Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 56: Đa thức

Hoạt động 2:Bậc của đa thức

KT: Xác định được bậc của đa thức

KN: Thu gọn đa thức

GV: Cho HS nhắc là bậc của đơn thức ?

HS: Đứng tại chổ trả lời

GV: Hãy chỉ ra các hạng tử của đa thức

 P = 4x2y + xy – 3 và bậc của nó

HS: 4x2y có bậc 3 ; xy có bậc 2 ; -3 có bậc 0

GV: Bậc của đa thức P là 3. Thế nào là bậc của đa thức ?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Hệ thống lại rồi cho HS đọc SGK

HS: Ghi bài vào tập

GV: Cho HS đọc chú ý trong SGK /38

GV: Cho học sinh làm ?3 Tìm bậc của đa thức

Q = –3x5 – x3y – xy2 + 3x5 + 2

HS: Thực hiện trong tập, một học sinh lên bảng trình bày

GV: Cho học sinh nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét đánh giá

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 56: Đa thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết 56 ĐA THỨC
Ngày dạy :
1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
HS nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể
Nhận biết được đa thức thu gọn. 
Biết thu gọn đa thức
HS hiểu được thế nào là đa thức .
1.2. Kĩ năng:
Thưc hiện thành thạo : Cộng được đơn thức đồng dạng 
Thực hiện được : Thu gọn đa thưc, tìm bậc của đa thức .
1.3. Thái độ:
Thĩi quen : Thu gọn đa thức .
Tính cách : Thích xác định đơn thức đồng dạng .
2/ NỘI DUNG :
Nắm kiến thức và vận dụng vào bài tập 
3/ CHUẨN BỊ:
GV: thước thẳng,BP ghi ví dụ 
HS: xem trước nội dung bài
4) tổ chức hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 4.2. Kiểm tra miệng 
HS1:Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng? (5đ) Để cộng trừ hai đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ? (5đ)
HS2:Cho ví dụ 2 đơn thức đồng dạng rồi cộng trừ 2 đơn thức đồng dạng đó? (10đ)
Lý thuyết nêu như SGK.
Ví dụ : (HS cho tùy ý), chẳng hạn
2x2yz ; -5x2yz
2x2yz + (-5x2yz) = -3x2yz
2x2yz - (-5x2yz) = 7x2yz
 4.3.Tiến trình :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Đa thức :
KT: hiểu được đa thức 
KN: Viết được đa thức .
GV: Đưa hình vẽ trang 36 lên BP và yêu cầu học sinh viết biểu thức biểu thị diện tích của hình tạo bơỉ 1 tam giác vuông và 2 hình vuông dựng về phía ngoài có 2 cạnh lần lượt là x , y (cạnh của D đó)
HS: Chú ý quan sát hình vẽ rồi thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm lên bảng viết biểu thức
GV: Gợi ý cho HS tính diện tích 2 hình vuông, diện tích tam giác vuông rồi cộng lại (nếu học sinh làm không được)
HS: (x2+y2+ xy)
GV: Cho các đơn thức :3x2y ; 3xy ; -3 ; x2y . Hãy lập tổng các đơn thức
HS: 3x2y + 3xy – 3 + x2y 
GV: Các biểu thức trên là đa thức .Vậy thế nào là đa thức ?
HS: Đa thức là tổng các đơn thức
GV: Cho học sinh đọc phần chữ in nghiêng trong SGK/37
HS: Lên bảng cho ví dụ về đa thức, học sinh khác nhận xét
