Giáo án Đại số 7 - Tiết học 51, 52

A./ Mục tiêu :

1.) Kiến thức

- NB : Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức , nhận biết được đơn thức thu

gọn , phần hệ số , phần biến của đơn thức .

- TH : Cách nhân hai đơn thức , tìm bậc của đơn thức

- VD : Thu gọn đơn thức , tìm bậc của đơn thức .

2.) Kỹ năng: Tìm phần hệ số, phần biến đơn thức, thu gọn đơn thức nhân hai đơn thức

 3.) Thái độ: Cẩn thận, chính xác.

B./ Chuẩn bị :

°Giáo viên: giáo án; SGKphấn màu; máy tính bỏ túi

 °Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập

 Phương pháp : nêu vấn đề , gợi mở

C./ Tiến trình lên lớp :

 1. Ổn định

 2. KTBC : Để tính giá trị một biểu thức đại số ta làm như thế nào ?

 Tính giá trị của biểu thức sau : 2x2 + 3x tại x = -2

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết học 51, 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
NS : 21/02/2014 Tiết 51 GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
ND : 25/02/2014
A./ Mục tiêu :
1.) Kiến thức 
- NB : Hiểu và biết cách tính giá trị một biểu thức đại số.
- TH : Hiểu cách trình bày lời giải của bài toán tính giá trị của một biểu thức đại số
- VD : Giải toán nhanh
2.) Kỹ năng: Tính giá trị biểu thức đại số
	3.) Thái độ:	Cẩn thận, chính xác.
B./ Chuẩn bị:
	°Giáo viên: giáo án; SGK; phấn màu; máy tính bỏ túi
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập
 Phương pháp : Đặt vấn đề , nhóm.
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC : 1 hs lên bảng chữa bài tập 5sgk/27
 BT 5/27:
3.a + m (đồng )
6.a – n (đồng )
Nếu a = 1500000đ, m = 200000 đ , n = 50000đ
Thì người đó nhận được số tiền là :
3 . 1500000 + 200000 = 4700000 đồng
6 . 1500000 – 50000 = 8050000 đồng
 GV : Đặt vấn đề : Nếu với lương 1 tháng là
 a = 1500000đ, m = 200000 đ , n = 50000đ
 Em hãy tính số tiền người công nhân đó nhận được ở câu a) và b)
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Giá trị của một biểu thức đại số 
GV : Nêu ví dụ
 HS: thay m = 9, n = 0,5 vào biểu thức 2m + n thành biểu thức số rồi tính biểu thức số: 2.9 + 0,5 
GV: nhận xét 
GV: Khẳng định: 18,5 là giá trị của biểu thức
 2m + n tại m = 9 và n = 0,5.
GV: giới thiệu ví dụ 2
HS: thực hiện ví dụ 2
Thay x = -1 vào biểu thức cho ta được:
3.(-1)2 -5.(-1) + 1 = 9
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại:x = -1 là: 9
 - Thay x = vào biểu thức cho ta được:
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại: x = là: 
GV: nhận xét 
GV: qua ví dụ 1 và ví dụ 2 cho học sinh trả lời câu hỏi: Để tính giá trị một biểu thức đại số ta làm như thế nào ?
HS: trả lời cách tính ở SGK/28
* Hoạt động 2: Ap dụng 
GV: cho học sinh làm ?1
HS: ?1 
Cả lớp nhận xét
GV: cho học sinh làm ?2
HD: Tính giá trị biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 rồi chọn đáp án đúng
HS: Giải
1/ Giá trị của một biểu thức đại số :
 * Ví dụ 1: (SGK) 
 2m + n (tại m = 9, n = 0,5)
Giải: Thay m = 9, n = 0,5 vào biểu thức 2m + n ta được: 2.9+0,5 = 18,5
 * Ví dụ 2: (SGK)
Tính giá trị biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại: x = -1 và x = 
Giải
Thay x = -1 vào biểu thức cho ta được: 3.(-1)2 -5.(-1) + 1 = 9
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại:x = -1 là: 9
 - Thay x = vào biểu thức cho ta được:
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại: x = là: 
Cách tính giá trị một biểu thức đại số : sgk/28
2/ Ap dụng :
?1/ Giải: 
+ Thay x = 1 vào biểu thức cho, ta được:
3.12 – 9.1 = -6
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x = 1 là: -6
+ Thay x = vào biểu thức cho, ta được:
Vậy giá trị biểu thức 3x2 – 9x tại x = là: 
