Giáo án Đại lý 6 tiết 6: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Hoạt động 1. (17)

- GV cho HS quan sát một số bản đồ có các kí hiệu khc nhau như : Sông, biển, cảng, đường tàu, thành phố . và so sánh với tranh ảnh về các đối tượng đó.

- Yu cầu HS nhận xt về cc kí hiệu ny.

- GV chuẩn kiến thức ( Kí hiệu có nhiều dạng và có tính quy ước ).

? Kí hiệu bản đồ là gì?

TL: Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.

? Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào ?

 TL: Kí hiệu điểm, đường, diẹn tích.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 6: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 - Tiết 6 
 KÍ HIỆU BẢN ĐỒ.
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ.
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức: 
 - HĐ1: HS biết kí hiệu bản đồ, đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.
 - HĐ2: Trình bày được các cách biểu hiện độ cao trên địa hình.
 1.2. Kỹ năng:
 - HĐ1: Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải.
 - HĐ2: Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhĩm và khai thác tri thức từ tranh ảnh, bản đồ.
 1.3. Thái độ: 
 -HĐ1: HS cĩ ý thức khám phá khoa học.
 -HĐ2: Cĩ thái độ học tập đúng đắn để áp dụng vào trong cuộc sống.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 - Các loại kí hiệu bản đồ.
 - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1.Giáo viên: Hình vẽ 14, 15 SGK + Bản đồ nước CHXHCNVN 
 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa + tập bản đồ. 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’)
 6A1:.................................................... 6A2:.....................................................
 6A3:.................................................... 6A4:.....................................................
 6A5:.................................................... 
 4.2.Kiểm tra miệng: (4’) 
 ? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta phải dựa vào đâu? Dựa vào bản đồ VN em hãy cho biết nước ta tiếp giáp nước nào và biển nào? (8 đ)
 - Muốn xác định ph.hướng trên b.đồ ta phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến:
 + Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam.
 + Bên phải vĩ tuyến chỉ hướng Đông, bên trái chỉ hướng Tây.
 - Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đĩ tìm các hướng cịn lại.
 * VN: Bắc giáp Trung Quốc; Tây giáp Lào & CPC; Đơng và Nam giáp biển Đơng.
 ? Trình bày nội dung bài học hơm nay? (2đ)
 - Tìm hiểu bài 5: “ Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.”
 - Bài gồm 2 phần: Các loại kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
4.3. Tiến trình bài học: (33’)
 * GT bài: Khi vẽ bản đồ, các nhà địa lí đã dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Vậy kí hiệu bản đồ cĩ đặc điểm gì? Trên bản đồ cĩ bao nhiêu loại kí hiệu thì chúng ta tìm hiểu qua bài học hơm nay.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Hoạt động 1. (17’)
- GV cho HS quan sát một số bản đồ cĩ các kí hiệu khác nhau như : Sông, biển, cảng, đường tàu, thành phố ... và so sánh với tranh ảnh về các đối tượng đó. 
- Yêu cầu HS nhận xét về các kí hiệu này.
- GV chuẩn kiến thức ( Kí hiệu cĩ nhiều dạng và cĩ tính quy ước ).
? Kí hiệu bản đồ là gì?
TL: Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.
? Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào ? 
 TL: Kí hiệu điểm, đường, diẹân tích.
*GV:-Kí hiệu điểm thể hiện vị trí các đối tượng cĩ diện tích nhỏ như sân bay, cảng biển
- Kí hiệu đường thể hiện các đối tượng phân bố theo chiều dài là chính như : sông ngòi, đường biên giới, đường giao thông. 
- Kí hiệu diện tích thể hiện các đối tượng phân bố theo diện tích lãnh thổ rộng như rừng, diện tích trồng lúa, trồng cây CN, NN
* GV yêu cầu HS quan sát H.14 SGK /18 và tổ chức cho 2 nhĩm HS tham gia trị chơi tìm đối tượng thể hiện kí hiệu điểm hoặc kí hiệu đường ( TG: 1’ 30’’) 
? Dựa vào H.15 SGK hãy kể một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
TL: 
? Hãy cho biết kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện điều gì ? 
 TL: Dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm ...của các đối tượng địa lý được đưa lên bản đồ. 
? Muốn hiểu được các kí hiệu trên bản đồ chúng ta phải xem kỹ phần nào?
 TL: bảng chú giải
? Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
 TL: Giúp chúng ta hiểu nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. 
Hoạt động 2. (16’)
- GV cho HS phân tích bản đồ tự nhiên VN và giải thích biểu hiện độ cao về màu sắc. 
? Hãy cho biết độ cao của địa hình trên bản đồ được thể hiện như thế nào? 
 TL:
? Thế nào là đường đồng mức?
 TL: - Đường đồng mức là đường nối những điểm cĩ cùng 1 độ cao.
- Quan sát H 16 Núi được cắt ngang.
? Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m?
 TL: 100m.
? Quan sát sườn phía đông và sườn phía tây sườn nào có độ dốc lớn hơn?
 TL: Sườn núi phía tây có độ dốc lớn hơn, hay đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn.
? Vậy các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình như thế nào?
 TL: Đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
? Trong bản đồ địa lí tự nhiên thế giới,( châu lục) độ cao địa hình thể hiện như thế nào?
 TL: Bằng thang màu.
- Giáo viên giới thiệu độ cao:
 + 0 – 200 m màu xanh lá cây.
 + 200 – 500 m màu vàng hay hồng nhạt.
 + 500 – 1000 m màu đỏ.
 + > 2000 m màu nâu.
1. Các loại kí hiệu bản đồ:
- Có 3 loại kí hiệu thường dùng: + Kí hiệu điểm
+ Kí hiệu đường.
+ Kí hiệu diẹân tích.
- Có 3 dạng kí hiệu: 
+ Kí hiệu hình học.
+ Kí hiệu chữ.
+ Kí hiệu tượng hình.
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ:
- Độ cao của địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng:
 . Thang màu
 . Đường đồng mức
 4.4. Tổng kết: (5’)
 + Hãy kể tên các loại kí hiệu bản đồ? Trình bày bằng sơ đồ Grap.
 - Các loại kí hiệu thường dùng là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diẹân tích.
 - Có 3 dạng kí hiệu thường được sử dụng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
 + Chọn ý đúng: Những đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình:
 @. càng dốc. 
 b. càng thoảiù. 
 c. bằng phẳng
 + Hướng dẫn làm tập bản đồ bài 1
 - 1 HS đứng nêu bài làm của mình và cả lớp cùng theo dõi.
 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học: (2’)
 + Đối với bài học ở tiết học này:
 - Học bài và hoàn thành bài tập bản đồ.
 + Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài : “ Ơn tập”
 * Lưu ý: Xem kĩ lại phần xác định phương hướng, tính tỉ lệ, tìm toạ độ địa lí..
5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docBai_5_Ki_hieu_ban_do_Cach_bieu_hien_dia_hinh_tren_ban_do_20150726_023523.doc