Giáo án Đại lý 6 tiết 26: Các đới khí hậu trên trái đất

Nhấn mạnh : ngày 21/3 mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo, đến 22/6 chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc. Ngày 23/9 mặt trời lại trở về chiếu thẳng góc vào xích đạo, ngày 22/12 chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam. Như vậy là trong 1 năm, mặt trời có 2 lần chiếu thẳng góc vào xích đạo, 1 lần vào chí tuyến Bắc và 1 lần vào chí tuyến Nam.

?Trên bề mặt Trái Đất có mấy vòng cực? xác định vị trí của các vòng cực trên hình vẽ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 26: Các đới khí hậu trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27:
Tiết 26: 
Ngày dạy: 
 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT 
1. MỤC TIÊU: 
1.1) Kiến thức: 
- Học sinh biết được vị trí và đặc điểm của các đường chí tuyến và vùng cực trên bề mặt Trái Đất.
-Hiểu được sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. Nắm vị trí và hiểu được đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất.
1.2.) Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được : Trình bày được vị trí và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất.
- Học sinh thực hiện thành thạo : khai thác kiến thức từ tranh ảnh
1.3)Thái độ:
- Thói quen : Qua tìm hiểu các đới khí hậu trên Trái Đất, học sinh biết liên hệ đến đặc điểm khí hậu của nước ta và của tỉnh Tây Ninh.
-Tính cách : giáo dục học sinh yêu thích học tập bộ môn.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
+ Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất
+ Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu
3. CHUẨN BỊ : 
3.1.Giáo viên : Tranh các đới khí hậu, bảng phụ. 
3.2.Học sinh : Tập bản đồ, xem và chuẩn bị các nội dung đã dặn ở tiết trước .
4. TIẾN TRÌNH :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kiểm tra miệng :
1) Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây mưa ? Nêu cách tính lượng mưa trung bình năm của một địa phương ?(8đ).
2) Nêu nội dung em chuẩn bị ở bài mới?( 2đ)
ĐÁP ÁN :
1) Không khí bão hoà, hơi nước gặp lạnh do bốc lên cao hoặc khối khí lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ sinh ra hiện tượng mây mưa.
 - Ta lấy lượng mưa của nhiều năm cộng lại rồi chia cho số năm.
2)Tùy theo sự chuẩn bị của học sinh mà giáo viên linh động ghi điểm .
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất, 10 phút :
- Các chí tuyến và vòng cực là phần kiến thức mà chúng ta đã tìm hiểu từ các bài trước.
? Nhắc lại trên bề mặt Trái Đất có mấy chí tuyến? Đó là những chí tuyến nào ?( 2, chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam).
- Cho học sinh xác định vị trí của 2 chí tuyến trên hình vẽ.
?Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ độ nào?
? Chí tuyến Nam nằm ở vĩ độ nào?
? Tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vào các ngày nào ?
Nhấn mạnh : ngày 21/3 mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo, đến 22/6 chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc. Ngày 23/9 mặt trời lại trở về chiếu thẳng góc vào xích đạo, ngày 22/12 chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam. Như vậy là trong 1 năm, mặt trời có 2 lần chiếu thẳng góc vào xích đạo, 1 lần vào chí tuyến Bắc và 1 lần vào chí tuyến Nam.
?Trên bề mặt Trái Đất có mấy vòng cực? xác định vị trí của các vòng cực trên hình vẽ?
- Nhấn mạnh: Các vòng cực là giới hạn của khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.
? Người ta dựa vào các chí tuyến và các vòng cực để làm gì ?
Hoạt động 2: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ, 20 phút :
 ? Sự phân hóa khí hậu trên Trái Đất phụ thuộc vào những nhân tố cơ bản nào? Nhân tố nào là quan trọng nhất ? vì sao ?
 + Vĩ độ (quan trọng nhất )
 + Biển và lục địa
 + Hoàn lưu khí quyển.
- Sự phân chia các đới khí hậu theo vĩ độ là cách phân chia đơn giản .
?Dựa vào vĩ độ, khí hậu trên Trái Đất được chia làm mấy đới ?( 5đới)
?Kể tên 5 đới khí hậu trên Trái Đất ?
