Giáo án Đại số 10 - Bài 8: Một số phương trình và bất phương trình quy về bậc 2 (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Trần Bích Ngọc

Đặt vấn đề: “Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với dạng phương trình, bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một dạng phương trình, bất phương trình đặc biệt nữa. Vậy liệu cách giải có giống nhau không? Giải như thế nào? Khi giải cần lưu ý những gì? Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay, bài 8:Một số phương trình và bất phương trình quy về bậc hai”(tiết 2)

Hoạt động 1: Phương trình chứa ẩn trong dấu căn bậc hai. (18 phút)

GV giới thiệu dạng phương trình chứa căn cơ bản.

√A=B

H1: Nhận xét về dấu của vế trái?

H2: Để vế phải bằng vế trái thì điều kiện của B phải như thế nào?

H3: Hãy tiến hành bình phương hai vế.

GV chuẩn hóa, yêu cầu học sinh nêu cách giải dạng toán phương trình chứa căn thức:

√A=B

 GV hướng dẫn HS làm ví dụ 1.

H4: Điều kiện xác định của phương trình đã cho.

H5: Nghiệm của phương trình đã cho thỏa mãn điều kiện gì?

H6: Với điều kiện (1) và (2) thì phương trình đã cho tương đương với phương trình nào?

 GV chuẩn hóa,trình bày lại kết quả một cách hệ thống trở thành phương pháp giải.

