗi nhóm để làm xuất hiện các nhân tử chung của các nhóm.

2. Kỹ năng: biến đổi chủ yếu với các đa thức có 4 hạng tử, không quá hai biến.

3. Thái độ: Giải bài tập cẩn thận, chính xác.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng , NL triển khai công nghệ, NL ngôn ngữ kỹ thuật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- GV : bảng phụ , thước kẻ.

- HS : học và làm bài ở nhà, ôn nhân đa thức với đa thức.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1Kiểm tra bài cũ (7’)

Bài 1. Phân tích đa thức thành nhân tử :

a) x2 – 4x + 4 (5đ)

b) x3 + 1/27 (5đ)

Bài 2. Tính nhanh:

 a) 542 – 462 (5đ)

 b) 732 – 272 (5đ)

2. Bài mới

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 11 đến 12 - Năm học 2019-2020 - Cao Ngọc Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn: 21/09/2019
Ngày dạy:
Tiết 10
§7. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: - HS hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
 2. Kỹ năng: - HS biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử.
 3.Thái độ: Giải bài tập cẩn thận, chính xác.
 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng , NL triển khai công nghệ, NL ngôn ngữ kỹ thuật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Thầy: Bảng phụ ghi các bài tập mẫu
- Học sinh: sách giáo khoa, máy tính, nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra:. phân tích đa thức thành nhân tử 
a) 2x2y + 4 xy2 
b) 5x(y-1) – 10y(1-y) 
c) 2x2y(x-y) + 6xy2(x-y) 
d) 3x2 - 6x 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới 
- Chúng ta đã phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung ngoài ra ta có thể dùng 7 hằng đẳng thức để biết được điều đó ta vào bài học hôm nay
- Nghe giới thiệu, chuẩn bị vào bài
 Ghi vào vở tựa bài 
Hoạt động 2 : Ví dụ 
H: Hãy phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp NTC?
GV: để phân tích được hãy quan sát các đa thức xem có điều gì đặc biệt?
GV: Viết vd ra bảng phụ
H: Căn cứ vào KT nào?
GV: Vì vậy ta nói rằng đã phân tích đa thức = phương pháp dùng hằng đẳng thức
GV: Tại sao không dùng phương pháp đặt NTC
H: Đa thức có mấy hạng tử?
H: để giải bài toán này ta dùng hằng đẳng thức nào?
Tương tự: đa thức này viết được dưới dạng hằng đẳng thức nào ? Tại sao?
GV: treo bảng phụ cho học sinh tính
Chốt: có thể dùng hằng đẳng thức tính cho nhanh
Không thực hiện được vì không có NTC
- Có các HĐT 1, 3, 6
- 3 em lên bảng thực
- Cả lớp làm vào vở
Dùng 7 hằng đẳng thức đã học
1HS đọc bài (treo bảng phụ)
1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở
Nhận xét, kết quả.
1.Ví dụ: phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a, x2 - 4x + 4 = x2 - 2.2x + 22 
 = (x - 2)2
b, 1 - 8x3 = 13 - (2x)3
= (1 - 2x)( 1 + 2x + 4x2)
c, x2 - 2 = x2 - ()2 = (x - )( x + )
Chốt: khi phân tích đa thức thành nhân tử mà các hạng tử không có NTC thì có thể xem chúng có dạng hằng đẳng thức nào đã học để phân tích.
Bài 1: Phân tích các đa thức thành nhân tử
a, x3 + 3x2 + 3x + 1 = ( x+ 1)3
b, ( x + y)2 - 9x2 =( x + y)2 - (3x)2
= (y - 2x)(4x + y)
Bài 2: Tính nhanh
1052 - 25 = 1052 - 52
= (105 + 5) (105 - 5) = 11000
Hoạt động 3: Luyện tập
H: Nêu phương pháp chứng minh
H: Gợi ý: BT có thể viết dưới dạng hằng đẳng thức nào ?
GV: yêu cầu cả lớp cùng làm vào vở
Phân tích đa thức thành nhân tử có chứa nhân tử 4
 Hằng đẳng thức thứ 3
2 em thực hiện từng phần 
2. áp dụng2
Ví dụ: CMR(2n + 5)2 - 25 M 4 
= ( 2n + 5)2 - 52
= (2n + 5-5)(2n + 5 + 5) 
= 4n ( n + 5) M 4 
3. Hướng dẫn về nhà
 1.Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
