Giáo án Đại lý 7 tiết 23: Môi trường đới lạnh

Gv dựa vào kiến thức môn Vật lí giải thích sự hình thành núi băng và băng trôi

HS QS một số hình ảnh núi băng và băng trôi

Gv trên vùng biển nhiều băng trôi như vậy họ dùng phương tiện gì để đi lại

Gv giới thiệu tàu phá băng

? Dựa vào thông tin đại chúng các em nghe thấy sự biến đổi khí hậu toàn cầu, điều đó tác động như thế nào tới băng ở 2 vùng cực. Liên hệ với Việt Nam

 

doc20 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 7 tiết 23: Môi trường đới lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục I
PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI
	- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Thái nguyên
	- Phòng giáo dục và đào tạo : Đồng Hỷ
	- Trường THCS Vân Hán
	- Địa chỉ: Phả Lý - Văn Hán - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
 Điện thoại:02803502588
 Email: C2vanhan.phongdhy@thainguyen.edu.vn
	- Thông tin về nhóm giáo viên: 
	1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
	Ngày sinh: 25/12/1984	 Môn : Địa Lí
Điện thoại: 01234 701 404 
 Email: honghanhvh84@gmail.com
	2. Họ và tên: Đinh Thị Châm
	Ngày sinh: 03/02/1982 	Môn : Mỹ Thuật
Điện thoại: 0123 6866 786
Email: chamdinh82@gmail.com
Phụ lục II
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
TÊN CHỦ ĐỀ:
Tích hợp kiến thức các môn: Toán, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân trong dạy học Địa lí lớp 7.
Tiết 23 - Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
Mục tiêu dạy học
*Về kiến thức:
- Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích một số đặc điểm cơ bản của đới lạnh.
- Biết được sự thích nghi của thực, động vật với môi trường đới lạnh.
* Về kĩ năng:
- Đọc bản đồ môi trường đới lạnh ở Bắc Cực và Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí.
- Giúp học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.
* Về thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thực, động vật.
- Bồi dưỡng HS thêm yêu thích môn học.
- Hình thành ý thức tham gia hoạt động và phát triển tư duy tìm kiếm, phát triển kĩ năng giao tiếp phản hồi lắng nghe, trình bày suy nghĩ khi làm việc nhóm. 
2. Đối tượng dạy học của bài học
- Đối tượng dạy học là học sinh lớp 7 trường THCS Vân Hán- Đồng Hỷ- Thái Nguyên.
+ Số lượng học sinh: 112 em
+ Số lớp thực hiện: 03 lớp
+ Khối lớp: 7
- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học:
 	Dự án mà chúng tôi thực hiện là một tiết trong chương trình Địa lí 7 nên có những thuận lợi trong quá trình thực hiện: Học sinh lớp 7 trong nhà trường rất ngoan, các em đã dần quen với cách học ở trường THCS, các em rất hứng thú với cách tiếp cận kiến thức mới. Kiến thức để vận dụng liên môn lại rất gần gũi các em các phép tính đơn giản của môn Toán các em đã được học ở lớp dưới, những kiến thức của môn Vật lí và Sinh học rất thực tế hay môn Giáo dục công dân vừa học ở lớp 7 nên các em rất nhớ và dễ dàng vận dụng nó để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.
 3. Ý nghĩa của dự án:
 Qua thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhóm giáo viên chúng tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Địa lí 7 năm học 2014 – 2015. 
- Đồng thời nhóm chúng tôi thấy rằng “Tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện việc vận dụng kiến thức môn Toán, Vật lí, Sinh học, Giáo dục công dân vào giảng dạy sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu rõ được những nét cơ bản nhất về đặc điểm môi trường đới lạnh và sự thích nghi của thực động vật với môi trường ở đới lạnh. Việc vận dụng kiến thức Sinh học, Giáo dục công dân sẽ giúp cho việc giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thực động vật ở môi trường đới lạnh nói riêng và môi trường khác nói chung một cách sâu sắc nhất.
* Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
4. Thiết bị dạy học, học liệu
+ Máy tính, máy chiếu.
+ Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực.
+ Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực.
+ Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở Hon-man.
+ Tranh ảnh về hiện tượng núi băng và băng trôi.
 + Hình ảnh về tàu phá băng, Đảo cờ ở Châu Nam Cực...
+ Tranh ảnh đài nguyên ở Bắc Âu và Bắc Mĩ.
+ Tranh ảnh về các loài động vật ở đới lạnh.
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
TIẾT 23 – BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết vị trí, giới hạn của môi trường đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích một số đặc điểm cơ bản của đới lạnh.
- Biết được sự thích nghi của thực động vật với môi trường đới lạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ môi trường đới lạnh ở Bắc Cực và Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí.
- Giúp học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.
 3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thực, động vật.
- Bồi dưỡng HS thêm yêu thích môn học.
- Hình thành ý thức tham gia hoạt động và có khả năng phát triển tư duy tìm kiếm, phát triển kĩ năng giao tiếp phản hồi lắng nghe, trình bày suy nghĩ khi làm việc nhóm. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
+ Máy tính, máy chiếu.
+ Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực.
+ Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực.
+ Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở Hon-man.
+ Tranh ảnh về hiện tượng núi băng và băng trôi.
 + Hình ảnh về tàu phá băng, Đảo cờ ở Châu Nam Cực...
+ Tranh ảnh đài nguyên ở Bắc Âu và Bắc Mĩ.
+ Tranh ảnh về các loài động vật ở đói lạnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
7A........................................................
7B........................................................
7C........................................................
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm môi trường hoang mạc.
Trả lời: 
Vô cùng khô hạn do lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi rất cao.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn
Phần lớn bề mặt hoang mạc là cát, sỏi đá
Thực động vật rất ít, dân cư thưa thớt, tập trung ở các ốc đảo.
3. Bài giảng
Vào bài: Gv chiếu hình ảnh Chim cánh cụt, Hải cẩu, biển băng.
Gv đặt câu hỏi: em cho biết những hình ảnh trên thường thấy ở đâu, hình ảnh đó gợi cho em điều gì?
Gv vào bài: vậy môi trường đới lạnh có những đặc điểm gì, tại sao lại gọi là đới lạnh và các loài động thực vật trên thích nghi bằng cách nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1: Đặc điểm của môi trường
*Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được giới hạn của môi trường đới lạnh.
- Học sinh phân tích được biểu đồ nhiệt độ lượng mưa từ đó nắm được đặc điểm cơ bản về khí hậu môi trường đới lạnh.
- Biết được hiện tượng núi băng và băng trôi, so sánh sự khác nhau.
- Liên hệ được tình trạng nóng lên của khí hậu ảnh hưởng như thế nào.
*Hoạt động: cá nhân/nhóm bàn
* Vận dụng kiến thức liên môn: môn Toán, Vật lí
+ Kiến thức môn Toán: Vận dụng kiến thức môn Toán học sinh quan sát biểu đồ nhiệt độ lượng mưa đo tính được nhiệt độ tháng thấp nhất, tháng cao nhất, biên độ dao động nhiệt, tháng có lượng mưa thấp nhất, cao nhất, độ dài của mùa... Từ các phép tính cơ bản học sinh lấy kết quả dữ liệu từ đó các em sẽ kết luận được về đặc điểm khí hậu ở đới lạnh.
+ Kiến thức môn Vật lí: Vận dụng kiến thức môn Vật lí về “sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí’’ học sinh giải thích được hiện tượng mưa tuyết, bề mặt đóng băng, biển băng, băng trôi, núi băng, băng tan ở hai cực, hiện tượng trái đất nóng lên. Từ đó học sinh thấy được điều kiện cơ bản để đới lạnh có các hiện tượng trên là do nhiệt độ không khí rất thấp, học sinh ý thức được sự biến động khí hậu toàn cầu ảnh hưởng, đe dọa đến cuộc sống của con người, học sinh liên hệ được với Việt Nam. Hình thành nên ý thức cần phải bảo vệ môi trường.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Gv chiếu lược đồ 
+ Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực
+ Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực
GV lưu ý cho học sinh các chú giải trên lược đồ
? Xác định ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.
? Cho biết sự khác nhau của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.
- Vị trí: nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Gv chiếu lược đồ khí hậu ở Hon-man, Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực
Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa trạm Hon-man
Lược đồ môi trường đới lạnh ở Bắc cực
GV xác định vị trí Hon-man trên lược đồ.
Quan sát lược đồ
Thảo luận nhóm: 3 nhóm - Thời gian: 5’
Liên môn với môn Toán, học sinh đo tính nhiệt độ, lượng mưa, độ dài của mùa điền vào nội dung bảng nhóm.
Nhiệt độ(00c)
Lượng mưa(mm)
Độ dài của mùa
(tháng)
Đặc điểm chung của môi trường
Trung bình năm
Trung bình năm
Mùa đông
Nhiệt độ thấp nhất
Tháng mưa thấp nhất
Mùa đông
Nhiệt độ cao nhất
Tháng mưa cao nhất
Biên độ dao động nhiệt
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình
HS nhóm 1 báo cáo kết quả làm việc nhóm
HS nhóm 2 báo cáo kết quả làm việc nhóm
GV chiếu kết quả, các nhóm xen kẽ đối chiếu nhau với kết quả của GV.
HS quan sát hình ảnh núi băng và băng trôi
? So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi 
Gv liên hệ kiến thức môn Vật lí giải thích hiện tượng mưa tuyết.
Gv dựa vào kiến thức môn Vật lí giải thích sự hình thành núi băng và băng trôi
HS QS một số hình ảnh núi băng và băng trôi
Gv trên vùng biển nhiều băng trôi như vậy họ dùng phương tiện gì để đi lại
Gv giới thiệu tàu phá băng
? Dựa vào thông tin đại chúng các em nghe thấy sự biến đổi khí hậu toàn cầu, điều đó tác động như thế nào tới băng ở 2 vùng cực. Liên hệ với Việt Nam
Trái đất nóng lên băng ở hai cực tan ra, nước dâng lên làm mất nhiều diện tích đồng bằng trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, nếu băng ở cực tan ra chúng ta sẽ mất nhiều đất.
Liên hệ với môn GDCD giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.
Gv: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới, bề mặt chủ yếu là băng tuyết. Nhưng con người ở các quốc gia trên thế giới đã đặt chân đến đây.
? Người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Châu Nam Cực là ai.
HS xem hình ảnh Đảo cờ ở Châu Nam Cực
Đặc điểm môi trường
- Vị trí: nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Khí hậu:
+ Khí hậu vô cùng lạnh lẽo
+ Mùa đông rất dài, rất lạnh, nhiệt độ trung bình dưới -100c
+ Mùa hạ ngắn(2-3 tháng), nhiệt độ tăng dần nhưng không quá 100c
+ Lượng mưa trung bình năm thấp và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2:
Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường
*Mục tiêu: Học sinh nắm
Sự thích nghi của thực vật, động vật với đới lạnh.
Ở đới lạnh động vật phong phú và sinh động hơn thực vật.
Hoạt động: cá nhân
*Vận dụng kiến thức môn Sinh học, môn Giáo dục công dân:
*Kiến thức môn Sinh học: Giải thích sự thích nghi của thực vật bằng cách rút ngắn thời gian sinh trưởng cho phù hợp với mùa hè, cây thấp lùn, sống trong thung lũng chống bão tuyết, thưc vật chủ yếu là rêu và địa y. Lá của cây thường có màu sẫm để tăng khả năng quang hợp cho cây.
Giải thích sự thích nghi của động vật: có lớp lông dày, lớp mỡ dày, bộ lông không thấm nước, sống thành bày đàn, di cư...
*Kiến thức môn GDCD: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV chiếu hình 21.6 và 21.7
? Nêu định nghĩa đài nguyên
? Nhận xét đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Mĩ và Bắc Âu
- Chủ yếu là rêu và địa y..ít về số lượng, số loài và chỉ phát triển vào mùa hạ
? Vì sao thực vật ở đây thấp còi, lá thường có màu sẫm
