Giáo án Đại số 7 năm 2014 - Tiết 41, 42
A./ Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- NB : Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập.
- TH : Hiểu cách tìm dấu hiệu , tần số của dấu hiệu
- VD : : Thấy được vai trò của việc thống kê trong đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
3. Thái độ
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
B./ Chuẩn bị :
- GV : sgk, phấn màu
- HS : bảng nhóm
- Phương pháp : Luyện tập , thực hành
Tuần 20-NS : 03/01/2014 ND : 07/01/2014 CHƯƠNG III: THỐNG KÊ Tiết 41: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ A/Mục tiêu: 1.Kiến thức: - NB : Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê , với khái niệm tần số của một giá trị - TH : Hiểu các khái niệm : số liệu thống kê, tần số, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra , biết kí hiệu đối với một dấu hiệu . - VD : Lập được các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra . 2.Kĩ năng: -Biết cách thu thập các số liệu thống kê. -Xác định được tần số của dấu hiệu. 3.Thái độ: -Có thái độ học tập tích cực, hợp tác hoạt động nhóm, độc lập, phát huy sáng tạo, có hứng thú trong học tập. B/Chuẩn bị: 1.GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. 2.HS: Đồ dùng học tập. 3. Phương pháp : dạy và học hợp tác theo nhóm nhỏ, kết hợp đàm thoại và phát vấn với thuyết trình tích cực, đặt và giải quyết vấn đề. C/Tiến trình lên lớp: Ổn định 2./ KTBC : Giới thiệu toàn chương -GV giới thiệu về chương « Thống kê » : Chương này có mục đích là bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kỹ năng thống kê mà học sinh đã biết ở các lớp ở bậc Tiểu học và ở lớp 6 như : Thu thập các số liệu, tần số, số trung bình cộng, biểu đồ đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản, quy tắc tính toán đơn giản để qua đó cho học sinh làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.ĐVĐ: Các số liệu thu thập được khi điều tra sẽ được ghi 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu *GV :Yêu cầu học sinh đọc và quan sát ví dụ 1(SGK-trang 4). - Có nhận xét gì về cách biểu diễn số liệu trong bảng điều tra đó ?. *HS: Việc lập bảng số liệu này giúp người đọc dễ hiểu, ngắn ngọn và chính xác nhất.: *GV : Yêu cầu học sinh làm ?1. Hoạt động 2:Dấu hiệu. a, Dấu hiệu, đơn vị điều tra *GV : học sinh làm ?2. Nội dung điều tra trong bảng 1 là ?. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu được gọi là dấu hiệu. Còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.: Ví dụ : Dấu hiệu trong bảng 1 là “ số cây trồng được của mỗi lớp”, *GV : học sinh làm ?3. Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?. b, Giá trị dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu. *GV : Quan sát bảng 1 cho biết số cây mà mỗi lớp trồng được là bao nhiêu ?. *HS: Trả lời. - Cột “số cây trồng được của mỗi lớp” trong bảng gọi là dãy giá trị của dấu hiệu. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?4. Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị ?. ?5. Có 4 số khác nhau, đó là: 28; 30; 35; 50. ?6. - Số lớp đều trồng được 30 cây là 8 lớp. - Số lớp đều trồng được 28 cây là 2 lớp. - Số lớp đều trồng được50 cây là 3 lớp. ?7 Gía trị dấu hiệu ( x) tần số(n) 28 2 30 8 35 7 50 3 1/Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu : Việc lập bảng số liệu này giúp người đọc dễ hiểu, ngắn ngọn và chính xác nhất. Do đó : Các số liệu được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê. 2. Dấu hiệu. a, Dấu hiệu, đơn vị điều tra ?2. Điều tra số cây mà mỗi lớp trồng được. Do đó : Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu được gọi là dấu hiệu. Ví dụ : Dấu hiệu trong bảng 1 là “ số cây trồng được của mỗi lớp”, Đơn vị : Lớp 7A ; 6B ; ?3. Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra. b, Giá trị dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu. - Số cây mà mỗi lớp trồng được gọi là một giá trị của dấu hiệu. Kí hiệu: x. - Số các giá trị dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra. Kí hiệu: N. 3. Tần số của mỗi giá trị. Số lần xuất hiện của mỗi giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của mỗi giá trị đó. Kí hiệu: n. *Kết luận: - Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu. - Số tất cả các giá trị ( không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra. - Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó. *Chú ý: (SGK- trang 7). 