Giáo án Đại số khối 9 - Tiết 1 đến tiết 3

Cho 2 h/s trình bày cùng lúc các bài tập 10a và 10b

- Cho h/s nhận xét

- Cho h/s phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức

- G/v nhấn mạnh các sai lầm thường gặp của h/s như dấu, thực hiện xong không rút gọn.

 

docx9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số khối 9 - Tiết 1 đến tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/08/2014
Ngày giảng: 18/08/2014
CHƯƠNG I : PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
TIẾT 1 - §1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.
Kiến thức.
- Học sinh phát biểu được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nhân đơn thức với đa thức.
- Vận dụng được tinh chất phân phối của phép nhân.
Thái độ.
- Có thái độ cẩn thận khi tính toán.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên: 
- Nội dung chương trình đại số 8 
- Công thức tổng quát của phép nhân một số với một tổng ; Tích hai luỹ thừa của cùng một cơ số . Nhân đơn thức với đơn thức 
- Qui tắc nhân đơn thức với đa thức .
Học sinh
- Học sinh ôn lại : 
- Quy tắc nhân 1 số với một tổng.
- Quy tắc nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.
- Qui tắc nhân đơn thức với đơn thức
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn đinh tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
Giới thiệu chương trình
Giới thiệu chương trình đại số 8 và một số qui định của giáo viên đối với môn học 
Giáo viên giới thiệu: Chương trình đại số 8 gồm 4 chương :
	+ Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức.
	+ Chương II: Phân thức đại số .
	+ Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn .
	+ Chương IV : Bất phương trình bậc nhất một ẩn .
Yêu cầu đối với môn học :
	+ Vở: 3 cuốn : vở ghi và vở bài tập, nháp.
	+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 + 1 bộ thước, 1 compa, 1 bút chì.
Dẫn dắt vào bài mới :
 Trong chương trình đại số lớp 7 chúng ta đã được học hai phép toán trên tập hợp các đa thức, đó là phép cộng và phép trừ đa thức; phần đại số lớp 8 giới thiệu tiếp hai phép toán : phép nhân và phép chia đa thức . Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phép nhân đơn thức với đa thức .
Hoạt động 2:
Nhắc lại một số kiến thức cũ có liên quan
- Nêu qui tắc nhân một số với một tổng ? Viết công thức tổng quát ?
- Phát biểu qui tắc nhân hai luỹ thừa của cùng cơ số 
- Thực hiên phép nhân các đơn thức sau:
A= 
A.B= ..........................
G/v nhấn mạnh :
+Nhân các hệ số với nhau .
+Nhân các phần biến với nhau theo qui tắc nhân các luỹ thừa của cùng cơ số .
H/s phát biểu qui tắc 
H/s đứng tại chỗ thực hiện phép nhân
Hoạt động 3:
Quy tắc
 Gọi 1 h/s cho ví dụ về 1 đơn thức - 1 đa thức .
 1 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu của bài ?1 ( H/s phía dưới lớp thực hiện vào vở của mình )
Giáo viên theo dõi bài làm của h/s ; gọi 1 h/s nhận xét bài làm của bạn .
G/v: Ta nói đa thức .......là tích của đơn thức ......và đa thức .........
G/v: Qua ví dụ vừa rồi em nào có thể cho biết : Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm ntn?
Yêu cầu 1 h/s đọc qui tắc trong SGK. 
Giáo viên: Như vậy ta thấy quy tắc nhân đơn thức với đa thức không có gì khác so với quy tắc nhân một số với một tổng
1h/s cho ví dụ về 1 đơn thức và một đa thức .
Học sinh thực hiện hai yêu cầu còn lại 
2 h/s trong 1 bàn đổi chéo bài để kiểm tra kết quả .
1h/s nêu các bước tiến hành nhân đơn thức với đa thức .
GV: Nêu quy tắc
1. Qui tắc:
Ví dụ :
Qui tắc :(SGK)
QTTQ:
A( B+C-D)=AB+AC-AD
Hoạt động 4:
Áp dụng
G/v: Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng qui tắc vào giải một số bài tập.
Yêu cầu2 học sinh lên bảng thực hiện phép tính .
