Giáo án Đại số 6 kỳ II năm học 2008 - 2009

- GV giới thiệu sơ lược cho HS biết được thế nào là đẳng thức, các vế của đẳng thức .

- HS làm bài tập ?1 . Rút ra nhận xét khi quan sát hình từ phải sang trái và từ trái sang phải .

- HS phát biểu các tính chất của đẳng thức sau khi có ý nghĩ tương tự giữa hai hình ảnh "cân đĩa" và "đẳng thức" .

- GV hướng dẫn HS làm ví dụ .

- Trước đây ta giải bài toán ở ví dụ bằng cách nào ? Làm thế nào để vế chứa x chỉ còn chứa đại lượng có liên quan trực tiếp với x .

HS làm bài tập ?2 để chuyển ý sang hoạt độn

doc12 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 6 kỳ II năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , ngày soạn tháng năm 2009
	Tiết 59	Đ 9 . quy tắc chuyển vế
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Hiểu và vận dụng các tính chất : nếu a = b thì a + c = b + c và nếu a = b thì b = a ,
Hiểu và có kỹ năng vận dụng quy tắc chuyển vế để giải bài tập .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :Nêu quy tắc dấu ngoặc b (cả trường hợp bỏ dấu ngoặc và nhóm các số hạng vào trong dấu ngoặc) .
	Tìm x biết (2x - 8) - (x - 7) = 20
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tính chất của đẳng thức
GV giới thiệu sơ lược cho HS biết được thế nào là đẳng thức, các vế của đẳng thức .
HS làm bài tập ?1 . Rút ra nhận xét khi quan sát hình từ phải sang trái và từ trái sang phải .
HS phát biểu các tính chất của đẳng thức sau khi có ý nghĩ tương tự giữa hai hình ảnh "cân đĩa" và "đẳng thức" . 
GV hướng dẫn HS làm ví dụ . 
Trước đây ta giải bài toán ở ví dụ bằng cách nào ? Làm thế nào để vế chứa x chỉ còn chứa đại lượng có liên quan trực tiếp với x .
HS làm bài tập ?2 để chuyển ý sang hoạt động 
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a
Ví dụ : 
Tìm số nguyên x biết x - 3 = -4
Cộng vào 2 vế với 3, ta được :
	x - 3 + 3 = -4 + 3
Đơn giản vế trái ta được :
	x = - 4 + 3
Thực hiện phép tính ở vế phải ta được
	x = - 1
Hoạt động 4 : Quy tắc chuyển vế .
Nếu bỏ đi bước trung gian ở ví dụ và bài tập ?2, thì ta thấy được điểu gì ? (GX gợi ý cho HS thấy được số hạng đã chuyển và dấu của số hạng đó sau khi chuyển) .
Khi chuyển vế một số hạng, ta phải làm gì ? HS phát biểu quy tắc chuyển vế .
HS làm bài tập ?3 . 
Nêu quy tắc tìm số bị trừ trong phép trừ hai số tự nhiên . So sánh với phép trừ hai số nguyên và nhận xét .
Khi chuyển vế mọt số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó .
Ví dụ : Tìm số nguyên x, biết 
	x + 8 = (-5) + 4
Giải : 	x + 8 = (-5) + 4
	x = (-5) + 4 - 8
 	x = -9
Nhận xét : phép trừ alà phép toán ngược của phép cộng
Hoạt động 5 : Luyện tập củng cố 
Dùng quy tắc chuyển vế để tim số nguyên x
Ta có thể giải bài tập dạng này theo các cách nào ? Khi sử dụng quy tắc chuyển vế thì việc trình bày bài giải có ngắn gọn hơn không ?
Hãy tìm các bài tập dạng này trong các bài tập ở trang 87 và 88 SGK .
Thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên 
Khi thực hiện tính giá trị của một tổng đại số, ta có thể áp dụng các quy tắc và các tính chất nào ?
