Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17: Số vô tỷ. Khái niệm về căn bậc hai - Năm học 2019-2020 - Lê Minh Châu

- GV đưa ra bài tập trên bảng. Yêu cầu HS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm.

- Gv yêu cầu HS giải thích cách làm.

- Gv yêu cầu HS cả lớp chú ý nhận xét bài của 2 bạn, gọi 2 HS dưới lớp đứng dậy nhận xét bài của 2 bạn.

- GV nhận xét chung lại, sửa lối nếu có và cho điểm.

- Gv đưa ra bài số 2, yêu cầu HS cả lớp cùng làm với mình.

- Gv gọi 1 Hs đứng dậy làm.

- GV gọi 1 HS nhận xét.

- Gv cho HS làm bài 3a

- Gv gọi 1 HS lên làm bài 3a

- Gv nhận xét bài 3a của HS và tiến hành cùng làm bài 3b với cả lớp.

- Gv: “ các em có thể tìm ra cho cô một số hữu tỉ thỏa mãn x^2=2 như bài 3a đã làm ở trên không?”

- Gv tiết lộ đáp án của bài 3b.

 - Gv giới thiệu số 1,414213567309504 là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Hay còn gọi là số vô tỉ.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17: Số vô tỷ. Khái niệm về căn bậc hai - Năm học 2019-2020 - Lê Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2019
Ngày dạy: 1/11/2019
Lớp: 7/8 Tiết: 2
Tiết 17: SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI. 
I. MỤC TIÊU:
Qua bài này giúp học sinh: 
1.Kiến thức: 
- HS hiểu được khái niệm số vô tỉ.
- HS hiểu được khái niệm căn bậc hai của một số.
2. Kỹ năng: 
- Lấy được các ví dụ về số vô tỉ.
- Vận dụng khái niệm về căn bậc hai để tìm căn bậc hai của một số bất kì không âm.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc học tập, tích cực phát biểu..
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phấn màu, máy chiếu, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – trình chiếu
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Khơi gợi kiến thức
- GV đưa ra bài tập trên bảng. Yêu cầu HS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Gv yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Gv yêu cầu HS cả lớp chú ý nhận xét bài của 2 bạn, gọi 2 HS dưới lớp đứng dậy nhận xét bài của 2 bạn.
- GV nhận xét chung lại, sửa lối nếu có và cho điểm.
- Gv đưa ra bài số 2, yêu cầu HS cả lớp cùng làm với mình.
- Gv gọi 1 Hs đứng dậy làm.
- GV gọi 1 HS nhận xét.
- Gv cho HS làm bài 3a
- Gv gọi 1 HS lên làm bài 3a
- Gv nhận xét bài 3a của HS và tiến hành cùng làm bài 3b với cả lớp.
- Gv: “ các em có thể tìm ra cho cô một số hữu tỉ thỏa mãn x2=2 như bài 3a đã làm ở trên không?”
- Gv tiết lộ đáp án của bài 3b.
 - Gv giới thiệu số 1,414213567309504 là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Hay còn gọi là số vô tỉ.
- HS cả lớp làm bài.
- 2 HS lên bảng làm
- 2 HS giải thích cách làm.
- 2 HS đứng dậy nhận xét.
- HS cả lớp chú ý và giơ tay phát biểu.
- 1 HS đứng dậy làm.
- 1 HS đứng dậy nhận xét.
- HS cả lớp cùng làm và cho nhận xét. 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Hs chú ý lắng nghe.
- HS trả lời
Bài 1: Chỉ ra các số thập phân hữu hạn, các số thập phân vô hạn tuần hoàn.
25;215;760;-56;98
BG:
Số thập phân hữu hạn:
25;98
Số thập phân vô hạn tuần hoàn:
215;760;-56
Bài 2:Điền kí hiệu vào ô trống:
- 1 . Q 
215  Q
0,5(05) . Q
BG:
- 1 ∈ Q 
215∈Q
0,5(05) ∈ Q
Bài 3: Tìm x:
a) x2=1
b) 2x2=4
BG
a) x2=1
 x2=12=-12
 x=1 hoặc x= -1
b) 2x2=4
 x2=2
Đáp án.
x=1,414213567309504
Hoặc
x=-1,414213567309504 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về số vô tỉ.
- GV: “ như hoạt động phía trên cô đã giới thiệu cho các em biết sơ qua thế nào là số vô tỉ hay còn gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Một em đứng dậy và khái quát theo cách hiểu của mình thế nào là số vô tỉ, đặc điểm của nó như thế nào?”
- Gv nhận xét câu trả lời của HS. 
- GV mời 2 HS đứng dậy đọc khái niệm trong SGK.
- Gv đưa ra kí hiệu của tập hợp các số vô tỉ.
- Gv yêu cầu HS lấy ví dụ về số vô tỉ.
