Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 30 đến 37

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh:

 - Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.

 - Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.

2. Kỹ năng: Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.

3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

 - GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.

 - Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.

 - Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ : Hãy so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ?

 3. Bài mới:

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 30 đến 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn:
Tiết: 30 Ngày giảng:
BÀI 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụngvào những bài thực hành sau.
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.
	- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà, một số mẫu dây 	dẫn điện, một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện: ống luồn dây PVC.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Giới thiệu bài học
- Mạng điện trong lớp em được lắp nổi hay lắp ngầm?
HĐ 2.Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi
GV: Nêu cho học sinh nêu khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
HS: Được tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi được đặt trong ống cách điện PVC và trên sứ cách điện.
GV: Nêu một số yêu cầu để người ta lựa chọn phương pháp lắp đặt đay dẫn kiểu nổi?
HS: Thảo luận trả lời
GV:Kết luận: 
- Điều kiện môi trường lắp đặt dây dẫn.
- Yêu cầu kỹ thuật của đường dây dẫn điện.
- Yêu cầu người sử dụng.
GV: Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC?
HS: Thảo luận trả lời
GV: Kết luận
GV: Các phụ kiện kèm theo ống PVC có công dụng gì?
HS: Trả lời
GV: Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt dây dẫn điện trên puli sứ, kẹp sứ là gì?
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Bổ sung. 
1.Mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
*./ Khái niệm: Là đường dây lắp đặt nổi đặt theo bề mặt tường nhà, trần nhà và những kết cấu xây dựng khác.
a) Các vật cách điện
*./ Phương pháp lắp đặt đường dây dẫn nổi:
- Lắp đặt trực tiếp trên các kết cấu xây dựng, tường, tấm ngăn, trên puli, sứ cách điện, trong các ống kim loại và phi kim loại trong các hộp ở gờ chân tường .
*./ Các yếu tố để lựa chọn PP lắp đặt mạng điện kiểu nổi.
- Điều kiện môi trường lắp đặt dây dẫn.
- Yêu cầu kĩ thuật của đường dây dẫn điện.
- Yêu cầu của người sử dụng.
*./ Các phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC.
Hình 11-2 đến 11-6 SGK/47.
b) Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi.
- Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà
- Các vật cách điện là: Puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp.
- Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa. 
 4. Củng cố. 
GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ và câu hỏi SGK.
GV: Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
	- Về nhà học bài, làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 12 SGK. Kiểm tra an toàn điện của mạng điện trong nhà. Chuẩn bị một số dây dẫn điện mới và cũ.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tuần: 31 Ngày soạn:
Tiết: 31 Ngày giảng:
BÀI 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ ( Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau.
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an 	toàn.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.
	- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà, một số mẫu dây dẫn điện, một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện: ống luồn dây PVC.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu phương pháp lắp đặt đường dây dẫn nổi ? Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1.Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm.
GV: cho học sinh quan sát hình 11.7 và giới thiệu cho học sinh hiểu về phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm.
GV: Theo em mạng điện sinh hoạt được lắp đặt ngầm là như thế nào?
HS: Thảo luận trả lời
GV: Kết luận.
HS: 
- Đại diện 1 nhóm trình bày KQ hoạt động của nhóm.
- Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung.
2.Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm:
*./ Khái niệm: là đường dây dẫn điện được lắp đặt ngầm ở trong tường, trần nhà, sàn nhà  
*./ PP lắp đặt: 
- đặt dây dẫn trong ống thép, ống phi kim loại, trong các kết cấu xây dựng rỗng,các rãnh trát vữa .
*./ Các yếu tố để lựa chọn PP lắp đặt mạng điện kiểu ngầm:
- phải phù hợp với môi trường.
- Yêu cầu của người sử dụng.
- Đặc điểm của kết cấu, kiến trúc công trình.
- Đảm bảo an toàn điện.
*./ Yêu cầu kĩ thuật.
4. Củng cố. 
GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ và câu hỏi SGK.
