Giáo án Đại số 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Tiến Phương
SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được số vô tỉ. Học sinh hiểu được khái niệm căn bậc hai
- Nhận biết và lấy được các ví dụ về số vô tỉ. Vận dụng khái niệm về căn bậc hai để tìm căn bậc hai của một số bất kì không âm.
- Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ
SGK, phấn mầu, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
Thế nào là số hữu tỉ ? Phát biểu mối quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân.
Viết các số hữu tỉ sau dưới dạng số thập phân: ;
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG
*GV : Cho hình vuông AEBF có cạnh bằng
1 m, hình vuông ABCD có cạnh AB là một đường chéo của hình vuông.
a, SABCD = ? (m2)
b, AB = ? (m).
Gợi ý:
a,
- SAEBF ? (m2)
SABCD = ? SAEBF ;
b, Nếu gọi độ dài AB là x (m) (x >0) khi đó :
SABCD = ? (m2)
*HS : Thực hiện.
*GV : Nhận xét và khẳng định :
a, Dễ thấy
SABCD = 2 SAEBF = 2.1.1 = 2(m2).
b, Nếu gọi độ dài AB là x (m) (x >0) khi đó :
SABCD = x2 (m2)
Do đó x2 = 2.
x = 1,4142135623730950488016887
Vậy
Độ dài của cạnh AB là :
x = 1,4142135623730950488016887
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Số thập phân
1,4142135623730950488016887
có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn không ?. Tại sao ?.
*HS : Trả lời.
*GV : Nhận xét và khẳng định :
- Số vô tỉ là gì ?.
*HS : Trả lời.
*GV : Nhận xét và khẳng định
Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Tính và so sánh: (-3)2 và 32.
*GV : Ta nói 3 và -3 là căn bậc hai của 9.
Tương tự, 2 và -2 có phải là căn bậ hai của 4 không ? Tại sao ?.
*HS : Trả lời.
*GV : Căn bậc hai là gì ?.
*GV : Nhận xét và khẳng định
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?1.
Tìm căn bậc hai của 16.
*HS : Thực hiện.
*GV : Nhận xét.
Giới thiệu :
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Số dương 1 có mấy căn bậc hai ?.
*HS : Trả lời.
*GV : Nhận xét.
Đưa ra chú ý :
Không được viết (a>0).
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?2.
Viết căn bậc hai của 3 ; 10 ; 25.
*HS : Hoạt động theo nhóm nhỏ.
*GV : Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. 1. Số vô tỉ.
Ví dụ: Xét bài toán (sgk- trang 40)
a, Dễ thấy
SABCD = 2 SAEBF = 2.1.1 = 2(m2).
b, Nếu gọi độ dài AB là x (m) (x >0) Khi đó :
SABCD = x2 (m2)
Do đó x2 = 2.
Người ta chứng minh rằng không có một số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 và đã tính được:
x= 1,4142135623730950488016887
Vậy
Độ dài của cạnh AB là :
1,4142135623730950488016887 (m)
*Nhận xét.
Người ta nói số
1,4142135623730950488016887
là số thập phân vô hạn không tuần hoàn và còn được gọi là số vô tỉ.
*Kết luận:
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I.
2. Khái niệm căn bậc hai.
Ví dụ:
Tính và so sánh: (-3)2 và 32.
Ta có: (-3)2 = 32 = 9.
Ta nói 3 và -3 là căn bậc hai của 9
Vậy:
Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a.
?1.
Căn bậc hai của 16 là -4 và 4.
- Số dương a có đúng hai căn bậc hai, một số dương kí hiệu là , một số âm kí hiệu là . Số 0 chỉ có một căn bậc hai là số 0, viết : .
* Chú ý:
Không được viết (a>0).
?2.