- Gv đưa ra bài toán và mời 1 HS đứng dậy.
- GV gọi 1 HS nhận xét.
- Gv nhận xét bài của HS.
- Gv:” vậy các em đã biết thêm được một dạng số khác ngoài số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn là số vô tỉ hay còn gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Tuy nhiên như các em thấy các số vô tỉ không thể được thể hiện ngắn gọn như số hữu tỉ, bây giờ ta sẽ tìm hiểu xem thực chất số vô tỉ sẽ được thể hiện bằng công cụ hay phương pháp gì mới trong toán học. Các em đi qua phần thứ 2.”
- HS lắng nghe và trả lời.
- 1 HS đứng dậy trả lời: “ số vô tỉ là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Đặc điểm của nó là các chữ số kéo dài vô hạn nhưng không theo quy luật ahy chu kỳ nào.”
- 2 HS đứng dậy đọc khái niệm.
- HS chú ý ghi chép bài.
- HS lấy ví dụ về số vô tỉ và ghi vào vở.
- 1 HS đứng dậy làm bài.
- 1 HS đứng dậy nhận xét.
1. Số vô tỉ:
- Khái niệm: (SGK)
- Kí hiệu: I
- Ví dụ:
0,125469874563258256....
Bài 4: chỉ ra số vô tỉ.
0,234
0,(3)
1,232323232323...
1,7320508...
5,645751384....
BG: số vô tỉ là:
1,7320508...
5,645751384....
Hoạt động 3: Tìm hiểu về căn bậc hai
- Gv ghi tựa đề lên bảng.
- Gv gọi 1 HS đứng dậy đọc khái niệm về căn bậc hai.
- GV giải thích rõ hơn cho học sinh về khái niệm căn bậc hai và hướng dẫn học sinh bấm máy tính.
-GV: “ Căn bậc hai chính là một công cụ giúp ta tìm được một số sao cho khi bình phương số đó ta được số bài ra đã cho. Như ví dụ thì căn bậc hai của số 9 là số 3 và (– 3) vì
Khi bình phương 3 và (– 3) thì ta được số ban đầu là 9.
- Gv ghi đề bài lên bảng và yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. 
- Gv gọi 2 HS đứng dậy nhạn xét bài của bạn.
- Gv đọc phần lưu ý trong SGK:” Người ta chứng minh được răng số dương a có đúng hai căn bậc hai, một số dương kí hiệu là a và một số âm là -a. Số ) chỉ có một căn bậc hai là số 0. Được viết là 0=0” – Gv tóm tắt lại trên bảng.
- Gv cùng HS quay lại bài 3b tìm x lúc đầu và đưa ra kết quả chính thức.
- Gv chia nhóm 2 bàn một nhóm làm bài tập ?2
- GV gọi đại diện 3 nhóm lên bảng làm bài tập
- Gv gọi HS đứng tại chỗ nhận xét.
- GV nhận xét bài.
- Hs chú ý ghi chép
- 1 HS đứng dậy đọc khái niệm.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đứng dậy nhận xét.
- HS chú ý ghi chép bài.
- Hs chú ý bài tập .
- HS cả lớp làm bài tập.
- Đại diện 3 nhóm lên bảng làm bài.
- HS đứng dậy nhận xét.
2. Khái niệm về căn bậc hai:
Khái niệm: SGK(tr 40)
Kí hiệu: căn bậc hai của số dương a là a
Ví dụ:
9=32
9=(-3)2
Ví dụ: Tìm căn bậc hai của 
a) 16
b) 36
BG:
a) căn bậc hai của 16 là 4 và – 4.
b) căn bậc hai của 36 là 6 và – 6.
Lưu ý:
+ Căn bậc hai của số dương a: a và -a
+ Căn bậc hai của số 0 chỉ là một: 0=0
+ Không được viết 4=±2
+ Chú ý dưới dấu căn là số dương.
Bài 3b:
x2=2
Ta có 
x=2 hoặc x=-2
?2: Viết căn bậc hai của 3; 10; 25; 49; 65.
BG:
+ Căn bậc hai của 3 là 3 và -3.
+ Căn bậc hai của 10 là 10 và -10.
+ Căn bậc hai của 25 là 5 và -5.
+ Căn bậc hai của 49 là 7 và -7.
+ Căn bậc hai của 65 là 65 và -65.
Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập
- Gv tiến hành nhắc lại kiến thức về số vô tỉ và căn bậc hai.
- Gv tiến hành tổ chức HS lên bảng làm bài 83, hướng dẫn học sinh làm bài, kiểm tra, nhận xét.
- Gv tổ chức HS làm bài theo nhóm bài tập 85 (SGK) sau đó gọi HS đứng dậy địa diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS cả lớp làm bài, lắng nghe yêu cầu của cô
- HS thực hiện yêu cầu của GV
BT 83/41:
Bài 85 (SGK/42)
4
4
VI) Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập trong SGk phần Bài tập ( trang 42)
- đọc trước bài số thực.
VII) Ý kiến đóng góp:
 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH THỰC TẬP

File đính kèm:

  • docxChuong I 11 So vo ti Khai niem ve can bac hai_12706632.docx
Giáo án liên quan