Giáo án Đại lý 6 tiết 2: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất

-Trong sự tích Bánh chưng, bánh dày, ngườixưa quan niệm Trái Đất có hình gì?

GV: Thế kỉ XVII, hành trình vòng quanhTrái Đất của Ma-zen-lăng trong 1083 ngày,

loài người đã có câu trả lời về hình dạng củaTrái Đất.

HS quan sát quả Địa cầu.

-Trái đất có hình gì?

GV: lưu ý sự khác nhau giữa hình tròn vàhình cầu.

pdf3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 2: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý 6 GV: Mai Thị Tuyết Mai
Trường THCS hồng Dương T 1 
Ngày soạn:22/8/2010 
Chương 1: TRÁI ĐẤT 
Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT 
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 
1/ Kiến thức: 
- Nắm được các hành tinh trong hệ Mặt trời, biết 1 số đặc điểm của hành tinh 
Trái đất như: Vị trí, 
- Hiểu 1 số khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, biết 
được công dụng của chúng. 
2/ Kĩ năng: Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu 
Nam. 
II. Thiết bị dạy học : 
- Quả địa cầu 
- Tranh hệ Mặt trời. 
- Lưới kinh, vĩ tuyến. 
III. Hoạt động dạy và học: 
1- Ổn định tổ chức 
2-Kiểm tra bài cũ 
+ Chương trình Địa lý 6 cung cấp cho các em những vấn đề gì? 
+Nêu phưong pháp học môn Địa lý ? 
. 
3-Bài mới. 
Họat động của GV và HS Nội dung bài học 
HĐ1: cá nhân 
GV giới thiệu khái quát hệ Mặt trời. 
MR: người tìm ra hệ Mặt trời: Ni-cô-lai Cô-
pec-nic (1473-1543): bác bỏ thuyết “Địa tâm 
hệ”, xây dựng thuyết “Nhật tâm hệ”. 
Quan sát H1.1. 
-“Hệ Mặt Trời” là gì? 
GV: “Hành tinh”: là những thiên thể quay 
xung quanh Mặt trời. 
-Trong hệ Mặt trời có mấy hành tinh? Kể 
tên? 
( Diêm Vương không phải là hành tinh) 
-Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa 
dần hệ Mặt trời? 
-Ý nghĩa của vị trí thứ 3? 
-Vì sao Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống 
trong Hệ Mặt Trời? khoảng cách từ Trái đất 
đến Mặt trời khoảng 150 triệu km2 
MR: 5 hành tinh Thuỷ, Kim, Mộc, Hỏa, Thổ 
được quan sát bằng mắt thường từ thời cổ 
đại. Khi bắt đầu có kính thiên văn (năm 
1781), phát hiện ra các hành tinh còn lại. 
-Ngoài những hành tinh trên, trong hệ Mặt 
trời còn có những thiên thể nào? Mặt 
1. Vị trí của Trái đất trong hệ mặt 
trời 
-Có 8 hành tinh quay xung quanh 
Mặt trời → gọi là Hệ Mặt Trời. 
-Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 và là nơi 
duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt 
Trời. 
Địa lý 6 GV: Mai Thị Tuyết Mai
Trường THCS hồng Dương T 2 
Trăng, sao Bắc Đẩu 
GV lưu ý các thuật ngữ: Mặt trời, hệ Ngân 
Hà. 
HĐ2: 
-Trong sự tích Bánh chưng, bánh dày, người 
xưa quan niệm Trái Đất có hình gì? 
GV: Thế kỉ XVII, hành trình vòng quanh 
Trái Đất của Ma-zen-lăng trong 1083 ngày, 
loài người đã có câu trả lời về hình dạng của 
Trái Đất. 
HS quan sát quả Địa cầu. 
-Trái đất có hình gì? 
GV: lưu ý sự khác nhau giữa hình tròn và 
hình cầu. 
-Hình dạng thực tế của Trái Đất có phải là 
hình cầu chuẩn không? 
 Hơi dẹt ở 2 cực và phình ra ở Xích đạo. 
Quan sát H2. 
-Cho biết độ dài bán kính của Trái Đất và độ 
dài đường xích đạo? 
-Diện tích của Trái Đất là bao nhiêu? 
Quan sát H3. 
Gv giới thiệu cho HS điểm cực Bắc và cực 
Nam. 
-Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực 
Nam trên bề mặt quả địa cầu gọi là gì? 
- Độ dài của các đường kinh tuyến. 
-Nếu mỗi đường kinh tuyến cách nhau 10, có 
bao nhiêu đường kinh tuyến? 360 đường 
KT 
-Thế nào là kinh tuyến gốc? 
-Đường kinh tuyến gốc chia Trái Đất thành 
các nửa cầu nào? 
-Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu 
Đông gọi là kinh tuyến gì? 
-Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu 
Tây gọi là kinh tuyến gì? 
- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là 
kinh tuyến gì? 
-Những vòng tròn vuông góc với các kinh 
tuyến là những đường gì? Nêu đặc điểm của 
nó? 
- Độ dài của các đường vĩ tuyến? 
-Xác định vĩ tuyến lớn nhất, bé nhất. 
-Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10, có bao 
nhiêu đường vĩ tuyến? 181 vĩ tuyến 
-Xác định đường vĩ tuyến gốc? 
-Vĩ tuyến gốc chia Trái Đất thành những nửa 
2. Hình dạng, kích thước của Trái 
 đất và hệ thống kinh,vĩ tuyến: 
-Trái đất có dạng hình cầu. 
-Diện tích: 510 triệu km2 
-Kinh tuyến: là những đường nối liền 
 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ 
dài bằng nhau. 
-Kinh tuyến gốc: 00 đi qua Đài Thiên 
 văn Grin-uýt (Luân Đôn - Nước 
Anh). 
-Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông 
 góc với các kinh tuyến, có đặc 
điểm nằm song song với nhau và có 
 độ dài nhỏ dần từ Xích đạo về 2 cực. 
-Vĩ tuyến gốc (Xích đạo): là vĩ 
tuyến lớn nhất , được đánh dấu 00 
Nhờ có hệ thống kinh tuyến, vĩ 
tuyến người ta xác định được vị trí 
 của mọi địa điểm trên bề mặt Trái 
Đất.. 
Địa lý 6 GV: Mai Thị Tuyết Mai
Trường THCS hồng Dương T 3 
cầu nào? 
-Xác định nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. 
- Thế nào là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. 
- Công dụng của hệ thống kinh tuyến, vĩ 
tuyến? 
-Tại sao phải xác định kinh tuyến gốc và vĩ 
tuyến gốc? 
+Để đánh số thứ tự các đường kinh-vĩ tuyến. 
+Phân chia các nửa cầu. 
-Thực tế trên bề mặt Trái Đất có đường kinh-
vĩ tuyến không? 
4-Củng cố-Xác định trên quả địa cầu: 
+ Nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam,nửa cầu Đông và nửa cầu Tây; 
+ Đường xích đạo, các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh 
tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? 
5- Hướng dẫn về nhà 
- Làm bài tập 1,2 sgk. 
-Tìm hiểu: Bản đồ là gì? Có những loại bản đồ nào? Cách vẽ bản đồ? 

File đính kèm:

  • pdfBai_1_Vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cua_Trai_Dat_20150726_023903.pdf
Giáo án liên quan