Giáo án Đại số 8 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 7 - Tiết 13: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

Hoạt động 1: (20)

- GV: giới thiệu VD 1.=

- GV: gợi ý cho HS đặt nhân tử chung.

- GV: Phần trong ngoặc có dạng như thế nào?

- GV: cho HS áp dụng tiếp HĐT (A + B)2.Ba hạng tử đầu có dạng HĐT nào? Hãy chuyển về dạng HĐT đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 7 - Tiết 13: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 13
Ngày soạn: 30/ 09 / 2014 Ngày dạy: 03 /1 0 / 2014
§9. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP
I. Mục Tiêu: 
	1. Kiến thức: - HS biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải loại toán phân tích đa thức thành nhân tử. 
	2. Kỹ năng: - Rèn khả năng tìm được hướng giải dạng toán này một cách nhanh nhất.
 3. Thái độ:	 - Tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, phấn màu, thước thẳng.
- HS: SGK, phiếu học tập.
III . Phương Pháp Dạy Học:
- Đặt và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm. 
IV. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Ổn định lớp:(1’) 8A1………………………………………………………………………………………………………………………
	2. Kiểm tra bài cũ: - Xen vào lúc học bài mới
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (20’)
- GV: giới thiệu VD 1.
- GV: gợi ý cho HS đặt nhân tử chung.
- GV: Phần trong ngoặc có dạng như thế nào?
- GV: cho HS áp dụng tiếp HĐT (A + B)2.Ba hạng tử đầu có dạng HĐT nào? Hãy chuyển về dạng HĐT đó.
- GV: Xem A = (x – y); 
B = 3, hãy phân tích đa thức tiếp theo HĐT A2 – B2 = (A + B)(A – B)	
- HS: chú ý theo dõi.
- HS: đặt nhân tử chung.
- HS: Có dạng một HĐT
áp dụng tiếp.
- HS: Có dạng HĐT
 (A – B)2
	(x – y)2 – 9
- HS: phân tích tiếp.
1. Ví dụ: 
VD 1: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
A = 5x3 + 10x2y + 5xy2
Giải:
A = 5x3 + 10x2y + 5xy2
A = 5x(x2 + 2xy + y2)
A = 5x(x + y)2
A = 5x(x + y)(x + y)
VD 2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: B = x2 – 2xy + y2 – 9
Giải:
B = x2 – 2xy + y2 – 9
B = (x – y)2 – 9
B = (x – y)2 – 32 
B = (x – y – 3)(x – y + 3)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
- GV: cho HS làm bt ?1.
Hoạt động 2: (15’)
- GV: giới thiệu VD 3
- GV: hướng dẫn HS phân tích đa thức thành nhân tử và sau đó thay giá trị của x và y vào rồi tính.
- GV: cho HS thảo luận bài tập ?2b.
- HS: làm bài tập ?1.	
- HS: chú ý
- HS: làm theo sự hướng dẫn của GV.
- HS: thảo luận nhóm 
 Đại diện nhóm trình bày kết quả .
?1: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
C = 2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy 
2. Áp dụng: 
VD 3: Tính giá trị của biểu thức
D = x2 + 2x + 1 – y2 tại x = 94,5 và 
 y = 4,5
Giải:
D = (x + 1)2 – y2 = (x + 1 + y)(x + 1 – y)
D = (94,5 + 1 + 4,5)( 94,5 + 1 – 4,5)
D = 100.91 = 9100
?2b:(sgk)
 	4.Củng Cố: (8’)
 	- GV cho HS làm bài tập 51.
	5. Hướng dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: (1’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm tiếp bài tập 54, 55.
6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT7 tiet 13 PTDTTNT bang cach phoi hop nhieu pp nh 2014 2015.doc