Dùng quy tắc chuyển vế để tìm số nguyên x
	(Các bài tập 61 - 66)
Thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên
	(Các bài tập 67 - 71) 
Hoạt động 6 : Dặn dò 
HS học thuộc lòng và ghi nhớ hai quy tắc "dấu ngoặc" và "chuyển vế" .
Làm các bài tập còn lại trong trang 87 và 88 SGK .
Tiết sau : Nhân hai số nguyên khác dấu .
Tuần ,ngày soạn / / 2009
Đ 10 . nhân hai số nguyên khác dấu
Tiết 60
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp 
Hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
Tính đúng tích của hai số nguyên khác dâu .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Phát biểu quy tắc chuyển vế . Giải bài tập số 66 SGK .
Câu hỏi 2 :
	Thực hiện phép tính và điền số thích hợp vào ô trống :
	 A = (- 3) + (- 3) + (- 3) + (- 3) + (- 3) = (- 3) . 
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Dự đoán kết quả của phép nhân hai số nguyên khác dấu 
HS thực hiện ?2 
Hãy nhận xét về giá trị tuyệt đối của tích với tích các giá trị tuyệt đối cảu các thừa số .
Hãy nhận xét dấu của tích các số nguyên khác dấu .
Hoạt động 4 : Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu . áp dụng 
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
Nêu các bước cụ thể khi tiến hành nhân hai số nguyên khác dấu rồi lập sơ đồ khối biểu diễn các thao tác thực hiện .
GV nêu chú ý về tích của một số nguyên với số 0
HS trình bày lời giải bài toán sau đây theo cách dùng dấu "-" thay cụm từ "tạm ứng" : Trong tháng 01/2006, do yêu cầu công tác, ông An có tạm ứng của cơ quan 4 lần và mỗi lần là 100000 đồng . Hỏi ông An sẽ còn nhận lương được bao nhiêu biết lương hằng tháng của ông là 1200000 đồng ?
HS làm bài tập 4 SGK
Muốn nhân hai số nguyên khácdấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả nhận được .
Chú ý : Tích của một số nguyên với số 0 bằng 0
Ví dụ : 	SGK
Hoạt động 5 : Củng cố
HS làm các bài tập 73,74,75 .
Có nhận xét gì về tích của hai số nguyên khác dấu với từng thừa số ?
Hoạt động 6 : Dặn dò
HS học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
Hoàn thiện các bài tập đã sửa và làm tiếp các bài tập 76,77.
Tiết sau : Nhân hai số nguyên cùng dấu .
	 Tuần ,ngày soạn / / 2009
 	Đ 11 . nhân hai số nguyên cùng dấu
Tiết 61
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu .
Biết vận dụng quy tắc dấu vào việc nhân hai số nguyên .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu . Tính (-4).25 ; 15.(-8)
Câu hỏi 2 :
	Cho biết các câu sau là Sai hay Đúng ?
Tích của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên dương .
Tích của hai số nguyên khác dấu là một số tự nhiên .
Tích của hai số nguyên khác dấu là một số bé hơn hoặc bằng 0 .
Tích của hai số nguyên khác dấu là một số bé hơn 0 .
Tích của hai số nguyên khác dấu luôn bé hơn mỗi thừa số .
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Nhân hai số nguyên cùng dấu 
Hai số nguyên cùng dấu , nếu so sánh với 0 có nghĩa là hai số nguyên như thế nào ?
Nếu chúng cùngvlà hai số nguyên dương thì ta thực hiện phép nhân như thế nào ? HS làm bài tập ?1 SGK
HS thực hiện bài tập ?2 . Nhận xét các thừa số và so sánh với các tích tìm được trước đó .
HS nhận xét dấu của tích hai số nguyên cùng dấu , giá trị tuyệt đối của tích với tích của các giá trị tuyệt đối các thừa số .