4./ Củng cố : Thu thập số liệu thống kê , tần số Sơ đồ tư duy : Tần số của mỗi giá trị Thu thập số liệu , bảng số liệu thống kê ban đầu Dấu hiệu BT 2 a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau. c) Giá trị 21 có tần số là 1 ; Giá trị 18 có tần số là 3 ; Giá trị 17 có tần số là 1 Giá trị 20 có tần số là 2 ; Giá trị 19 có tần số là 3 5./ HDVN : -Bài vừa học: Khắc sâu các khái niệm thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu, dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị. +BTVN : 1 ; 4/7SGK ; 3/3 ;4SBT -Bài sắp học: Tiết 42: Luyện tập D/Kiểm tra : NS : 03/01/2014 ND : 10/01/2014 Tiết 42 LUYỆN TẬP A./ Mục tiêu : 1. Kiến thức: - NB : Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập. - TH : Hiểu cách tìm dấu hiệu , tần số của dấu hiệu - VD : : Thấy được vai trò của việc thống kê trong đời sống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. 3. Thái độ Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. B./ Chuẩn bị : - GV : sgk, phấn màu - HS : bảng nhóm - Phương pháp : Luyện tập , thực hành C./ Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định 2. KTBC : - Nêu các khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, lấy ví dụ minh hoạ. - Nêu các khái niệm dãy giá trị của dấu hiệu, tần số lấy ví dụ minh hoạ. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Chữa bài tập - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập - Học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi của bài toán. - Giáo viên cho cả lớp nhận xét GV : Nhấn mạnh a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng. b) Có: 30 bạn tham gia trả lời. c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất. d) Có 9 màu được nêu ra. e) Đỏ có 6 bạn thch. Xanh da trời có 3 bạn thích. Trắng có 4 bạn thích vàng có 5 bạn thích. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài tập 3 (tr4-SBT) - Học sinh đọc đề bài - Yêu cầu lớp làm theo nhóm, làm ra giấy - Giáo viên thu giấy của một vài nhóm và nhận xét - Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm Bài tập 3 (tr8-SGK) - Giáo viên đưa nội dung bài tập 3 - Học sinh đọc nội dung bài toán Trả lời : a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50 mét của các học sinh lớp 7. b) Số các giá trị khác nhau: 5 Số các giá trị khác nhau là 20 c) Các giá trị khác nhau: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7 Tần số 2; 3; 8; 5 Bài tập 4 (tr9-SGK) HS : Làm vào vở bài tập GV : Chấm vở của học sinh Nhận xét I/ Chữa bài tập : Bài tập 3 (tr3-SBT) a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng. b) Có: 30 bạn tham gia trả lời. c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất. d) Có 9 mầu được nêu ra. e) Đỏ có 6 bạn thch. Xanh da trời có 3 bạn thích. Trắng có 4 bạn thích vàng có 5 bạn thích. Tím nhạt có 3 bạn thích. Tím sẫm có 3 bạn thích. Xanh nước biển có 1 bạn thích. Xanh lá cây có 1 bạn thích Hồng có 4 bạn thích. II/ Luyện tập Bài tập 3 (tr4-SBT) - Bảng còn thiếu tên đơn vị, lượng điện đã tiêu thụ Bài tập 3 (tr8-SGK) a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50 mét của các học sinh lớp 7. b) Số các giá trị khác nhau: 5 Số các giá trị khác nhau là 20 c) Các giá trị khác nhau: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7 Tần số 2; 3; 8; 5 Bài tập 4 (tr9-SGK) a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Có 30 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau. c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102. Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4; 3 4./ Củng cố : - Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ. - Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế. 5. HDVN : - Bài vừa học : Xem lại các kiến thức đã học : dấu hiệu , giá trị của dấu hiệu , tần số Xem lại các bài tập đã giải - Bài sắp học : Bảng « tần số » Xem trước cách lập bảng tần số . C/Kiểm tra :
File đính kèm:
- TIET 41;42.doc