 GV yêu cầu học sinh làm ví dụ 2 trong 5 phút, rồi gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 - Bài 8: Một số phương trình và bất phương trình quy về bậc 2 (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Trần Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	 Ngày soạn: 18/2/2016
Tiết: 	 Ngày giảng: 22/2/2016
§8. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH VÀ
BẤT PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ BẬC HAI
(Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
s Kiến thức: 
 Nắm vững cách giải một số phương trình và bất phương trình (quy về bậc hai) chứa ẩn trong dấu căn.
s Kĩ năng: 
Giải thành thạo các phương trình và bất phương trình (quy về bậc hai) chứa ẩn trong dấu căn.
s Thái độ: 
 Rèn luyện tư duy linh hoạt, biết cách đưa các bài toán cụ thể về các bài toán có dạng quen thuộc.
Cẩn thận chính xác khi lập luận, tính toán.
II/ TRỌNG TÂM:
Phương trình chứa ẩn trong dấu căn.
Bất phương trình chứa ẩn trong dấu căn.
III/ NỘI DUNG CẦN CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, phiếu học tập, thước thẳng, dụng cụ hỗ trợ dạy học,,
Học sinh: SGK, vở ghi, ôn lại kiến thức bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp.
IV/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: (1 phút) Sĩ số lớp học: .; hiện diện: .; vắng:  .
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
Nội dung ghi bảng
Đặt vấn đề: “Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với dạng phương trình, bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một dạng phương trình, bất phương trình đặc biệt nữa. Vậy liệu cách giải có giống nhau không? Giải như thế nào? Khi giải cần lưu ý những gì? Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay, bài 8:Một số phương trình và bất phương trình quy về bậc hai”(tiết 2)
Hoạt động 1: Phương trình chứa ẩn trong dấu căn bậc hai. (18 phút)
GV giới thiệu dạng phương trình chứa căn cơ bản.
A=B
H1: Nhận xét về dấu của vế trái?
H2: Để vế phải bằng vế trái thì điều kiện của B phải như thế nào?
H3: Hãy tiến hành bình phương hai vế.
GV chuẩn hóa, yêu cầu học sinh nêu cách giải dạng toán phương trình chứa căn thức: 
A=B
 GV hướng dẫn HS làm ví dụ 1.
H4: Điều kiện xác định của phương trình đã cho.
H5: Nghiệm của phương trình đã cho thỏa mãn điều kiện gì?
H6: Với điều kiện (1) và (2) thì phương trình đã cho tương đương với phương trình nào?
 GV chuẩn hóa,trình bày lại kết quả một cách hệ thống trở thành phương pháp giải.
 GV yêu cầu học sinh làm ví dụ 2 trong 5 phút, rồi gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
T1: Vế trái là một căn thức nên không âm.
T2: Điều kiện của B là B≥0.
T3: Bình phương hai vế ta có:
A=B2
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
HS thực hiện theo các hướng dẫn của giáo viên.
T4:3x2+24x+22≥0
(1)
T5: 2x+1≥0 (2)
T6: Bất phương trình đã cho tương đương
 3x2+24x+22
=(2x+1)2 (3)
HS lắng nghe và tự trình bày bài giải vào vở.
HS suy nghĩ làm bài, rồi lên bảng trình bày.
Phương trình, bất phương trình chứa ẩn trong dấu căn bậc hai.
Phương trình
Dạng 1:
A=B
⟺B≥0A=B2
Ví dụ áp dụng:
Vd1: Giải phương trình
3x2+24x+22=2x+1 
Giải:
Phương trình đã cho tương đương với hệ:
2x+1≥03x2+24x+22=(2x+1)2
⟺x≥12x2-20x-21=0
⟺x≥12x=-1∨x=21
 ⇔x=21
Nghiệm của phương trình đã cho là x=21
Vd2: Giải phương trình
2x2+4x-1=x+1
Giải:
Phương trình đã cho tương đương với hệ:
x+1≥02x2+4x-1=(x+1)2
⟺x≥-1x2-2x-2=0
⟺x≥-1x=-1+3 ∨x=-1-3
Nghiệm của phương trình đã cho là x=-1+3
Hoạt động 2: Bất phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bậc hai.
GV giới thiệu dạng bất phương trình chứa căn cơ bản.
A<B
H7: Biểu thức trong căn muốn xác định thì cần điều kiện gì?
H8: Vế trái là căn bậc hai, bắt buộc biểu thức B phải như thế nào?
H9: Bình phương hai vế của bất phương trình?
GV chuẩn hóa, yêu cầu học sinh nêu cách giải dạng toán phương trình chứa căn thức: 
A<B
GV hướng dẫn HS giải ví dụ 1.
H10: Điều kiện xác định của phương trình đã cho?
H11: : Nghiệm của phương trình đã cho thỏa mãn điều kiện gì?
H12: Với điều kiện (1) và (2) thì phương trình đã cho tương đương với phương trình nào?
GV chuẩn hóa,trình bày lại kết quả một cách hệ thống trở thành phương pháp giải.
GV yêu cầu học sinh làm ví dụ 2 trong 5 phút, rồi gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
T7: Muốn biểu thức trong căn xác định ta cần điều kiện A≥0
T8: Điều kiện của biểu thức B là B>0
T9: Bình phương hai vế của bất phương trình ta được:
A<B2
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
T10:
 x2-3x-10≥0 
(1)
T11: x-2>0
(2)
T12: Bất phương trình đã cho tương đương
x2-3x-10<(x-2)2
HS lắng nghe và tự trình bày bài giải vào vở.
HS suy nghĩ làm bài, rồi lên bảng trình bày.
b.Bất phương trình
Dạng 2:
A<B
⟺A≥0B>0A<B2
Ví dụ áp dụng:
Vd1:Giải bất phương trình
x2-3x-10<x-2
Giải:
Bất phương trình đã cho tương đương với hệ:
x2-3x-10≥0x-2>0x2-3x-10<(x-2)2
⟺x≤-2∨x≥5x>2x<14
⟺5≤x<14
Tập nghiệm của bất phương trình đã cho là 5;14)
Vd2: Giải bất phương trình
x2-2x-15<x-3
Giải:
Bất phương trình đã cho tương đương với hệ:
x2-2x-15≥0x-3>0x2-2x-15<(x-3)2
⟺x≤-3∨x≥5x>3x<6
⟺5≤x<6
Tập nghiệm của bất phương trình là 5;6)
Củng cố:
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
Nội dung ghi bảng
H13: Cách giải phương trình dạng 
A=B
H14: Cách giải bất phương trình dạng :
A<B
T13: 
A=B
⟺B≥0A=B2
T14: 
A<B
⟺A≥0B>0A<B2
Dặn dò (1 phút)
Xem lại các ví dụ và làm các bài tập 66, 67a, 67b.
Xem trước dạng tiếp theo của bất phương trình chứa căn.
V/ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
	Định Quán, ngàythángnăm 2016
Giáo viên hướng dẫn	Sinh viên thực tập
Bùi Quang Lâm	Trần Bích Ngọc

File đính kèm:

  • docxChuong_IV_8_Mot_so_phuong_trinh_va_bat_phuong_trinh_quy_ve_bac_hai.docx