Giáo án Đại số 7 - Tiết học 49, 50

A./ Mục tiêu:

1.) Kiến thức

- NB : Nắm được khái niệm về biểu thức đại số

- TH : Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số

- VD : Giải các bài tập về biểu thức đại số

2.) Kỹ năng: viết biểu thức đại số ; tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số .

 3.) Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm toán .

B./ Chuẩn bị :

 °Giáo viên: giáo án; SGK; phấn màu;

 °Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập

 Phương pháp : Giảng giải, phân tích , nhóm học tập.

C./ Tiến trình lên lớp :

 1 Ổn định

 2. KTBC :

 3. Bài mới :

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết học 49, 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
NS : 14/02/2014 Tiết 49 : ÔN TẬP CHƯƠNG III
ND : 18/02/2014
A./ Mục tiêu :	
1. Kiến thức : 
- NB : Hệ thống lại cho học sinh trình tự phát triển và kĩ năng cần thiết trong chương.
 - TH : Ôn lại kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương như : dấu hiệu, tần số ,bảng tần số,cách tính trung bình cộng, mốt ,biểu đồ.
 - VD : Luyện tập giải một số dạng toán cơ bản của chương.
 2. Kỹ năng :tìm dấu hiệu , lập bảng tần số, tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu .
 3. Thái độ : : Vẽ biểu đồ , tính số trung bình cộng chính xác .
B./ Chuẩn bị :
	°Giáo viên: giáo án; SGK; phấn màu; máy tính bỏ túi,thước.
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; thước thẳng, bảng nhóm.
 Phương pháp :Ôn tập .
C./ Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định
 2. KTBC : - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 - Kiểm tra vở bài tập của học sinh ( soạn 4 câu hỏi ôn tập )
 3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết 
Câu hỏi 1 :
GV : Muốn thu thập các số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm , em phải làm gì ? Và trình bày kết quả theo mẫu nào ?
HS : Trả lời Muốn thu thập các số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm , em phải điều tra , thu thập số liệu và trình bày kết quả theo mẫu bảng 1 .
Câu hỏi 2 :
GV : Tần số của một giá trị là gì ? Có nhận xét gì về tổng các tần số ?
HS :Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu .
Tổng các tần số đúng bằng tổng số các đơn vị điều tra. (N)
Câu hỏi 3;4 
Tương tự như câu hỏi 1và2 gv vấn đáp , hs trả lời
* Hoạt động 2 :Bài tập 
Bài 20 sgk/23 :
HS : Đọc đề bài .
1 hs lên bảng lập bảng tần số và nhận xét.
x
20
25
30
35
40
45
50
n
1
3
7
9
6
4
1
N=31
Cả lớp nhận xét , bổ sung .
1hs khác lên bảng dựng biểu đồ đoạn thẳng .
Nhận xét .
GV : Yêu cầu nhắc lại các bước tính số trung bình cộng của dấu hiệu ?
HS : Tính số trung bình cộng .
Bài 2 : Mười đội bóng tham gia một giải đấu .Mỗi đội đều phải đá lượt đi và lượt về với từng đội khác .
Có tất cả bao nhiêu trận trong toàn giải .
Cho bàng tần số 
x
1
2
3
4
5
6
7
8
n
12
16
20
12
8
6
4
2
N=80
Có bao nhiêu trận không có bàn thắng ?
c) Tính số bàn thắng trung bình trong một trận ?
d) Tìm mốt ?
HS : hoạt động nhóm .
I/ Hệ thống các kiến thức đã học :
 Điều tra một dấu hiệu
Thu thập số liệu thống kê .
Bảng “tần số”
 Biểu đồ 
 Số trung bình cộng, 
 mốt của dấu hiệu
 Ý nghĩa của thống kê trong đời sống
II/ Bài tập :
Bài 1 (Bài 20 sgk/23 )
a) Bảng “tần số ”
x
20
25
30
35
40
45
50
n
1
3
7
9
6
4
1
N=31
b) Biểu đồ đoạn thẳng :
c) 
Bài 2 : (Bài 14SBT/7)
a) Có 90 trận trong toàn giải .
b) Có 10 trận ( 90 – 80 = 10 ) không có bàn thắng .
c) (bàn )
d) M0 = 3 
 4./ Củng cố
- Nhắc lại các nội dung đã ôn tập .
- Nhắc lại các kiến thức dễ sai sót .
 5./ HDVN 