GV: Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
	- Về nhà học bài, làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 12 SGK. Kiểm tra an toàn điện của mạng điện trong nhà. Chuẩn bị một số dây dẫn điện mới và cũ.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
******************************************
Tuần: 32, 33 Ngày soạn:
Tiết: 32, 33 Ngày giảng:
BÀI 12. KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh:
	- Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
	- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
2. Kỹ năng: Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an 	toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.
	- Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.
	- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ : Hãy so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1.Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện.
GV: Hướng dẫn cho học sinh biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà, nhằm phát hiện những hiện tượng có thể gây ra sự cố cho mạng điện, để báo cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lý.
GV: Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? tại sao ?
HS: Nghiên cứu trả lời.
GV: Kiểm tra dây dẫn có cũ không, có những vết nứt, hở cách điện không ? Nếu có cần xử lý như thế nào ?
HS: Nghiên cứu trả lời.
GV: Giáo dục cho học sinh ý thức , thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì lợi ích cộng đồng.
HĐ 2.Kiểm tra cách điện của mạng điện.
GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không và nếu giập vỡ thì phải thay thế.
HS: Tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
HĐ 3.Tìm hiểu cách kiểm tra thiết bị.
GV:Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì? thường được lắp đặt ở đâu?
HS: Thảo luận trả lời
GV: Kết luận: Cầu dao, công tắc, ổ cắm, phích điện
GV: Hướng dẫn học sinh cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu sử dụng.
GV: Hướng dẫn học sinh cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu cần sử dụng.
- Kiểm tra cầu chì: được lắp ở dây pha, có nắp đậy, vỏ không bị sứt vỡ, dây chì đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
GV: Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay cho dây chì của cầu chì chảy?
HS: Trả lời
- Kiểm tra ổ cắm điện: không nên đặt ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhiều bụi tránh chập mạch, đánh lửa; dùng nhiều ổ ở các cấp khác nhau.
- Phích cắm điện: Không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện. 
HĐ 4.Tìm hiểu cách kiểm tra đồ dùng điện.
GV: Nhấn mạnh cho học sinh biết việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết. Nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện.
GV: Đưa ra một vài đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện như: hỏng dây dẫn, phích cắm, bị dò điện.
GV: Cho học sinh bút thửi điện để kiểm tra.
GV: Hướng dẫn học sinh cách quan sát, kiểm tra từng nội dung trên và đưa ra cách Xử lý.
1. Kiểm tra dây dẫn điện.
- Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng dây trần vì rất nguy hiểm đến tính mạng con người trong nhà.
- Nếu có cần phải thay thế.
2. Kiểm tra cách điện của mạng điện.
- Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.
3. Kiểm tra các thiết bị điện
a) Cầu dao, công tắc.
- Hãy đưa ra những cách khắc phục ở cột (B)
A
B
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ
Thay vở mới
Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng.
Tháo ra nối lại mối nối
ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra.
Dùng tua vít vặn chặt lại, nếu ốc vít chờn thay ốc vít mới.
b) Cầu chì.
- Phải có nắp che, không để hở, số liệu định mức của cầu chì phải phù hợp với yêu cầu làm việc của mạng điện.
c) Ổ cắm điện và phích cắm điện.
- Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc tốt.
- ổ cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn điện, để tránh bị chập mạch, đánh lửa
4. Kiểm tra các đồ dùng điện.
- Các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thuỷ tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ, chi tiết nào vỡ phải thay ngay.
- Dây dẫn điện không bị hở cách điện
- Phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện
4.Củng cố: 
GV: Nhận xét đánh giá giờ học về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, đảm bảo an toàn điện, cách kiểm tra đã chuẩn chưa,các đồ dùng điện có đảm bảo không.
	5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Về nhà học bài và nghiên cứu kỹ các cách kiểm tra mạng điện và cách sử lý.
 - Đọc và xem trước phần ôn tập nghiên cứu các cách lắp đặt mạng điện, an toàn điện.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
*****************************************************
Tuần: 34 Ngày soạn:
Tiết: 34 Ngày giảng:
KIỂM TRA 45 PHÚT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và làm các bài tập có liên quan.