Kiểm tra việc làm bài của h/s dưới lớp 
G/v nhấn mạnh :
+ Xác định phần hệ số và phần biến của từng đơn thức
+ ở mỗi chữ xác định rõ số mũ .
+ Lưu ý qui tắc dấu khi thực hiện phép tính .
+ Có thể bỏ bước trung gian khi thực hiện phép nhân 
* G/v: Nhân một đa thức với một đơn thức hay nhân một đơn thức với một đa thức có gì khác nhau không? 
* Yêu cầu học sinh thực hiện bài ?3 theo nhóm 2h/s trong từng bàn .
G/v đặt câu hỏi : Nếu cô cho x= 8m và y=6 m ?còn có thể tính diện tích mảnh vườn bằng cách nào khác ?
* G/v: Thực chất ta có thể hiểu việc tính diện tích của hình thang khi cho x và y những giá trị xác định chính là bài toán tính giá trị của biểu thức . Để tính giá trị của biểu thức ta có thể làm ntn?
Giáo viên nhấn mạnh 
Bước 1: Rút gọn ( nếu có thể).
Bước 2: Thay giá trị của biến vào biểu thức đã rút gọn rồi thực hiện phép tính.
* Qui tắc nhân đơn thức với đa thức không chỉ giúp chúng ta giải những bài thực hiện phép tính đơn thuần mà còn có thể làm cho nhiều bài toán tuởng chừng phức tạp trở nên đơn giản hơn nhiều
2h/s lên bảng thực hiện 2 câu của bài tập vận dụng ( H/s dưới lớp làm bài vào vở)
 Nhận xét phần bài làm của 2 bạn trên bảng .
H/strả lời : Không có gì khác nhau 
2 h/s trong mỗi nhóm làm bài .
( H/s có thể thay ngay giá trị của x và y vào biểu thức mô tả công thức tính diện tích hình thang ban đầu
H/s: 
- Rút gọn biểu thức rồi thay giá trị của biến vào biểu thức đã rút gọn
2. Áp dụng :
Bài 1: Thực hiện phép tính :
a) 
-2x3. (x2 + 5x - )
= (-2x3). x2+ (-2x3). 5x + (-2x3). 
= -2x5 - 10x4 + x3
b)
Bài ?3:
 = (8x + 3 + y). y
 = 8xy + 3y + y2
4. Củng cố.
- Gv yêu cầu hoạt động nhóm
Khoanh tròn vào những khẳng định mà em cho là đúng :
Giá trị của biểu thức : 
2x(x-y) +y3(x+y) tại x=-1 và y=1 là :
 1) 2 2) -2 3) -4 4) 4
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày phần bài làm của mình. Nhận xét kết quả của các nhóm Cho điểm 
- Các bước thực hiện nhân đơn thức với đa thức 
Bước 1: Xác định hệ số và luỹ thừa các biến của mỗi đơn thức 
Bước 2: Thực hiện phép nhân các đơn thức bằng cách nhân các hệ số với nhau và nhân các luỹ thừa cùng cơ số với nhau 
	Bước 3: Cộng các tích tìm được
5. Dặn dò.
- Nắm vững quy tắc nhân.	
- BTVN: 1, 2, 4, 5 (tr.5, sgk); 2,3,4 (tr.3 BTĐS)
Ngày soạn: 17/08/2014
Ngày giảng : 19/08/2014
Tiết 2: NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.
Kiến thức.
Học sinh nắm được quy tắc nhân đa thức với đa thức.
Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đa thức với đa thức.
Kĩ năng.
Rèn kĩ năng nhân đa thức với đa thức.
Vận dụng được tinh chất phân phối của phép nhân.
Thái độ.
Có thái độ cẩn thận khi tính toán.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên: 
Qui tắc nhân đa thức với đa thức .
Học sinh.
Học sinh ôn lại : 
Quy tắc nhân một số với một tổng.
Qui tắc nhân đơn thức với đa thức
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn đinh tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
Chữa bài tập 2 (tr.5 )
Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
Quy tắc nhân đa thức vói đa thức
Giáo viên : Cho h/s thực hiện vd 
 (x - 2 ) (6x2 - 5x + 1)
Hãy nhân mỗi hạng tử của đa thức x-2 với đa thức 6x2-5x+1
Hãy cộng các kết quả vừa tìm được ( lưu ý dấu của các hạng tử)
Nêu châm rãi quy tắc gồm 2 bước: 
Nhân mỗi số hạng của đa thức này với từng số hạng của đa thức kia.
Cộng các tích lại với nhau
Giáo viên : Viết TQ của quy tắc này.
Gọi 1 h/s lên bảng thực hiện ?2
Gọi học sinh lên bảng làm
?2
Gọi học sinh lên bảng làm
 (x + 3) ( x2 + 3x - 5)
?3
 Tính diện tích của một hình chữ nhật, biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó là : (5x + 3) mét và (2x - 1) mét.