1 đới nóng
2 đới ôn hòa (ôn đới)
2đới lạnh (hàn đới)
? Đới nóng được giới hạn từ đâu đến đâu? Góc chiếu và thời gian chiếu sáng của mặt trời như thế nào ?nhiệt độ? Lượng mưa? Gió thổi thường xuyên của đới này ?
 - Học sinh trả lời.
 - Giáo viên chốt lại, thể hiện nội dung trên bảng phụ (Gv kẻ sẳn).
+ GV chia 4 nhóm thảo luận : 5 phút 
Nhóm 1 , 2 : 
? Quan sát hình 58 sgk hoặc hình vẽ trên bảng và cho biết : 
+Giới hạn , đặc điểm của 2 đơiù ôn hòa?
Nhóm 3 , 4 : 
? Quan sát hình 58 sgk hoặc hình vẽ trên bảng và cho biết : 
+Giới hạn , đặc điểm của 2 đơiù lạnh ?
- Đại diện nhóm 1, 3 ghi kết quả vào bảng phụ.
- Nhóm 2,4 nhận xét .
- Giáo viên nhận xét, chốt nội dung:
-Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về động vật và thực vật ở các đới khí hậu . 
1. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất:
- Chí tuyến Bắc : 23027’B
- Chí tuyến Nam : 23027’N 
- Vòng cực Bắc : 66033’B
- Vòng cực Nam :66033’N
- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới để phân chia các vành đai nhiệt trên Trái Đất.
2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu.
a) Đới nóng( nhiệt đới):
- Giới hạn :Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
-Đặc điểm : Góc chiếu lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít . Nóng quanh năm . Gió thổi thường xuyên là Tín phong. Lượng mưa lớn trung bình 1000mm – 2000mm.
b) Hai đới ôn hoà ( ôn đới):
- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
-Đặc điểm :Lượng nhiệt trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình 500mm – 1000mm.
c) Hai đới lạnh( Hàn đới):
 -Giới hạn: từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc, Nam.
- Đặc điểm : khí hậu giá lạnh có băng tuyết quanh năm. Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình ít dưới 500mm.
? Nước ta nằm trong đới khí hậu nào? Nhận xét gì về số lượng động vật và thực vật ở nước ta ?( nằm trong đới nhiệt đới, thực vật và động vật phong phú, đa dạng)
? Vì sao sinh vật ở nước ta lại phát triển đa dạng, phong phú?( vì có nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn rất thích hợp cho sinh vật phát triển).
- Nhấn mạnh : ngoài 5 đới trên, trong các đới người ta còn phân ra một số đới có phạm vi hẹp hơn, có tính chất riêng biệt về khí hậu như : xích đới nằm gần đường xích đạo, cận nhiệt đới nằm gần đường chí tuyến.
4.4.Tổng kết :
1)Trên bề mặt Trái Đất có mấy chí tuyến ? Mấy vòng cực? Cho học sinh ghi số độ và xác định các chí tuyến, các vòng cực vào hình vẽ sau :
 Cực Bắc
	 6606 00
 Cực Nam
2)Người ta dựa vào các chí tuyến và các vòng cực để làm gì ? 
 - Để phân chia các vành đai nhiệt trên Trái Đất.
3)Hãy nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải sao cho phù hợp:
CÁC ĐỚI KHÍ HÂU
ĐẶC ĐIỂM 
1. Đới nóng (nhiệt đới)
a.
- Từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc, Nam.
- Khí hậu giá lạnh có băng tuyết quanh năm. Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình ít dưới 500mm.
2.Đới ôn hòa(ôn đới)
b.
- Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Góc chiếu lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít . Nóng quanh năm . Gió thổi thường xuyên là Tín phong. Lượng mưa lớn trung bình 1000mm – 2000mm.
3. Đới lạnh (hàn đới )
c.
- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- Lượng nhiệt trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình 500mm – 1000mm
 ĐÁP ÁN : 1b; 2c; 3a
4) Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?(nhiệt đới).
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này : Học bài, hoàn thành bài tập bản đồ, thiết lập sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài vừa học.
*Đối với bài học sau : Xem lại nội dung các bài vừa học để tiết sau ôn tập (từ bài 15 đến bài 22).
5. PHỤ LỤC:
- Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tài liệu SGV Địa lý 6
- Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 6

File đính kèm:

  • docBai_22_Cac_doi_khi_hau_tren_Trai_Dat_20150726_023406.doc