2. Kỹ năng: Thiết kế được mạch điện đơn giản.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 Đề kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
 Giáo viên ghi đề học sinh chép và thực hiện.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CÔNG NGHỆ 9
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1. Lắp đặt dây dẫn mạng điện trong nhà.
1. Nắm được các đặc điểm của mạng điện lắp đặt kiểu ngầm và kiểu nổi.
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Chủ đề 2. Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
2. Biết được tại sao cần kiểm tra định kì về an toàn của mạng điện trong nhà.
3. Khi kiểm tra mạng điện trong nhà cần kiểm tra những phần tử nào.
Số câu
0.5
0.5
1
Số điểm
2
2
4
Chủ đề 3. Lắp mạch điện bảng điện.
4. Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện gồm 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn.
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Tổng số câu
0.5
1.5
1
1
Tổng số điểm
2
5
3
10
Phòng GD-ĐT Kiên Hải KIỂM TRA 45 PHÚT
Trường THCS An Sơn Môn: Công Nghệ 9
Họ và tên:........ Năm học: 2014-2015
Điểm
Lời Phê
ĐỀ: 
Câu 1. ( 3đ )
 Hãy so sánh các ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp dặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà?
Câu 2. ( 4đ )
 Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện?
Câu 3. ( 3đ)
 Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện hai công tắc ba cực điều kiển một đèn? 
********************************************************
Tuần: 35 Ngày soạn:
Tiết: 35 Ngày giảng: 
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 Giúp HS nhớ được các kiến thức cơ bản về nghề điện dân dụng..
2- Kĩ năng:
 Chọn được nghề điện.	
3- Thái độ:
 Có ý thức học tập nghiêm túc và yêu thích công việc.	
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị nội dung để ôn tập.
 Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Cá nhân.	
2- Chuẩn bị của HS:
- Làm các câu hỏi và bài tập của bài tổng kết và ôn tập.
- Ôn lại các bài đã học. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta ôn lại những kiến thức đã học ở phần lắp đặt mạng điện trong nhà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu và nội dung ôn tập
- Ta sẽ ôn lại những nội dung cơ bản đã học theo nội dung sau:
Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
Nối dây dẫn điện và lắp đặt mạng điện.
Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Chú ý nghe
Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm yêu cầu nghề điện dân dụng
* Ta xét đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
- Nghề điện dân dụng có những đặc điểm gì?
- Nhóm các em thảo luận điền từ thích hợp vào chỗ trống của các đặc điểm trên:
a) Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng: 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
b) Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
c) Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Gọi vài nhóm trả lời giáo viên nhận xét.
* Ta xét yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động.
- Nhóm các em thảo luận và nêu yêu cầu của nghề điện dân dụng.
- Gọi vài nhóm trả lời, giáo viên nhận xét.
- Nêu tên các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện?
- Nêu tên các thiết bị đo lường điện?
- Vật liệu điện gồm những vật liệu gì?
- Dụng cụ lắp đặt của nghề điện gồm những dụng cụ gì?
- Đồ dùng điện gồm các đồ dùng gì?
I/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng:
1- Đặc điểm của nghề điện dân dụng:
Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng. 
Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
 Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
- Nhóm điền từ vào chỗ trống:
a) Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:
Thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện.
Nguồn điện một chiều và xoay chiều.
Thiết bị đo lường điện.
Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.
Các loại đồ dùng điện.
b) Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
Lắp đặt thiết bị điện và đồ dùng điện.
Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị điện và đồ dùng điện.
c) Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:
Làm việc trong nhà và ngoài trời.
Thường đi lưu động.
Nguy hiểm vì gần khu vực có điện.
Làm việc trên cao.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Yêu cầu của nghề điện dân dụng:Về kiến thức:
Tối thiểu tốt nghiệp THCS.
Có hiểu biết về lĩnh vực kĩ thuật điện.
 Kĩ năng:
Có kĩ năng đo lường, sử dụng lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện và đồ dùng điện.
Về thái độ:
Yêu thích công việc, an toàn lao động, làm việc khoa học.
Về sức khoẻ: có đủ điều kiện về sức khoẻ.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Công tắc, cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện.
- Có vôn kế, ampe kế, công tơ điện...
- Dây dẫn điện, dây cáp điện...
- Kìm, tua vít, khoan...
- Bóng đèn, quạt, nồi cơm điện...