 - Bài vừa học : Học thuộc 4 câu hỏi ôn tập
 Xem lại các kiến thức đã ôn tập , các bài tập đã giải .
Bài sắp học : Khái niệm biểu thức đại số
D/Kiểm tra:
Chương IV 	 BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
NS : 14/02/2014 Tiết 50 KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
ND : 21/02/2014
A./ Mục tiêu:
1.) Kiến thức 
- NB : Nắm được khái niệm về biểu thức đại số 
- TH : Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số
- VD : Giải các bài tập về biểu thức đại số
2.) Kỹ năng: viết biểu thức đại số ; tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số .
	3.) Thái độ:	Cẩn thận, chính xác khi làm toán .
B./ Chuẩn bị :
	°Giáo viên: giáo án; SGK; phấn màu; 
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập
 Phương pháp : Giảng giải, phân tích , nhóm học tập.
C./ Tiến trình lên lớp :
	1 Ổn định
	2. KTBC : 
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Giới thiệu chương 
Trong chương “ Biểu thức đại số” sẽ học các nội dung sau :
- Khái niệm về biểu thức đại số .
- Giá trị của một biểu thức đại số .
- Đơn thức , đơn thức đồng dạng .
- Đa thức , đa thức một biến và các phép tính .
- Ngiệm của đa thức .
* Hoạt động 2 : Nhắc lại về biểu thức 
GV: cho học sinh đọc nhắc lại biểu thức 
HS: lấy ví dụ về biểu thức 
GV: nhận xét 
GV: cho học sinh đọc ví dụ và viết biểu thức
HS: CV = 2(5+8)
GV: nhận xét
GV: cho học sinh làm ?1
HS: S = 3(3+2) cm2 
GV: nhận xét
* Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số
GV: cho học sinh đọc bài toán SGK
HS: viết biểu thức tính chu vi theo a
GV: khi a = 2cm ta có biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh 5cm và 2cm, tương tự khi a = 3,5cm.
GV: cho học sinh tính chu vi khi a = 2 cm; 
 a = 3,5cm
HS: + Khi a = 2cm thì CV: 2(5+2) = 14(cm)
 + Khi a = 3,5cm thì CV: 2(5 + 3,5) = 17(cm)
GV: nhận xét
GV: cho học sinh làm ?2
HS: giải
Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật, khi đó chiều dài là: a + 2(cm)
Biểu thức biểu thị diện tích: a(a+2)
GV: nhận xét qua ví dụ và bài ?2 cho học sinh tự 
rút ra khái niệm về biểu thức đại số. Học sinh nêu khái niệm
GV: giới thiệu khái niệm biểu thức đại số 
HS: lấy ví dụ về biểu thức đại số
GV: nêu cách viết gọn: x.y = xy; 5.x = 5x; -1.x.y = -xy
 Giới thiệu biến số
GV: cho học sinh làm ?3
HS: giải
S = 30x (km)
S = 5x + 35y (km)
GV: nhận xét
HS: đọc chú ý SGK
1/ Nhắc lại về biểu thức :
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng , trừ , nhân , chia, nâng lên luỹ thừa ) làm thành một biểu thức .
Chẳng hạn : 5-3+4; 12 : 4 . 5 ; 32 + 12 – 53
Là những biểu thức ( còn gọi là biểu thức số )
Ví dụ : sgk/24
2/ Khái niệm về biểu thức đại số :
Bài toán: (SGK)
CV: 2(5 + a)
Những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa còn có cả các chữ đại diện (đại diện cho các số). Người ta gọi những biểu thức như vậy là biểu thức đại số.
Ví du: 4x; 2(5 + a); 3(2x – y); x2; x.y; .là những biểu thức đại số
Các chữ trong biểu thức đại số gọi là biến số (gọi tắt: biến).
Chú ý :SGK/25
Khái niệm về biểu thức đại số
4./ Củng cố :
Sơ đồ tư duy : 
Khái niệm về biểu thức đại số
Nhắc lại về biểu thức
HS: đọc mục “Có thể em chưa biết”
Bài tập :
Bài 1 :a) x+ y ; b) x.y ; c) (x+y)( x-y)
Bài 2 : 
Bài 3 : 1 ghép với e ; 2 ghép với b
 3 ghép với a ; 4 ghép với c
 5 ghép với d
5./ HDVN 
- Bài vừa học :+ Học thuộc bài .
 + Làm BT 4 ; 5 sgk/27
 HD :BT5 a) Một quý có 3 tháng
- Bài sắp học : Giá trị của một biểu thức đại số 
 Cho biểu thức x +2 -1 . Tính giá trị biểu thức tại x =1.
D/Kiểm tra:

File đính kèm:

  • docTIET 49;50.doc