Giáo án Đại số Lớp 7 - Bài 3: Đơn thức - Năm học 2019-2020 - Phùng Thị Trang Nhung
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
? Trong đơn thức trên gồm có mấy biến ? Các biến có mặt bao nhiêu lần và được viết dưới dạng nào.
- Đơn thức gồm 2 biến:
+ Mỗi biến có mặt một lần.
+ Các biến được viết dưới dạng luỹ thừa.
- Giáo viên nêu ra phần hệ số.
? Thế nào là đơn thức thu gọn.
- 3 học sinh trả lời.
? Đơn thức thu gọn gồm mấy phần.
- Gồm 2 phần: hệ số và phần biến.
? Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn.
- 3 học sinh lấy ví dụ và chỉ ra phần hệ số, phần biến.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú ý.
- 1 học sinh đọc.
? Quan sát ở câu hỏi 1, nêu những đơn thức thu gọn.
- Học sinh: 4xy2; 2x2y; -2y; 9
2. Đơn thức thu gọn
Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
Trong đơn thức thu gọn gồm có hai phần: phần hệ số và phần biến.
Xét đơn thức 10x6y3
Gọi là đơn thức thu gọn
10: là hệ số của đơn thức.
x6y3: là phần biến của đơn thức.
Chú ý:
- Ta cũng coi một số là đơn thức thu gọn.
- Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến được viết một lần.
Lớp dạy 7A6 7A8 Ngày dạy 12/5/2020 13/5/2020 Ngày soạn: 10/5/2020 Tuần: 24 Tiết PPCT: . BÀI 3: ĐƠN THỨC I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này học sinh cần đạt: 1. Kiến thức - Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. - Nhận biết được đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến của đơn thức. 2. Kỹ năng - Biết nhân hai đơn thức. - Biết cách viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn. 3. Thái độ - Giúp hs có thái độ say mê, yêu thích môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung - Phát triển cho học sinh : năng lực tự học và tự chủ , giao tiếp và hợp tác , giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán, sử dụng công cụ tính. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ. 2. Học sinh - Bảng nhóm, bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (..phút) Câu hỏi 1: Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào? Trả lời: Để tìm giá trị biểu thức tại giá trị cho trước của biến, ta thay giá trị cho trước vào các biến rồi thực hiện các phép tính. Câu hỏi 2: Tính giá trị của biểu thức tại x=1 và y= Trả lời: Thay x=1 và y= vào biểu thức ta được: Vậy giá trị biểu thức đã cho tại x=1 và y=là 3. Tiến trình tổ chức dạy học 3.1. Hoạt động khởi động (tình huống xuất phát) a. Mục tiêu - Giới thiệu nội dung bài học: Đơn thức b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp : Thuyết trình - Kĩ thuật dạy học : Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. c. Hình thức tổ chức dạy học -Tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, tổ chức dạy học cá nhân d. Gợi ý sản phẩm hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng GV Dùng lại câu hỏi trong phần kiểm tra bài cũ. ; ; Trong 3 biểu thức trên, biểu thức nào được gọi là đơn thức? 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm đơn thức. a. Mục tiêu - Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi. c. Hình thức tổ chức dạy học -Tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, tổ chức dạy học cá nhân d. Gợi ý sản phẩm hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng ? Thế nào là đơn thức. - 3 học sinh trả lời. ? Lấy ví dụ về đơn thức. - 3 học sinh lấy ví dụ minh hoạ. - Giáo viên thông báo. - Giáo viên đưa bài 10-tr32 lên máy chiếu. - Học sinh đứng tại chỗ làm. 1. Đơn thức * Định nghĩa: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Ví dụ: - Số 0 cũng là một đơn thức và gọi là đơn thức không. Bài tập 10-tr32 SGK Bạn Bình viết sai 1 ví dụ (5-x)x2 đây không phải là đơn thức. Hoạt động 2:Nhắc lại khái niệm đơn thức thu gọn. a. Mục tiêu - Nhận biết được đơn thức thu gọn , hệ số, phần biến của đơn thức. - Biết cách viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn. b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi c. Hình thức tổ chức dạy học -Tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, tổ chức dạy học cá nhân d. Gợi ý sản phẩm hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng ? Trong đơn thức trên gồm có mấy biến ? Các biến có mặt bao nhiêu lần và được viết dưới dạng nào. - Đơn thức gồm 2 biến: + Mỗi biến có mặt một lần. + Các biến được viết dưới dạng luỹ thừa. - Giáo viên nêu ra phần hệ số. ? Thế nào là đơn thức thu gọn. - 3 học sinh trả lời. ? Đơn thức thu gọn gồm mấy phần. - Gồm 2 phần: hệ số và phần biến. ? Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn. - 3 học sinh lấy ví dụ và chỉ ra phần hệ số, phần biến. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú ý. - 1 học sinh đọc. ? Quan sát ở câu hỏi 1, nêu những đơn thức thu gọn. - Học sinh: 4xy2; 2x2y; -2y; 9 2. Đơn thức thu gọn Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. Trong đơn thức thu gọn gồm có hai phần: phần hệ số và phần biến. Xét đơn thức 10x6y3 Gọi là đơn thức thu gọn 10: là hệ số của đơn thức. x6y3: là phần biến của đơn thức. Chú ý: Ta cũng coi một số là đơn thức thu gọn. Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến được viết một lần. Hoạt động 3: Cách xác định bậc của đơn thức a. Mục tiêu - Biết cách tính bậc của một đơn thức b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi c. Hình thức tổ chức dạy học -Tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, tổ chức dạy học cá nhân d. Gợi ý sản phẩm hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Học sinh nghiên cứu sgk thảo luận nhóm tìm bậc của đơn thức ? Xác định số mũ của các biến. - 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. ? Tính tổng số mũ của các biến. ? Thế nào là bậc của đơn thức. - Học sinh trả lời câu hỏi. - Giáo viên thông báo 3. Bậc của đơn thức Cho đơn thức 10x6y3 Tổng số mũ: 6 + 3 = 9 Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho. * Định nghĩa: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. - Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0. - Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách nhân hai đơn thức a. Mục tiêu - Biết nhân hai đơn thức. b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi c. Hình thức tổ chức dạy học -Tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, tổ chức dạy học cá nhân d. Gợi ý sản phẩm hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng ? Muốn nhân 2 đơn thức ta làm như thế nào. - 2 học sinh trả lời. 4. Nhân hai đơn thức Quy tắc: Để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và các biến với nhau. Ví dụ: Tìm tích của 2 đơn thức 2x2y và 9xy4 (2x2y).( 9xy4) = (2.9).(x2.x).(y.y4) = 18x3y5. Chú ý Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn. 3.3. Hoạt động vận dụng, luyện tập a. Mục tiêu - HS hiểu khái niệm và làm được bài tập về giá trị của một biểu thức đại số. b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi c. Hình thức tổ chức dạy học -Tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, tổ chức dạy học cá nhân d. Gợi ý sản phẩm hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng -GV chiếu bài tập áp dụng Bài13/ 32, Sgk Tìm tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức thu được. Áp dụng. Củng cố lại bài học bằng sơ đồ tư duy về đơn thức 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức 3.5. Hoạt động hướng dẫn nhiệm vụ về nhà Làm bài tập Bài 1. Thu gọn các đơn thức sau rồi cho biết phần hệ số, phần biến, bậc của mỗi đơn thức. a) b) c) ( hằng số) d) ( là hằng số) Bài 2. Tìm bậc của các đơn thức sau: a) (2x2)2 (-3y)3 (- 5xz)3; b) 2y3y2xy3x2y2 c) (-2x2yz3)2 ( -3x3y2z)3 d) \ Bài 3.Cho đơn thức A = xy3(2xy2). a) Thu gọn đơn thức. b) Tìm bậc của đơn thức thu gọn. c) Xác định phần hệ số, phần biến của đơn thức thu gọn. d) Tính giá trị của đơn thức tại: x = 2; y = -1. Học thuộc các định nghĩa, quy tắc. Chuẩn bị bài tiếp theo: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Chuong IV 3 Don thuc_12827335.docx