Hoạt động 3: Ôn tập về nối dây dẫn điện và lắp đặt mạng điện
* Ta xét nối dây dẫn điện và lắp đặt mạng điện.
- Các em lấy giấy làm câu hỏi: Nêu yêu cầu của mối nối, quy trình chung nối dây dẫn điện, mô tả những thao tác kĩ thuật cơ bản của phương pháp nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi.
Làm xong thảo luận nhóm hoàn chỉnh nội dung trả lời.
- Gọi vài nhóm trả lời, giáo viện nhận xét.
- Các em đọc bài, nêu quy trình chung lắp đặt mạch điện.
- Nêu quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang?
- Yêu cầu mối nối:
Dẫn điện tốt.
Có độ bền cơ học cao.
An toàn điện.
Đảm bảo về mặt mĩ thuật.
Quy trình chung nối dây dẫn điện:
Bóc vỏ cách điện
Làm sạch lõi
Nối dây
Kiểm tra mối nối
Hàn mối nối
Cách điện mối nối.
Nối nối tiếp:
Dùng kìm bóc vỏ cách điện.
Dùng giấy ráp làm sạch lõi.
Dùng kìm nối dây.
Quan sát kiểm tra mối nối.
Dùng mỏ hàn hàn mối nối.
Dùng băng cách điện cách điện mối nối.
- Trả lời theo chuẩn bị.
- Quy trình lắp đặt mạch điện:
Vẽ sơ đồ lắp đặt
Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn.
Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu.
Vận hành thử.
- Quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang:
Vẽ sơ đồ lắp đặt
Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn.
Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu.
Vận hành thử.
Hoạt động 4: Ôn tập kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
Để kiểm tra an toàn của mạng điện trong nhà, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện.
Trả lời câu hỏi giáo viên.
4- Dặn dò:
 Chuẩn bị tiết kiểm tra học kì 2.
* Câu hỏi ôn thi HK 2:
1. Trình bày đặc điểm lắp đặt dây dẫn mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm?
2. Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện?
3. Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn của mạng điện trong nhà?
4. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt cảu mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn?
5. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt cảu mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn?
6. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt cảu mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn?
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tuần: 37 Ngày soạn:
Tiết: 37 Ngày giảng: 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ Môc tiªu bµi kiÓm tra:
1. KiÕn thøc:
 Cñng cè, kiÓm tra viÖc n¾m kiÕn thøc, ®¸nh gi¸ lùc häc cña HS 
2. Kü n¨ng: 
 VËn dông kiÕn thøc, lµm bµi kiÓm tra.
3. Th¸i ®é:
 Nghiªm tóc, tù gi¸c, tù lùc, tinh thÇn v­¬n lªn trong häc tËp.
II/ Chuẩn bị: Đề KT HK II
III/ Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I CÔNG NGHỆ 9
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1. Lắp đặt dây dẫn mạng điện trong nhà.
1. Nắm được các đặc điểm của mạng điện lắp đặt kiểu ngầm.
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Chủ đề 2. Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
2. Biết được tại sao cần kiểm tra định kì về an toàn của mạng điện trong nhà.
3. Khi kiểm tra mạng điện trong nhà cần kiểm tra những phần tử nào.
Số câu
1
1
2
Số điểm
2
2
4
Chủ đề 3. Lắp mạch điện bảng điện.
4. Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện gồm 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Tổng số câu
1
2
1
4
Tổng số điểm
1
6
3
10
PHOØNG GD KIEÂN HAÛI BAØI KIEÅM TRA CUOÁI HOÏC KYØ II
Tröôøng THCS An Sôn Naêm hoïc : 2014 – 2015
Soá phaùch
 Moân : Công Nghệ 9
Hoï vaø teân hoïc sinh :......Lôùp 9A .
Soá phaùch
Ñieåm ghi baèng soá
Ñieåm ghi baèng chöõ
Ñeà baøi:
Câu 1 (3đ)
 Trình bày các đặc điểm của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm ?
Câu 2 (2đ)
 Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn của mạng điện trong nhà ?
Câu 3 (2đ)
 Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện ?
Câu 4 ( 3đ)
 Em Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt cảu mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn ?
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN CÔNG NGHỆ 9
Câu 1 ( 3đ )
- Dây dẫn được đặt trong rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
- Việc lựa chọn cách đặt dây phải phù hợp với môi trường, yêu cầu sử dụng và an toàn điện.
- Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật, tránh tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện nhưng khó sửa chữa.
Câu 2 ( 2đ )
 Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà theo định kì là nhằm tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Câu 3 ( 2đ )
 Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử sau:
- Kiểm tra dây dẫn điện.
- Kiểm tra cách điện của mạng điện.
- Kiểm tra các thiết bị điện: cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm điện và phích cắm điện.
- Kiểm tra các đồ dùng điện.
Câu 4 ( 3đ )
 O
 A

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12671622.doc