áp dụng tính diện tích khi x = 2,5m
Giáo viên : sau khi học sinh làm xong BT đầu giờ giáo viên nói : ngoài cách nhân đa thức như trên ta còn có thể trình bày cách nhân khác như sau.
VD1: (x -5 + 2x3 - 3x2) ( 1 + 2x)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm VD1.
Giáo viên cho hs về nhà tự tim hiểu thêm và hướng dẫn hs làm ?2 theo cách trên.
Hs thực hiện nhiệm vụ dưới sự Hd của giáo viên.
Hai học sinh đọc lại quy tắc sgk.
(A+B)(C+D)=
AC+AD+BC+BD
1. Qui tắc
a) ví dụ : 
a, (x - 2 )(6x2 - 5x + 1)
 = x(6x2 - 5x + 1) - 2(6x2 - 5x + 1)
 = 6x3 - 5x2 + x - 12x2 + 10x -2
 = 6x3 - 17x2 + 11x - 2
b) Quy tắc : sgk (tr. 7)
TQ: A + B ; C + D là các đa thức 
(A+B)(C+D)=AC+AD+BC+BD
?2
 Gọi học sinh lên bảng làm
b, (x + 3) ( x2 + 3x - 5)
 = x(x2 + 3x - 5) + 3( x2+ 3x - 5)
 = x3 + 3x2 - 5x + 3x2 + 9x -15
 = x3 + 6x2 + 4x - 15
?3
Diện tích hình chữ nhật là:
(5x + 3). (2x - 1) = 10x2 + x -3 (m2)
Thay số x = 2,5m = m ta được 
 10.+ -3 = 62 (m2)
- VD1:
- Sắp xếp: (2x3 - 3x2 + x - 5).( 2x +1)
- Đặt cột dọc:
x
 2x3 - 3x2 + x - 5
 2x + 1
+
 4x4 - 6x3 + 2x2 - 10x
 2x3 - 3x2 + x - 5 
 4x4 - 4x3 - x2 - 9x - 5 .
Hoạt động 2
2. Vận dụng.
Bài tập : Khai triển 
(x + a) ( x + b)
áp dụng: 
(x+ 3) . ( x + 5)
(x - 2) . ( x+ 7)
(x - 4 ). (x - 3 )
Giáo viên chốt lại các bước nhân đa thức với đa thức
Hs thực hiện
Nghe giảng.
Bài tập khai triển.
= x2 + (a+ b).x + ab
 = x2 + 8x + 15
 = x2 + 5x - 14
 = x2 - 7x + 12
Củng cố.
Nêu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
Vận dụng làm bài tập 6
Dặn dò.
Học thuộc quy tắc
BTVN: 7, 8, 9 (tr.8)
Ngày soạn : 23/08/2014
Ngày giảng: 25/08/2014
Tiết 3 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.
Kiến thức.
Củng cố khắc sâu kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức; nhân đa thức với đa thức.
Kĩ năng.
Hs thực hiện thành thạo quy tắc, biết vận dụng linh hoạt vào từng tình huống cụ thể.
Thái độ.
Nghiêm túc cẩn thận trong giải toán.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
Đồ dung dạy học, phiếu học tập.
Học sinh.
Làm trước bài tập,
Ôn tập kiến thức.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
Bài mới :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1:
Kiểm tra kết hợp với luyện tập
- Cho 2 h/s trình bày cùng lúc các bài tập 10a và 10b
- Cho h/s nhận xét
- Cho h/s phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
- G/v nhấn mạnh các sai lầm thường gặp của h/s như dấu, thực hiện xong không rút gọn...
- Hai hs lên bảng làm bài
- Hs theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
- HS trả lời
HS1 (bài 10a)
HS2 (bài 10b)
Hoạt động 2
Luyện tập
Gv: Cho h/s làm bài tập mới.
- Bài 11 (SGK)
Hướng dẫn cho hs thực hiện các tích trong biểu thức rồi rút gọn, Nhận xét kết quả rồi trả lời.
- Cho hs tiếp tục làm bài 12 trên phiếu học tập, GV thu và chấm một số bài
- 1 hs thực hiện và trình bày ở bảng. Cả lớp cùng làm.
- Nhận xét kết quả là 1 hằng số
- Cả lớp thực hiện trên phiếu học tập, 1 hs trình bày trên bảng.
Bài tập 11 (SGK)
A= (x-5)(2x+3)-2x(x-3) + x + 7=...
=-8
Vậy biểu thức trên không phụ thuộc vào giá trị của biến x.
- Bài tập 12 (SGK)
- Bài tập 15a (SGK)
- Bài tập 15b (SGK)
Hoạt động 3
Vận dụng quy tắc nhân hai đa thức vào lĩnh vực số học.
Hướng dẫn: 
- Hãy biểu diễn 3 số chẵn liên tiếp
- Viết biểu thức đại số chỉ mối quan hệ tích hai số sau lớn hơn tích hai số đầu là 192. Tìm x
ba số đó là 3 số nào?
HS trả lời.
* 2x; 2x+2; 2x+4 (x ÎN)
(2x+2)(2x+4)-2x(2x+2)=192
HS thực hiện và trả lời x=23; Vậy 3 số đó là 46; 48; 50
Củng cố.
- Bài tập 15 (SGK)
- GV yêu cầu hs nhận xét gì về 2 bài tập?
5. Dặn dò.
- Hs về nhà làm các bài tập 13 SGK.

File đính kèm:

  • docxToan 8.docx