Căn bậc hai của 3: và
Căn bậc hai của 10: và
Căn bậc hai của 25 :
và
phải dùng cặp sốđể xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ. - Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn. - Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó. Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. II. CHUẨN BỊ: - SGK, bảng phụ, phấn mầu, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề. *GV : Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK – trang 65. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ người ta thường dùng một cặp gồm hai số. 2.Mặt phẳng tọa độ. *GV : Giới thiệu: Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy. trong đó: Ox, Oy gọi là các trục tọa độ. Ox gọi là trục hoành. Oy gọi là trục tung. Giao điểm O gọi là gốc tọa độ. Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy. - Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV. *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Đưa ra chú ý: Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau. *HS :Chú ý nghe giảng và ghi bài. 3. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ. *GV : - Vẽ hệ trục tọa độ Oxy. - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 3 và song song với trục Ox. - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 1,5 song song với trục Oy. Từ đó có nhận xét gì về giao điểm của hai đường thẳng này ?. Ta thấy giao điểm của hai đường thẳng này là điểm P có tung độ là 3 và hoành độ là 1,5. ta nói cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P. - Thế nào tạo độ của một điểm ?. Yêu cầu học sinh làm ?1. Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy (trên giấy kẻ ô vuông) và đánh dấu vị trí của các điểm P, Q lần lượt có tọa độ là ( 2; 3); (3; 2). Trên mặt phẳng tọa độ: -Mỗi điểm xác định được bao nhiêu cặp số (x0; y0). - Mỗi cặp số (x0; y0) xác định được bao nhiêu điểm ?. Trên mặt phẳng tọa độ: - Mỗi điểm M xác định được một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M. Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M. Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0). *GV : Yêu cầu học sinh làm ?2. Viết tọa độ góc O. 1. Đặt vấn đề. Ví dụ 1: Tọa độ của mũi Cà Mau: Ví dụ 2 : Vị trí chỗ ngồi trong rạp của người có tấm vé. 2. Mặt phẳng tọa độ. I II III O IV x y Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy. - Ox, Oy gọi là các trục tọa độ. - Ox gọi là trục hoành. - Oy gọi là trục tung. - Giao điểm O gọi là gốc tọa độ. - Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy. 3.Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ. P(1,5; 3) O 3 2 1 2 1 y x Ví dụ: *Nhận xét. y x 2 Q(3;2) P(2;3) 2 3 O 3 1 1 sgh ?1 *Kết luận: Trên mặt phẳng tọa độ: - Mỗi điểm M xác định được một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M. - Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M. - Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0). ?2. Tọa độ của O (0 ;0) 4. Củng cố: - Toạ độ một điểm thì hoành độ luôn đứng trước, tung độ luôn đứng sau - Mỗi điểm xác định một cặp số, mỗi cặp số xá định một điểm - Làm bài tập 32 (tr67 - SGK) M(-3; 2) N(2; -3) Q(-2; 0) - Làm bài tập 33 (tr67 - SGK) Lưu ý: 5. Hướng dẫn về nhà : - Biết cách vẽ hệ trục Oxy - Làm bài tập 33, 34, 35 (tr68 - SGK); bài tập 44, 45, 46 (tr50 - SBT) * Lưu ý: Khi vẽ điểm phải vẽ mặt phẳng tọa độ trên giấy ôli hoặc các đường kẻ song song phải chính xác. Ngày dạy: 21/12/2015 Tiết 32 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Học sinh củng cố lại những kiến thức về mặt phẳng tọa độ.và cách vẽ mặt phẳng tọa độ. - HS thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác địnhvị trí một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm tọa độ của một điểm cho trước. - HS vẽ hình cẩn thận, xác định toạ độ chính xác. Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. II. CHUẨN BỊ - SGK, bảng phụ, phấn mầu, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - HS1: Vẽ mặt phẳng tọa độ biểu diễn điểm A(-3; 2,5) trên mặt phẳng tọa độ - HS2: Đọc tọa độ của B(3; -1); biểu diễ điểm đó trên mặt phẳng tọa độ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG - Y/c học sinh làm bài tập 34 - HD: Dựa vào mặt phẳng tọa độ và trả lời ? Viết điểm M, N tổng quát nằm trên 0y, 0x - HS: M(0; b) thộc 0y; N(a; 0) thuộc 0x - Y/c học sinh làm bài tập 35 theo đơn vị nhóm. - Mỗi học sinh xác định tọa độ một điểm, sau đó trao đổi chéo kết quả cho nhau - GV lưu ý: hoành độ viết trước, tung độ viết sau. - Y/c học sinh làm bài tập 36. - HS 1: lên trình bày quá trình vẽ hệ trục - HS 2: xác định A, B - HS 3: xác định C, D - HS 4: đặc điểm ABCD - GV lưu ý: độ dài AB là 2 đv, CD là 2 đơn vị, BC là 2 đơn vị ... - GV: Treo bảng phụ ghi hàm số y cho bới bảng - HS 1 làm phần a. - Các học sinh khác đánh giá. - Lưu ý: hoành độ dương, tung độ dương ta vẽ chủ yếu góc phần tư thứ (I) - HS 2: lên biểu diễn các cặp số trên mặt phẳng tọa độ - Các học sinh khác đánh giá. - GV tiến hành kiểm tra vở một số học sinh và nhận xét rút kinh nghiệm. BT 34 (tr68 - SGK) a) Một điểm bất kì trên trục hoành thì tung độ luôn bằng 0 b) Một điểm bất kỳ trên trục tung thì hoành độ luôn bằng không. BT 35 . Hình chữ nhật ABCD A(0,5; 2) B2; 2) C(0,5; 0) D(2; 0) . Toạ độ các đỉnh của PQR Q(-1; 1) P(-3; 3) R(-3; 1) A D -1 -3 -4 -4 y x -2 -1 -3 -2 C B O BT 36 (tr68 - SGK) ABCD là hình vuông BT 37 Hàm số y cho bởi bảng x 0 1 2 3 4 y 0 2 4 6 8 8 6 4 y 2 1 x 4 3 2 O 4. Củng cố: - Vẽ mặt phẳng tọa độ - Biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ - Đọc tọa độ của điểm trên mặt phẳng tọa độ 5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà xem lại bài - Làm bài tập 47, 48, 49, 50 (tr50; 51 - SBT) - Đọc trước bài y = ax (a0) Ngày dạy: 22/12/2015 Tiết 33 ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = ax (a 0) I. MỤC TIÊU: - Hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax. - Biết ý nghĩa của đồ thị trong trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. II. CHUẨN BỊ: - SGK, bảng phụ, phấn mầu, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Vẽ mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn điểm A(-1; 3) trên mặt phẳng tọa độ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG 1. Đồ thị hàm số là gì ?. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?1. Hàm số y = f(x) được cho bảng sau: x -2 -1 0 0,5 1,5 y 3 2 -1 1 -2 a, Viết tập hợp {(x;y)} các cặp giá trị tương ứng của x và y xác định hàm số trên. b, Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm có tọa độ là các cặp số trên. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Tập hợp các điểm biểu diễn như trên gọi là đồ thị hàm số y = f(x). - Thế nào là đồ thị hàm số?. *HS : Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : 2. Đồ thị hàm số y = ax (a ). *GV : Yêu cầu học sinh làm ?2. Cho hàm số y = 2x. a, Viết năm cặp số (x ;y) với x = -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; b, Biểu diễn các cặp số đó trên mặt phẳng tọa độ Oxy ; c, Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm (-2 ;-4) ; (2 ; 4). Kiểm tra bằng thước thẳng xem điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó không ?. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. Đường thẳn đó có đi qua gốc tọa độ không ?. *HS : Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : Đồ thị hàm số y = ax (a ) là gì ?. *HS : Trả lời. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?3. Từ khẳng định trên, để vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ) ta luôn cần mấy điểm thuộc đồ thị ?. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. Yêu cầu học sinh làm ?4. Xét hàm số y = 0,5x. a, Hãy tìm một điểm A khác điểm gốc O thuộc đồ thị của hàm số trên. b, Đường thẳng OA có phải là đồ thị của hàm số y = 0,5x hay không ?. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 1. Đồ thị hàm số là gì ? ?1. Hàm số y = f(x) được cho bảng sau: x -2 -1 0 0,5 1,5 y 3 2 -1 1 -2 1 2 -2 1 3 -1 2 A B D y C x E O -2 a, {(-3 ;2) ; (-1 ;2) ; (0 ;-1) ; (0,5 ;1) ; (1,5 ;-2)} b, -1 Tập hợp các điểm biểu diễn như trên gọi là đồ thị hàm số. Vậy : Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ. 2. Đồ thị hàm số y = ax (a ). ?2. Cho hàm số y = 2x. a, (-2 ; -4) ; (-1 ;-2) ; (0 ;0) ; (1 ; 2) ; (2 ; 4) b, 1 O y G H I J x 2 2 4 -1 -2 y =2x Đường thẳng đi qua hai điểm (-2 ;-4) ; (2 ; 4) và cũng đi qua các diểm còn lại ngay cả gốc tọa độ. Khi đó ta nói đường thẳng đó là đồ thị của hàm số y =2x. Vậy : Đồ thị hàm số y = ax (a ) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. ?3. ?4. Xét hàm số y = 0,5x. a, A( 1 ; 0,5) b, Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = 0,5x. y x O 1 1 A(1;0,5) 2 y = 0,5x *Nhận xét. y = -2x O y = x y x 4. Củng cố: - HS nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0) - GV cho HS làm bài tập 39 a,c SGK. ( Bỏ ý b, d ) 5. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc khái niệm đồ thị hàm số - Cách vẽ đồ thị y = ax (a0) - Làm bài tập 40, 41, 42, 43 (sgk - tr71, 7 Ngày dạy: 23/12/2015 Tiết 34 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Củng cố khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax (a0). - Rèn luyện kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0), biết kiểm tra một điểm thuộc đồ thị, một điểm không thuộc đồ thị hàm số - Biết xác định hệ số a khi biết đồ thị hàm số Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. II. CHUẨN BỊ - SGK, bảng phụ, phấn mầu, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - HS1: Vẽ đồ thị hàm số y = x - HS2: Vẽ đồ thị hàm số y = -1,5x - HS3: Vẽ đồ thị hàm số y = 4x - HS4: Vẽ đồ thị hàm số y = -3x 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG ? Điểm nào thuộc đt hàm số y = -3x A; B; C(0;0) - HS đọc kĩ đầu bài - GV làm cho phần a - 2 học sinh lên bảng làm cho điểm B, C ? Tìm a ta phải dựa vào hệ thức nào. - HS: y = ax ? Muốn tìm a ta phải biết trước điều gì. - HS: Biết đồ thị đi qua một điểm (có hoành độ và tung độ cụ thể) - GV hướng dẫn học sinh trình bày. - 1 học sinh biểu diễn điểm có hoành độ , cả lớp đánh giá, nhận xét. - GV kết luận phần b - Tương tự học sinh tự làm phần c - Y/c học sinh làm bài tập 43 - Lưu ý 1 đơn vị trên mặt phẳng tọa độ là 10 km - HS quan sát đt trả lời ? Nêu công thức tính vận tốc của chuyển động đều. - HS: - 1 học sinh lên bảng vận dụng để tính. - Cho học sinh đọc kĩ đề bài ? Nêu công thức tính diện tích - HS: diện tích hình chữ nhật = dài.rộng - 1 học sinh vẽ đt hàm số y = 3x trên bảng, các học sinh còn lại vẽ vào vở. y x O 1 3 1 2 y =3x - GV kiểm tra quá trình làm của học sinh BT 41 (tr72 - SGK) Giả sử A thuộc đồ thị y =-3x 1 = -3. 1 = 1 (đúng) A thuộc đồ thị hàm số y = -3x . Giả sử B thuộc đt y = -3x -1 = .(-3) -1 = 1 (vô lí) B không thuộc BT 42 (tr72 - SGK) (8') a) Điểm A nằm trên mặt phẳng tọa độ có tọa độ A(2; 1) Vì A thuộc đt hàm số y = ax 1 = a.2 a = Ta có hàm số y = x b) M (; b) nằm trên đường thẳng x = c) N(a; -1) nằm trên đường thẳng y = -1 BT 43 (tr72 - SGK) a) Thời gian người đi xe đạp 4 h Thời gian người đi xe đạp 2 h b) Quãng đường người đi xe đạp 20 (km) Quãng đường người đi xe đạp 20 (km) Quãng đường người đi xe máy 30 (km) c) Vận tốc người đi xe đạp (km/h) Vận tốc người đi xe máy là (km/h) BT 45 (tr72 - SGK) . Diện tích hình chữ nhật là 3.x m2 . Vậy y = 3x + Đồ thị hàm số qua O(0; 0) + Cho x = 1 y = 3.1 = 3 đt qua A(1; 3) 4. Củng cố: Dạng toán - Xác định a của hàm số y = ax (a0) - Kiểm tra điểm có thuộc đồ thị hay không - Vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0) 5. Hướng dẫn về nhà : - Làm bài tập 44(tr73); 47 (tr74) - Tiết sau ôn tập chương II + Làm câu hỏi ôn tập tr 76 + Làm bài tập 48 52 (tr76, 77 - SGK) Ngày dạy: 24/12/2015 Tiết 35 ÔN TẬP CHƯƠNG I. MỤC TIÊU - Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. - Học sinh vận dụng các tính chất về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch để giải các bài toán liên quan. - Học sinh biết vận dụng các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch vào đời sống thực tế. Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. II. CHUẨN BỊ - SGK, phấn mầu, thước kẻ, MTĐT cầm tay Casio, Vinacal. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG 1.Ôn tậplí thuyết ? Khi nào 2 đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau. Cho ví dụ minh hoạ. - Học sinh trả lời câu hỏi, 3 học sinh lấy ví dụ minh hoạ. ? Khi nào 2 đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau. Lấy ví dụ minh hoạ. - Giáo viên đưa lên máy chiếu bảng ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch và nhấn mạnh sự khác nhau tương ứng. - Học sinh chú ý theo dõi. - Giáo viên đưa ra bài tập. 2. Bài tập áp dụng - Học sinh thảo luận theo nhóm và làm ra phiếu học tập (nhóm chẵn làm câu a, nhóm lẻ làm câu b) - Giáo viên thu phiếu học tập của các nhóm đưa lên máy chiếu. - Học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên chốt kết quả. 1. Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch - Khi y = k.x (k 0) thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. - Khi y = thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. 2. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Chia số 310 thành 3 phần a) Tỉ lệ với 2; 3; 5 b) Tỉ lệ nghịch với 2; 3; 5 Bg a) Gọi 3 số cần tìm lần lượt là a, b, c ta có: a = 31.2 = 62 b = 31.3 = 93 c = 31.5 = 155 b) Gọi 3 số cần tìm lần lượt là x, y, z ta có: 2x = 3y = 5z 4. Củng cố: - Khi nào 2 đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau. Cho ví dụ minh hoạ. - Khi nào 2 đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau. Lấy ví dụ minh hoạ. 5. Hướng dẫn về nhà : - Ôn tập theo các câu hỏi chương I, II - Làm lại các dạng toán đã chữa trong 2 tiết trên Ngày dạy: 28/12/2015 Tiết 36 KIỂM TRA CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU - Kiểm tra được học sinh một số kiếm thức trọng tâm của chương: Tính chất của tỉ lệ thức, hàm số và đồ thị, đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch và các bài toán liên quan,/.. - Rèn kĩ năng sử dụng lí thuyết vào làm bài tạp chính xác nhanh gọn - Rèn tính cẩn thận chính xác khi giải toán - Thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng của bài kiểm ra - Giáo dục ý thức và thái độ trung thực khi làm bài. II. CHUẨN BỊ - SGK, đề kiểm tra và đáp án, biểu điểm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ kiểm tra Chủ đề Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng mức thấp Vận dụng mức cao TL TL TL TL 1. Đại lượng tỉ lệ thuận Bài 1 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 bài 3đ 30% 3đ 30% 2. Đại lượng tỉ lệ nghịch Bài 2 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 bài 2đ 20% 2đ 20% 3. Hàm số. Mặt phẳng tọa độ. Bài 4a Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 câu 1đ 10% 1đ 10% 4. Đồ thị hàm số. Bài 4b,c Bài 3a,b Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2 câu 2đ 20% 2 câu 2đ 20% 4đ 40% Tổng 3đ 30% 2đ 20% 5đ 50% 10đ 100% B. ĐỀ RA Bài 1 (3đ) Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ với 3; 4; 6 và chu vi của tam giác bằng 65 cm. Tính độ dài mổi cạnh của tam giác đó. Bài 2 (2đ) Cho biết 4 người làm cỏ một thửa ruộng hết 8 giờ. Hỏi 10 người (với cùng năng suất như thế ) làm cỏ thửa ruộng đó hết mấy giờ ? Bài 3 (3đ) Cho hàm số y = a.x Tìm a, biết rằng khi x = -1 thì y = 3. Điểm N(2; -6) có thuộc đồ thị hàm số đó không? Vẽ đồ thị của hàm số đó Bài 4: (2đ) Cho hàm số y = f(x) = -6x. a) Tìm các giá trị của x khi y = -1; y = 0; y = 4,5. b) Các giá trị của x khi y dương; khi y âm. C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Bài 1 Gọi độ dài 3 cạnh của tam giác là: a, b, c. Ta có: và a + b +c = 65 Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: Vậy: a = 15cm, b = 20cm, c = 30cm. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Bài 2 Gọi hời gian để 10 người làm cỏ thửa ruộng đó hết là x (giờ) Vì thời gian và số người để làm xong cỏ trên cùng một cánh đồng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: x = 3,2 giờ. 0,5 0,5 0,5 0,5 Bài 3 a) Khi x = -1, y = 3 nên ta có: 3 = a.(-1) Vậy a = -3 b) Vì điểm N(2; -6) nên với x = 2 Vậy điểm N(2; -6) thuộc đồ thị hàm số c) Học sinh vẽ đúng đồ thị 0,5 0,5 0,5 0,5 1 Bài 4 Ta có f(-1) = 6; f(0) = 0; f(4,5) = - 27 Khi y > 0 thì x 0 1 1 Ghi chú: HS làm cách khác vẫn cho điểm tối đa. 4. Hướng dẫn học ở nhà : - Làm lại bài kiểm tra vào vở. - Chuẩn bị : Ôn tập học kì I. Ngày: 04/01/2016 Tiết 37 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU - Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực để tính giá trị của biểu thức. Vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của tỉ lệ thức và dãy số bằng nhau để tìm số chưa biết. - Giáo dục học sinh tính hệ thống khoa học. Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. II. CHUẨN BỊ - SGK, bảng phụ, phấn mầu, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Hãy nhắc lại sơ qua về kiến thức số đã học từ đầu năm đến nay ?. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG 1. Ôn tập về số hữu tỉ, số thực và tính giá trị của biểu thức số ? Số hữu tỉ là gì. ? Số hữu tỉ có biểu diễn thập phân như thế nào. ? Số vô tỉ là gì. ? Trong tập R em đã biết được những phép toán nào. - Học sinh: cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, căn bậc hai. - Giáo viên đưa lên máy chiếu các phép toán, quy tắc trên R. - Học sinh nhắc lại quy tắc phép toán trên bảng. ? Tỉ lệ thức là gì ? Nêu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức - Học sinh trả lời. ? Từ tỉ lệ thức ta có thể suy ra các tỉ số nào. 2.Ôn tập lại tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau *GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau ?. *HS: Thực hiện. 3. Bài tập - Giáo viên đưa ra các bài tập, yêu cầu học sinh lên bảng làm. 1. Ôn tập về số hữu tỉ, số thực, tính giá trị của biểu thức số - Số hữu tỉ là một số viết được dưới dạng phân số với a, b Z, b 0 - Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. 2. Ôn tập tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau - Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số: - Tính chất cơ bản: nếu thì a.d = b.c - Nếu ta có thể suy ra các tỉ lệ thức: Bài tập 1: Thực hiện các phép tính sau: Bài tập 2: Tìm x biết 4. Củng cố: Tổng hợp lại những kiến thức đã ôn tập trong tiết 5. Hướng dẫn về nhà : - Ôn tập lại các kiến thức, dạng bài tập trên Ôn tập lại các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, hàm số, đồ thị của hàm số. - Làm bài tập 57 (tr54); 61 (tr55); 68, 70 (tr58) - SBT Ngày: 05/01/2016 Tiết 38 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải các bài toán liên quan - Học sinh có kĩ năng giải các dạng toán ở chương I, II. - Thấy được ứng dụng của của toán học trong cuộc sống Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, cú ý thức trong nhóm. II. CHUẨN BỊ - SGK, bảng phụ, phấn mầu, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự làm bài tập của 2 học sinh 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG a) Tìm x b) - 2 học sinh lên bảng trình bày phần a, phần b - Một số học sinh yếu không làm tắt, giáo viên hướng dẫn học sinh làm chi tiết từ đổi số thập phân phân số , , quy tắc tính. - Học sinh đọc kĩ yêu cầu bài tập 2 - Giáo viên lưu ý: - 1 học sinh khá nêu cách giải - 1 học sinh TB lên trình bày. - Các học sinh khác nhận xét. *GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập Thực hiện phép tính a. b. *HS: Thực hiện. GV: Cho HS làm các bài tập sau: Gọi 2 HS lên bảng làm bài HS1 làm câu a,b. HS2 làm câu c,d. Các HS còn lại làm bài tại chổ. a) b) c) d) GV: Cho HS làm các bài tập sau: Gọi 2 HS lên bảng làm bài HS3 làm câu a,b. HS4 làm câu c,d.
File đính kèm:
- Giao_an_Dai_so_7.doc