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu . và làm bài tập ?3 SGK 
GV giúp HS hình thành sơ đồ tổng hợp cho các thao tác nhân hai số nguyên 
Qua hai bài học nhân hai số nguyên ta có thể kết luận như thế nào ? GV nêu các trường hợp cụ thể nhưe nhân với số 0, nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu 
Quy tắc :
Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng .
Nhận xét : 	SGK
Ví dụ : (+4).(+5) = 20
	(-3) .(-8) = 21
Kết luận : 	
a. 0 = 0 . a = 0
Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| .|b|
Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| .|b|)
Hoạt động 4 :Quy tắc dấu 
HS phát biểu quy tắc dấu của một tích .
GV cho HS một cách nhớ quy tắc dấu thông dụng qua thành ngữ "Cùng - Cộng , Trái - Trừ"
Hãy so sánh quy tắc dấu và quy tắc dấu ngoặc . Sử dụng quy tắc dấu để thực hiện phép cộng, trừ hai số nguyên có được không?
Có nhận xét gì về dấu của tích khi đổi dấu một ( hay số lẻ) thừa số . Cũng hỏi tương tự cho trường hợp đổi dấu hai (hay số chẵn) thừa số .
HS làm bài tập ?4 SGK và bài tập 80 tương tự
a)Quy tắc dấu :
(+) . (+) = (+)
(-) . (-) = (+)
(+) . (-) = (-)
(-) . (+) = (-)
b) a.b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0 hoặc a = b = 0 .
c) Khi đổi dấu một ( hay số lẻ) thừa số thì tích đổi dấu . Khi đổi dấu hai ( hay số chẵn ) thừa số thì tích không đổi dấu 
Hoạt động 5 : Củng cố
HS làm các bài tập 78, 79 theo nhóm . 
GV dùng bảng phụ giới thiệu tổng hợp sơ đồ thao tác thực hiện nhân hai số nguyên
Nhân hai số nguyên 
Có thừa số bằng 0
Cùng dấu
Tích bằng 0
Tích bằng tích hai phần số
Tích bằng tích hai phần số , có ghi dấu "-" đằng trước
Hoạt động 6 : Dặn dò 
HS nắm vững hai quy tắc nhân các số nguyên và quy tắc dấu .
Làm các bài tập 82 - 89 để tiết sau : Luyện tập .
	Tuần ,ngày soạn / / 2009
Tiết 62; 63 	 Đ 12 . tính chất của phép nhân
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết được các tính chất cơ bản của phép nhân : giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối giữa phép nhân với phép cộng .
Có kỹ năng tìm dấu của tích nhiều số .
Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán và biến đổi biểu thức .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Nêu các quy tắc của phép nhân hai số nguyên . Thực hiện phép tính :
	A = (-3).(-5)	A' = (-5).(-3)
	B = (7.8).(-2)	B' = 7.[8 .(-2)]
	C = [2+(-4)].5	C' = 2.5 + (-4).5
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tính chất giao hoán
Nêu các tính chất của phép nhân hai số tự nhiên . Đặt vấn đề như SGK . 
So sánh A và A' trong bài kiểm .
HS phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân hai số nguyên .
a.b = b.a
Hoạt động 4 : Tính chất kết hợp
So sánh B và B' trong bài kiểm .
HS phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân hai số nguyên .
GV nêu các chú ý trong SGK .
Làm bài tập ?1 và ?2 SGK và nhận xét dấu của tích (chẵn) lẻ các thừa số nguyên âm .
a.b.c = (a.b).c = a.(b.c)
Chú ý :	SGK
Nhận xét :	SGK
Hoạt động 5 : Nhân với số 1
GV giới thiệu tính chất nhân với số 1 của một số nguyên .
HS làm các bài tập ?3,?4 SGK
a . 1 = 1 . a = a
Hoạt động 6 : Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng 
So sánh kết quả C và C' trong bài kiểm .
HS phát biểu tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng .
Tính chất này còn đúng đối với phép trừ không ? Vì sao ?
a(b+c) = ab + ac
a(b-c) = ab - ac
Hoạt động 7 : Củng cố 
HS làm các bài tập 90 - 93 tại lớp theo nhóm .
HS nêu cách thực hiện bài tập 93 SGK
Hoạt động 8 : Dặn dò
HS học bài theo SGK và làm các bài tập 93 - 100 
Tiết sau : Luyện tập .
Tuần ,ngày soạn / / 2009
Tiết 64:	luyện tập
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Rèn kỹ năng sử dụng các quy tắc nhân hai số nguyên, nhân nhiều số nguyên , quy tắc dấu và các tính chất của phép nhân số nguyên để thực hiện các phép tính một cách hợp lý.
Có ý thức chọn lọc kiến thức để giải bài tập .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
	Nêu các tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên . Luỹ thừa bậc lẻ ( bậc chẵn) của một số nguyên âm là một k số nguyên âm hay nguyên dương ? Làm bài tập 94 và so sánh kết quả với 0 (không tính trực tiếp kết quả)
Phần hướng dẫn của thầy giáo
Phần nội dung
Hoạt động 3 : Xét dấu - So sánh với 0 , với chính nó
Bài tập 95 :
Qua bài kiểm, ta có nhận xét gì về dấu của một luỹ thừa số âm .
Bài tập 97 :
Muốn so sánh một tích với số 0, ta làm như thế nào khi không thực hiện phép tính ? (Xét có thừa số bằng 0 không, xét số thừa số âm)
Bài tập 95 :
(-1)3 = (-1).(-1).(-1) = -1
Có 03 = 0 ; 13 = 1
Bài tập 97 :
(-16).1253.(-8).(-4).(-3) >0 vì có 4 (chẵn) thừa số âm .
13.(-24).(-15).(-8).4 < 0 vì có 3 (lẻ) thừa số âm .
Hoạt động 4 : Thực hiện phép tính
Bài tập 96 :
HS nhận xét các thừa số và áp dụng tính chất gì để thực hiện nhanh các phép tính bằng cách nào ? Ta có những cách thực hiện nào ?
Bài tập 98 :
Khi tính giá trị của một biểu thức ta thường làm như thế nào ?
GV chú ý cách trình bày lời giải của HS .
Bài tập 96 :
A = 237.(-26)+26.137 
 = -(237.26-137.26) = -26(237-137) 
 = -26.100 = 2600
B = 63.(-25 ) + 25.(-23) 
 = 63.(-25 ) + (-25).23 
 = (-25).(63+23) = (-25).88 = -2200 
Bài tập 98 :
a) Khi a = 8 ta có 
A = (-125).(13).(-8) 
 = [(-125).(-8)].(-13) = (1000).(-13) 
 = -13000
Bài tập 99 :
Với mỗi bài , HS cho biết đã sử dụng tính chất gì ? Từ đó suy ra số cần điền .
Bài tập 100 :
HS loại bỏ kết quả là số âm . Vì sao ?
Thực hiện tính để dược kết quả là 18
b) Khi b = 20 ta có :
B = (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20 = -2400
Bài tập 99 :
a) (-7).(-13) + 8.(-13) (-7+8).(-13)=-13
b) (-5).(- 4-(-14)) = (-5).(-4)-(-5).(-14) = -50
Bài tập 100 : Đáp số B
Hoạt động 5 :Dặn dò 
HS hoàn chỉnh các bài tập đã sửa chữa và hướng dẫn .
Làm thêm các bài tạp 142 -149 SBT Toán 6 tập I trang 72-73
Tiết sau : Bội và ước cảu một số nguyên .
Tuần , ngày soạn / / 2009
Tiết 65; 66	Đ 13 . bội và ước của một số nguyên
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên , khái niệm "chia hết cho" .
Hiểu được ba tính chất có liên quan đến khái niệm "chia hết cho" .
