Giáo án Đại lý 6 tiết 31: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp ( khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao ( khí hậu ôn đới)

- Các vùng biển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vĩ độ cao (vùng cực) chảy về vùng vĩ độ thấp ( khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới .

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 31: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
THỰC HÀNH
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA 
CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG
Tiết 31
Ngày dạy: 
1. MỤC TIÊU : 
1.1) Kiến thức: 
- HS biết xác định vị trí dòng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ . Rút ra nhận xét về hướng chảy của dòng biển nóng , lạnh trên đại dương thế giới .
- Hiểu được moiá quan hệ giữa dòng biển nóng lạnh với khí hậu nơi chúng chảy qua . Kể tên một số dòng biển chính.
1.2) Kĩ năng : 
- HS thực hiện được : Xác định một số dòng biển chính 
- HS thực hiện thành thạo : nhận định vai trò của dòng biển đến nơi chúng đi qua.
1.3) Thái độ : 
- Thói quen : Giáo dục học sinh nhận rõ tầm quan trọng của dòng biển nóng và lạnh.
- Tính cách : có ý thức bảo vệ môi trường.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP : THỰC HÀNH 
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Bản đồ một số dòng biển trong đại dương , Hình 65 SGK phóng to
3.2.Học sinh : Chuẩn bị trước ở nhà
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kiểm tra miệng :
1) Nước biển và đại dương có những hình thức chuyển động nào ? Độ muối trung bình của biển và đại dương là bao nhiêu ? giải thích con số đó ?(8đ)
2) Nêu nội dung em chuẩn bị ở bài mới ? ( 2đ)
ĐÁP ÁN :
1)Có 3 hình thức chuyển động : sóng, thủy triều, các dòng biển.
- Độ muối trung bình của biển và đại dương là 35%. Con số này có nghĩa là nếu ta lấy 1000g nước biển đun sôi cuối cùng ta thu được 35g muối.
2)Tùy theo sự chuẩn bị của học sinh mà giáo viên linh động ghi điểm .
4.3.Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Bài tập 1
+ Từ bản đồ tự nhiên thế giới cho học sinh xác định vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở hai nửa cầu.
GV giới thiệu các hải lưu trên bản đồ học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
Bài tập 1: nhóm 1 , 2 , 3( nhóm 2 trình bày bảng cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung) 
(?) Xác định các dòng biển nóng và lạnh trong hai đại dương : Thái Bình Dương , Đại Tây Dương .
( dòng nóng màu đỏ , dòng lạnh màu xanh)
(?) Các dòng biển nóng , lạnh ở hai nủa cầu xuất phát từ đâu ? Hướng chảy thế nào ?
- Rút ra nhận xét chung .
- Học sinh làm việc rồi trình bày trên bản đồ.
- GV nhận xét , chuẩn xác kiến thức bài tập 1.
Đại dương
Hải lưu 
Bắc bán cầu
Nam bán cầu
Tên hải lưu
Vị trí – hướng chảy
Tên
Vị trí – hướng chảy
Thái Bình 
Dương 
Nóng 
Cưrôsiô
Alaxca
- Từ vị trí xích đạo lên Đông Bắc .
- Từ vị trí xích đạo lên Tây Bắc .
Đông Úc.
Từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam .
Lạnh 
Cabi Perinia
Ôriasiô.
40oB chảy về xích đạo
Bắc Băng Dương chảy về ôn đới 
Pêru(Tây Nam Mĩ)
Từ phía Tây Nam (600N) chảy lên xích đạo 
Đại Tây Dương 
Nóng
Guyan
Gơnxtrim
Bắc xích đạo 30o 
Từ chí tuyến Bắc – Bắc Âu ( Đông Bắc Mĩ)
Braxin 
Xích đạo – Nam 
Lạnh
Labrađô
Canari
Bắc – 40 0 Bắc 
400 B – 300B 
Benghila
(Tây Nam Phi)
Phía Nam – xích đạo
+ GV kết luận : 
Hoạt động 2: Bài tập 2, 15 phút :
GV hướng dẫn học sinh trả lởi câu hỏi dựa vào lực đồ hình 65 .
Nhóm : 4 , 5 , 6 thảo luận, nhóm 4 cử đại diện trình bày các nhóm còn lại theo dõi góp ý bổ sung .
(?) Vị trí 4 điểm nằm ở vĩ độ nào?
- Đánh dấu 4 địa điểm từ phải sang trái theo thứ tự A , B , C , D . Địa điểm nào gần biển nóng ( tên ) , địa điểm nào gần biển lạnh ( tên dòng biển )
(?) Địa điểm gần dòng nóng A , B có nhiệt độ là bao nhiêu ?
(?) Địa điểm gần dòng nóng C , D có nhiệt độ là bao nhiêu ?
+ Rút ra kết luận về ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu vùng ven biển chúng chảy qua.
* Kết luận : Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp ( khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao ( khí hậu ôn đới)
- Các vùng biển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vĩ độ cao (vùng cực) chảy về vùng vĩ độ thấp ( khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới .
- Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn.
- Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn vùng vĩ độ.
+ Nắm vững quy luật của hải lưu có ý nghĩa rất to lớn trong việc vận tải biển , phát triển nghề cá , củng cố quốc phòng .
+ Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường hình thành ngư trường nổi tiếng thề giới.
4.4. Tổng kết :
Nhận xét hướng chảy của các dòng biển nóng , lạnh trên thế giới?
- các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp ( khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao ( khí hậu ôn đới)
- Các vùng biển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vĩ độ cao (vùng cực) chảy về vùng vĩ độ thấp ( khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới .
Nhận xét về ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu vùng ven biển chúng chảy qua?
- Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn.
- Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn vùng vĩ độ.
4.5. Hướng dẫn học tập :
-Đối với bài học này : xem lại bài học .
-Đối với bài học sau : Xem lại các bài đã học tiết sau ôn tập.
5.PHỤ LỤC :

File đính kèm:

  • docBai_25_Thuc_hanh__Su_chuyen_dong_cua_cac_dong_bien_trong_dai_duong_20150726_023345.doc
Giáo án liên quan