Liên hệ kiến thức môn Sinh học giải thích
? Dựa vào sự hiểu biết em hãy kể tên một số loài động vật sống ở đới lạnh
Hình ảnh một số loài động vật ở đới lạnh
Tuần lộc
Gv chiếu hình một số động vật điển hình ở đới lạnh
? Động vật ở đây thích nghi bằng cách nào
- Lớp mỡ dày, lớp lông dày
- Bộ lông không thấm nước
- Sống đông thành đàn để sưởi ấm cho nhau....
Liên hệ môn sinh: động vật biến đổi cơ thể cho phù hợp với môi trường sống
GV động vật ở đới lạnh có giá trị kinh tế cao: lấy lông, lấy da, thịt, mỡ.. vì vậy hiện nay đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ tuyệt chùng một số loài
Liên hệ môn GDCD: giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường
+ Thực vật: Chủ yếu là rêu và địa y..ít về số lượng, số loài và chỉ phát triển vào mùa hạ
+ Động vật: Tuần lộc, chim cánh cụt...Chúng thích nghi với khí hậu đới lạnh nhờ có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước. Một số động vật di cư để tránh mùa đông lạnh, số khác lại ngủ đông. 
Củng cố
 ? Vì sao gọi đới lạnh là hoang mạc lạnh của thế giới
Dặn dò: 
 Học bài, làm bài tập trong tập bản đồ
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra đánh giá học sinh bằng một bài kiểm tra trong vòng 15 phút với nội dung câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm môi trường đới lạnh?
Câu hỏi 2: Động vật ở đới lạnh thích nghi với môi trường như thế nào?
 7. Các sản phẩm của học sinh: 
- Học sinh trong quá trình hoạt động nhóm sôi nổi, có ý thức tham gia hoạt động và có khả năng phát triển tư duy tìm kiếm và sử lí thông tin vận dụng kiến thức môn học khác vào giải quyết bài tập nhóm, phát triển kĩ năng giao tiếp phản hồi lắng nghe, trình bày suy nghĩ khi làm việc nhóm 
* Hình ảnh hoạt động nhóm của học sinh.
- Bài kiểm tra của học sinh sau khi học xong tiết 23- bài 21: Môi trường đới lạnh. Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy học sinh đã nắm được đặc điểm môi trường đới lạnh, sư thích nghi của thực, động vật với môi trường. Giải thích được một số đặc điểm của môi trường, giải thích được vì sao thực vật và động vật vẫn sống được trong môi trường lạnh giá như vậy.
* Hình ảnh một số bài kiểm tra của học sinh
* Kết quả tổng hợp bài viết của học sinh
Lớp
Điểm 9.10
Điểm 7.8
Điểm 5.6
Điểm dưới trung bình
7A
10
15
8
2
7B
9
16
10
3
7C
8
12
13
6
Tổng 112 em
27
24%
43
38%
31
27,5%
11
10,5%
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể là dự án của chúng tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Địa lí 7 học kì I năm học 2014 - 2015 đã đạt được kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện tiếp dự án này vào học kỳ II của năm học 2014 - 2015 đối với học sinh lớp 8,9 và sẽ nghiên cứu tiếp các dự án đối với những môn học khác để giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.
Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tôi mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để chúng tôi hoàn thiện hơn dự án này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 Văn Hán, ngày 01 tháng 12 năm 2014
 Giáo viên
 Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đinh Thị Châm
BÀI DỰ THI CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
CHỦ ĐỀ DỰ THI
TÍCH HỢP KIẾN THỨC KHOA HỌC
GIẢNG DẠY BÀI “ MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH ” 
Lĩnh vực: Địa lí
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỒNG HỶ
TRƯỜNG THCS VÂN HÁN
 ĐỊA CHỈ: Phả Lý - Văn Hán - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
	 ĐIỆN THOẠI: 0280.3502588:
 EMAIL: C2vanhan.phongdhy@thainguyen.edu.vn
 	 Họ và tên nhóm giáo viên:	
 1. Họ và tên: Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
 Điện thoại: 01234 701 404 
 Email: honghanhvh84@gmail.com
	 2. Họ và tên: Đinh Thị Châm
	 Điện thoại: 0123 6866 786
 Email: chamdinh82@gmail.com
Năm 2014

File đính kèm:

  • docBai_21_Moi_truong_doi_lanh_20150726_024137.doc