Biết cách tìm bội và ước của một số nguyên .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Cho hai số tự nhiên a và b (b khác 0) . Khi nào ta nói a chia hết cho b ?
Tìm các số tự nhiên x, biết 	a) x ẻ B(6)	b) xẻƯ(6)
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Bội và ước của một số nguyên
HS làm bài tập ?1 theo nhóm . Nêu nhận xét .
GV nhắc lại khái niệm chia hết cho trong tập hợp số tự nhiên . tương tự HS phát biểu khái niệm này trong tập hợp số nguyên .
HS làm bài tập ?3 SGK 
Muốn tìm B(a), Ư(a) với a ẻ Z, ta làm như thế nào cho nhanh ?(ta tìm B(|a|), Ư(|a|) rồi bổ sung thêm các số đối của B(|a|), Ư(|a|))
GV nêu các chú ý trong SGK và HS làm bài tập ?4 
Cho a, b ẻZ, bạ0 . Nếu có q ẻZ sao choa a = bq thì ta nói a chia hết cho b hay a là bội của b hay b là ước của a .
Chú ý : 	SGK
Hoạt động 4 : Tính chất 
GV giới thiệu các tính chất của phép chia hết trong số nguyên .
HS diễn đạt các tính chất này bằng lời .
HS làm các ví dụ tương tự như SGK 
Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò
HS làm các bài tập 101,102 104 và 105 tại lớp . 
Hướng dẫn HS làm bài tập 103 bằng bảng cộng .
Soạn và trả lời các câu hỏi ôn tập chương và làm các bài tập 107 - 121 SGK 
Tiết sau : Ôn tập chương II : số nguyên .
	Tuần , Ngày soạn tháng năm 2009
Tiết thứ : 67 ôn tập chương ii
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Ôn tập, củng cố các kiến thức trong chương .
Rèn luyệ thêm và củng cố các kỹ năng thực hiện các phép tính , các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc dấu trong các phép tính trong số nguyên .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong quá trình ôn tập)
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Ôn tập lý thuyết 
HS trả lời các câu hỏi ôn tập chương theo cách nhóm này hỏi nhóm kia trả lời nhóm còn lại nhận xét .
GV dùng bảng phụ đã chuẩn bì sẵn cũng như các sơ đồ khối đã sử dụng trong các tiết dạy trước đây để hệ thống hoá các kiến thức trong chương .
Trong quá trình thực hiện hoạt động 3 trên dấy, GV kết hợp cho HS giải các bài tập 107 - 111 để minh hoạ các kiến thức vừa ôn tập .
Hoạt động 4 : Giải các bài tập tổng hợp
Bài tập 112 :
GV hướng dấnH hình thành được biểu thức thông qua lời của đề toán .
HS nêu cách giả bài toán này cùng với các yêu cầu về kiến thức đã áp dụng .
Bài tập 114 : 
Thứ tự các số nguyên và tính tổng dựa trên các tính chát giao hoán, kết hợp và đặc điểm của các số đối nhau .
Bài tập 115 :
Tìm số nguyên khi biết giá trị tuyệt dối của nó .(Dựa vào tính chất hai số nguyên đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau và ngược lại).
Bài tập 118 :
Tìm số nguyên dừa trên một biểu thức nào đó (Ta sử dụng các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc và các tính chất của các phép tính)
Bài tập 119 :
Thực hiện dãy các phép tính có chú ý đến dấu ngoặc và các tính chất cơ bản của các phép tính .