 2. Khi đa thức không có NTC cần xác định rõ: đa thức có mấy hạng tử?có dạng hằng đẳng thức nào ?áp dụng ?
 3. Làm bài tập: 43, 44 (b, e, d); 45, 46/ SGK,29, 30 SBT
Ngày soạn: 24/09/2019
Ngày dạy: 
Lớp 8B
Tiết 12
§8. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS biết nhóm các hạng tử thích hợp, phân tích thành nhân tử mỗi nhóm để làm xuất hiện các nhân tử chung của các nhóm. 
2. Kỹ năng: biến đổi chủ yếu với các đa thức có 4 hạng tử, không quá hai biến.
3. Thái độ: Giải bài tập cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng , NL triển khai công nghệ, NL ngôn ngữ kỹ thuật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- GV : bảng phụ , thước kẻ.
- HS : học và làm bài ở nhà, ôn nhân đa thức với đa thức. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1Kiểm tra bài cũ (7’)
Bài 1. Phân tích đa thức thành nhân tử :
x2 – 4x + 4 (5đ)
x3 + 1/27 (5đ)
Bài 2. Tính nhanh:
 a) 542 – 462 (5đ)
 b) 732 – 272 (5đ)
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới (2’)
- Xét đa thức x2 – 3x + xy -3y, có thể phân tích đa thức này thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung hoặc dùng hằng đẳng thức được ko?(có nhân tử chung ko? Có dạng hằng đẳng thức nào không?) 
- Có cách nào để phân tích? Ta hãy nghiên cứu bài học hôm nay
- HS nghe để tìm hiểu 
- HS trả lời : không 
- HS tập trung chú ý và ghi bài 
Hoạt động 2 : Tìm kiến thức mới (15’)
- Ghi bảng ví dụ
Hỏi: có nhận xét gì về các hạng tử của đa thức này ? 
* Gợi ý : Nếu chỉ coi là một đa thức thì các hạng tử không có nhân tử chung. Nhưng nếu coi là tổng của hai biểu thức, thì các đa thức này như thế nào? 
- Hãy biến đổi tiếp tục 
- GV chốt lại và trình bày bài giải 
- Ghi bảng ví dụ 2, yêu cầu HS làm tương tự 
- Cho HS nhận xét bài giải của bạn 
- Bổ sung cách giải khác 
- GV kết luận về phương pháp giải 
- HS ghi vào vở 
- HS suy nghĩ (có thể chưa trả lời được) 
- HS suy nghĩ – trả lời
- HS tiếp tục biến đổi để biến đa thức thành tích 
x2-3x+xy–3y 
- HS nghe giảng, ghi bài 
- HS lên bảng làm
b) 2xy + 3z + 6y + xz
= (2xy + 6y) + (3z + xz)
= 2y(x+3) + z(3+x) 
= (x+3)(2y+z) 
- Nhận xét bài làm ở bảng 
- Nêu cách giải khác cùng đáp số 
1. Ví dụ : 
Phân tích đa thức sau thành nhân tử :
a) x2 – 3x + xy – 3y
= (x2 – 3x) + (xy – 3y)
= x(x – 3) + y(x – 3)
= (x – 3)(x +y) 
b) 2xy + 3z + 6y + xz
= (2xy + 6y) + (3z + xz)
= 2y(x+3) + z(3+x) 
= (x+3)(2y+z) 
Hoạt động 3 : Vận dụng (13’)
- Ghi bảng ?1 
- Cho HS thực hiện tại chỗ 
- Chỉ định HS nói cách làm và kết quả 
- Cho HS khác nhận xét kết quả, nêu cách làm khác .
- GV ghi bảng và chốt lại cách làm 
- Treo bảng phụ đưa ra ?2 
- Cho HS thảo luận trao đổi theo nhóm nhỏ 
- Cho đại diện các nhóm trả lời 
- Nhận xét và chốt lại ý kiến đúng
- Ghi đề bài và suy nghĩ cách làm 
- Thực hiện tại chỗ ít phút .
- Đứng tại chỗ nói rõ cách làm và cho kết quả  
- HS khác nhận xét kết quả và nêu cách làm khác (nếu có) : 
- HS đọc yêu cầu của ?2 
- Hợp tác thảo luận theo nhóm 1-2 phút 
- Đại diện các nhóm trả lời 
2. Aùp dụng : 
?1 
Tính nhanh 15.64+ 25.100 +36.15 + 60.100 
Giải 
15.64+25.100+36.15+60.100
= (15.64+36.15)+(25.100+ 60.100) 
= 15(64+36) + 100(25+60) 
=15.100+100.85=100(15+85) = 100.100 = 10 000 
 ?2 
(xem Sgk)
3. Củng cố (7’)Bài 47b,c trang 22 Sgk
4. Dặn dò (2’)
Bài 47a, 48, 49, 50 trang 22 Sgk- Ôn lại các phương pháp phân tích
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
	Giao Thanh, ngày tháng năm 2019
	TM tổ chuyên môn
	Trần Thị Lan Anh

File đính kèm:

  • docxChuong I 8 Phan tich da thuc thanh nhan tu bang phuong phap nhom hang tu_12683300.docx
Giáo án liên quan