GV: Giới thiệu các hạng tử trong đa thức , kí hiệu
HS: Học sinh lên bảng làm ?1, học sinh dưới lớp làm trong tập cho nhận xét
GV: Cho HS đọc chú ý / 37 SGK
GV: Xét đa thức P = 3x2y + 3xy - 3 + x2y . Trong đa thức trên có nhận xét gì về các đơn thức? 
HS: Có các đơn thức đồng dạng 3x2y và x2y
GV: Nhắc lại qui tắc cộng trừ các đơn thức đồng dạng rồi cho học sinh thực hiện thu gọn 
HS: P = 3x2y + 3xy - 3 + x2y 
 = (3x2y +x2y) - 3 + 3xy
 = 4x2y + xy - 3
GV: Đa thức 4x2y + xy – 3 là đa thức thu gọn của đa thức P. Thu gọn đa thức là gì ?
HS: Nêu theo cách hiểu
GV: Cho học sinh nhận xét, sau đó giáo viên hệ thống lại và cho học sinh ghi bài
HS: Hoạt động nhóm ?2 Thu gọn đa thức
Q = 5x2y–3xy+x2y–xy+5xy–x++x-
Hoạt động 2:Bậc của đa thức
KT: Xác định được bậc của đa thức 
KN: Thu gọn đa thức 
GV: Cho HS nhắc là bậc của đơn thức ?
HS: Đứng tại chổ trả lời 
GV: Hãy chỉ ra các hạng tử của đa thức 
 P = 4x2y + xy – 3 và bậc của nó
HS: 4x2y có bậc 3 ; xy có bậc 2 ; -3 có bậc 0
GV: Bậc của đa thức P là 3. Thế nào là bậc của đa thức ? 
HS: Trả lời câu hỏi. 
GV: Hệ thống lại rồi cho HS đọc SGK
HS: Ghi bài vào tập
GV: Cho HS đọc chú ý trong SGK /38 
GV: Cho học sinh làm ?3 Tìm bậc của đa thức
Q = –3x5 – x3y – xy2 + 3x5 + 2
HS: Thực hiện trong tập, một học sinh lên bảng trình bày
GV: Cho học sinh nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét đánh giá
1/ Đa thức
a) Khái niệm: Học SGK/37
b) Ví dụ:
a) x2 + y2 + xy
b) 3x2y + 3xy -3 + x2y là những đa thức.
Để kí hiệu đa thức ta dùng các chữ cái in hoa: A, B, C, D
Vd: A = x2 + y2 + xy
 P = 3x2y + x2y – 3 + x2y
Chú ý: Xem SGK
2/ Thu gọn đa thức
Thu gọn đa thức là thu gọn các đơn thức đồng dạng có trong đa thức
Ví dụ: Thu gọn đa thức
Q = 5x2y–3xy+x2y–xy+5xy–x++x-
 = (5x2y +x2y)+(–3xy –xy + 5xy)+(–x+x) + (–) = x2y + xy + x +
3/ Bậc của đa thức
a/ Khái niệm: Học SGK/38
* Chú ý: SGK / 38
?3 / 38 SGK
Q = –3x5 – x3y – xy2 + 3x5 + 2
= (–3x5 + 3x5)– x3y – xy2 + 2
= – x3y – xy2 + 2
Đa thức P có bậc là 4
 4.4 Tổng kết :
1/ Thế nào là đa thức?
2/ Thế nào là đa thức thu gọn?
3/ Để tìm bậc của đa thức ta làm thế nào?
4/ Thu gọn và tìm bậc của đa thức
N = 7x5y2 + xy - 3x5y2 + x3 - 2xy + 5
1/ Nêu như bài học
2/ Nêu như bài học
3/ Để tìm bậc của đa thức ta phải thu gọn đa thức trước. Bậc của đa thức chính là bậc của hạng tử có bậc cao nhất
N = 4x5y2 - xy + x3 + 5
Bậc của đa thức là 7
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
Đối với bài học ở tiết này:
Học bài thật kĩ, xem các ví dụ và bài tập đã làmï
Làm bài tập 26,27 (SGK/38);
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
Xem trước bài “Cộng trừ đa thức”
 + Cộng hai đa thức là gì?
 + Trừ hai đa thức là gì?
5) phụ lục: sgk, sbt, sgv .

File đính kèm:

  • docChuong IV 5 Da thuc_12702060.doc
Giáo án liên quan