Bài tập 112 :
Theo đề ta có biểu thức a - 10 = 2a - 5
Suy ra 2a - a = -10 + 5 hay a = -5
Vậy hai số cần tìm là -5 và -10
Bài tập 114 :
Đáp số : 
a) Tổng bằng 0
b) Tổng bẳng -5 	
c) Tổng bằng 21
Bài tập 115 :
Đáp số : 
a) a = 5 , a =-5 	b) a = 0 	
c) không có a	d) a = 5 , a =-5 
e) a = 2 , a = -2
Bài tập 118 :
a) x = 25	b) x = -5	c) x =1
Bài tập 119 :
a) A = 15.12 -3.5.10 = 15 .12 -15.10
 	= 15.(12-10) = 15.2 = 30
b) B = 45 -9.(13+5) = 45 - (9.13 + 9.5)
	= 45 -117 -45 = -117
c) C = 29.(19-13) - 19.(29-13) 
 	= 29.19 - 29.13 -19.29 + 19.13
	= 13(19-29) = 13.(-10) = -130
Hoạt động 5 : Giải các bài toán điền số có suy luận cao 
Bài tập 113 :
Tìm tổng các số có thể được điền .
Tìm tổng các số trong một cột (một hàng ...)
Với cách đánh dấu như hình bên, ta có thể tìm ô nào trước . Cho biết kết quả .
Bài tập 121
 - Tích của ba ô liên tiếp bằng 120 nên các ô cách nhau 2 ô đều bằng nhau . Do đó , ta có thể điền được số nào vào các ô nào ?
- Từ bước đó ta có thể suy ra các số còn lại trong các ô bằng cách nào ? 
2
3
-2
-3
1
5
4
-1 
0
F
E
A
D
C
5
4
B 
0
Bài tập 113
Bài tập 121 :
A
B
6
C
D
E
F
G
H
-4
I
-4
B
6
-4
D
6
-4
G
6
-4
I
-4
5
6
-4
5
6
-4
5
6
-4
5
Hoạt động 6 : Dặn dò :
Học kỹ và thuộc các quy tắc , các tính chất và các khái niệm trong chương .
Làm các bài tập còn lại và hoàn thiên các bài tập đã sửa , đã hướng dẫn .
Làm thêm các bài tập 162 - 168 SBT Toán 6 tập I trang 75 - 76 .
Tiết sau : Kiểm tra cuối chương .
Tuần ngày soạn / / 2009
Tiết 68: Kiểm tra
I/ Mục tiêu
Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh về số nguyên, học sinh đẫ được học ở chương II.
Rèn luyện tính nghiêm túc trong kiểm tra
II/ Đề bài
Câu 1 : a) Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu .
Tính (- 15) + (-122) 
Câu 2 : Điền số vào chỗ trống ( ..... ) cho đúng .
* Số đối của - 7 là ........ ; * Số đối của - 7 là ......... ; * Số đối của 10 là .......... ; 
* 	* 	* 
Câu 4: Tìm số nguyên x biết 
a. 	b. 2.( x-3) -17 = 15
Câu 5: Cho biết câu sau là đúng hay sai
* a = -( - a)	..............	* Nếu b ẻ N* thì - b là số nguyên âm 	..............
Câu 6:
 a. Viết tập hợp các số nguyên là ước của 8 rồi tính tích của chúng .
b. Viết tập hợp M gồm các số nguyên x là bội của 3 biết -16 < x < 18 rồi tính tổng của chúng 
III/ Đáp án
Câu 1 : 	a) Phát biểu đúng 	0,75 điểm
	b) Tính đúng 	0,75 điểm .
Câu 2 :	Điền đúng mỗi chỗ trống (0,25đ)	1,5 điểm
Câu 3 :	Thực hiện đúng mỗi phép tính 1đ	2 điểm .
Câu 4 :	a) Thực hiện đúng mỗi trường hợp (0,75 đ)	1 điểm
	b) Tìm đúng giá trị x = 19	1 điểm .
Câu 5 :	Điền đúng nhận định mỗi câu 0,5 đ	1 điểm .
Câu 6 :	Viết đúng mỗi tập hợp 0,5 đ	1 điểm .
	Tính đúng giá trị yêu cầu 0.5 đ	1 điểm

File đính kèm:

  • docToan 6 Ky 2 0809.doc
Giáo án liên quan