?2/ Giải
Giá trị biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là:
(-4)2.3 = 48
Chọn đáp án 48
Giá trị của một biểu thức đại số
	4./ Củng cố :
Sơ đồ tư duy : 
Áp dụng
Giá trị của một biểu thức đại số
Bài 6 : HS tính giá trị biểu thức của từng chữ rồi trả lời tên nhà toán học nổi tiếng
Lê Văn Thiêm
Bài 7 :a)Giá trị biểu thức 3m – 2n tại m = -1 và n = 2 là: 3.(-1) – 2.2 = -7
 b) Giá trị biểu thức 7m + 2n - 6 tại 
m = -1 và n = 2 là:7.(-1) + 2.2 – 6 = -9
5./ :Hướng dẫn tự học
°Bài vừa học: + Xem nội dung bài học 
 + Xem các bài tập đã giải. HD: bài 8 và 9/SGK/29 
 Chiều rộng (m)
 Chiều dài( m)
Số gạch cần mua ( viên)
 x
 y
 5,5
 6,8
 Khoảng 416 viên
 ..
 ..
°Bài sắp học: Đơn thức 
 Chuẩn bị ?1
D/Kiểm tra:
NS : 21/02/2014 Tiết 52 ĐƠN THỨC
ND : 28/02/2014
A./ Mục tiêu :
1.) Kiến thức 
- NB : Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức , nhận biết được đơn thức thu 
gọn , phần hệ số , phần biến của đơn thức .
- TH : Cách nhân hai đơn thức , tìm bậc của đơn thức
- VD : Thu gọn đơn thức , tìm bậc của đơn thức .
2.) Kỹ năng: Tìm phần hệ số, phần biến đơn thức, thu gọn đơn thức nhân hai đơn thức
	3.) Thái độ:	Cẩn thận, chính xác.
B./ Chuẩn bị :
°Giáo viên: giáo án; SGKphấn màu; máy tính bỏ túi
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập
 Phương pháp : nêu vấn đề , gợi mở
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC : Để tính giá trị một biểu thức đại số ta làm như thế nào ?
 Tính giá trị của biểu thức sau : 2x2 + 3x tại x = -2
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Đơn thức 
GV: cho học sinh làm ?1
HS: * Nhóm 1: 3 – 2y; 10x + y; 5(x+y).
 * Nhóm 2: 4xy2; ; 2x2; -2y
GV: khẳng định nhóm 2 là các đơn thức
HS: nêu khái niệm đơn thức ở SGK
HS: lấy ví dụ về đơn thức.
HS: đọc chú ý SGK
HS: làm ?2 lấy ví dụ về đơn thức 
GV: nhận xét
* Hoạt động 2: Đơn thức thu gọn 
GV: thế nào là đơn thức thu gọn ?
HS: trả lời khái niệm ở SGK
GV: cho học sinh lấy ví dụ về đơn thức thu gọn và đơn thức chưa thu gọn
HS: lấy ví dụ
GV: nhận xét
GV: cho học sinh đọc chú ý ở SGK
1/ Đơn thức :
Khái niệm: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số , hoặc một biến , hoặc một tích giữa các số và các biến .
Ví dụ 1: 8; x; y ; 2x2 ; 3yz3..là các đơn thức
Ví dụ 2: các biểu thức ở nhóm 1 không phải là đơn thức
Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không
2/ Đơn thức thu gọn :
Ví dụ: Đơn thức -20x3y là đơn thức thu gọn; -20 là phần hệ số; x3y là phần biến
*Khái niệm: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến , mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương .
* Chú ý: SGK
* Hoạt động 3: Bậc của một đơn thức 
GV: lấy ví dụ
HS: quan sát
GV: Bậc của đơn thức là gi ?
HS: trả lời khái niệm ở SGK
GV: cho học sinh tìm bậc của đơn thức là một số thực; sô 0
HS: nêu hai chú ý
* Hoạt động 4:Nhân hai đơn thức 
GV: lấy ví dụ 
 HS: tính (32.167).(34.166) = ?
GV: (2x2y).(9xy4) = 18x3y5.
GV: giới thiệu đơn thức tích
GV: cho học sinh nêu cách nhân hai đơn thức 
HS: đọc chú ý SGK
GV: cho học sinh làm ?3
HS: 
GV: nhận xét
3/ Bậc của một đơn thức:
Ví dụ: Đơn thức 3x3y5z có bậc là: 3+ 5+1=9
Khái niệm: SGK
4/ Nhân hai đơn thức :
Ví dụ: (2x2y).(9xy4) = 18x3y5
Chú ý SGK:
4./ Củng cố :
Đơn thức
Sơ đồ tư duy :
Nhân hai đơn thức
Đơn thức
Bậc của một đơn thức
Đơn thức thu gọn
Bài tập :
10/ Bạn Bình viết sai biểu thức đầu tiên
11/ b) ; c)
5./ HDVN 
°Bài vừa học: + Xem nội dung bài học 
 + Xem các bài tập đã giải. HD: bài 14/SGK/32
°Bài sắp học: Đơn thức đồng dạng.
D/Kiểm tra:

File đính kèm:

  • docTIET 51;52.doc
Giáo án liên quan