Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 10 đến 16 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Xuân Cường

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :Biết được nội dung và cộng dụng của bản vẽ nhà. Biết được một số ký hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.

 2. Kỹ năng: Biết được cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.

 3.Thái độ : Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật, rèn luyện tính nghiêm túc trong thực hành .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

 1. Giáo viên : - Nghiên cứu sách giáo khoa

- Tranh vẽ của các hình của bài 15 SGK

2 Học sinh : Đọc trước bài 15 SGK

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1. Ổn định lớp :

 2. Bài cũ :

 3. Bài mới :

Hoạt động 1 :Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 10 đến 16 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Xuân Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 10 Ngày soạn: 06/10/2019
Bài: 10, 12. Bài tập thực hành
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT CÓ HÌNH CẮT
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ REN
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức 
Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt, có ren
2. Kỹ năng :
Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết. 
 3.Thái độ : 
Có tác phong làm việc theo quy trình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 
 1. Giáo viên : 
 - Nghiên cứu sách giáo khoa
 -Nội dung bài thực hành.
2. Học sinh: Đọc truớc bài bài bản vẽ chi tiết 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : Sĩ số.
 2. Bài cũ : 
Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
- Ren dùng để làm gì? Kể một số chi tiết có ren mà em biết?
- Quy ước vẽ ren trục và ren lổ khác nhau như thế nào?
3.Bài mới
Nêu vấn đề : 
Để nâng cao kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt, bản vẽ chi tiết có ren. Hôm nay chúng ta tiến hành thực hành đọc 2 loại bản vẽ chi tiết đơn giản ®ã
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
GV nêu mục tiêu bài thực hành.
Nội dung và trình tự tiến hành.
* Nội dung : 
I . Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai ( h10.1 ) và ghi các nội dung vào bảng mẫu 9.1 SGK 
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bản vẽ vòng đai
1. Khung tên
- Tên gọi chi tiết
- Vật liệu
- Tỉ lệ 
- Vòng đai
- Thép 
- 1 : 2
2. Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu
-Vị trí hình cắt
- Hình chiếu bằng
- Hình cắt ở hình chiếu đứng
3. Kích thước
- Kích thước chung của chi tiết
- Kích thước các phần của chi tiết
- 140, 50, R39 
- Đường kính trong 50
- Chiều dày 10
-đường kính lỗ 12
-Khoảng cách hai lỗ 110
4. Yêu cầu kĩ thuật
- Làm sạch
- Xử lí bề mặt
5. Tổng hợp
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết
- Công dụng của chi tiết 
Hoạt động2: . Đọc bản vẽ côn có ren ( h12.1 ) và ghi các nội dung cần hiểu vào mẫu bảng 9.1
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bản vẽ vòng đai
1. Khung tên
- Tên gọi chi tiết
- Vật liệu
- Tỉ lệ 
2. Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu
-Vị trí hình cắt
3. Kích thước
- Kích thước chung của chi tiết
- Kích thước các phần của chi tiết
4. Yêu cầu kĩ thuật
- Làm sạch
- Xử lí bề mặt
5. Tổng hợp
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết
- Công dụng của chi tiết 
GV giới thiệu qua hình vẽ Tiến hành: 
+ Xem lại cách đọc bản vẽ chi tiết.
+ Đọc theo trình tự như ví dụ trong bài 
+ Kẻ bảng theo mẫu 9.1 ghi phần trả lời vào bảng lên khổ giấy A4, hoàn thành tại lớp.. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày bài làm :
GV giới thiệu và minh hoạ cách trình bày bài làm.
- Theo mẫu bảng 9.1 như trên.
- Bài làm trên khổ giấy A4, hoàn thành tại lớp 
Hoạt động 4 : Tổ chức thực hành :
HS làm bài theo hướng dẫn trên.
GV hướng dẫn hoàn thành tại lớp.
 4 . Cũng cố : Tổng kết và đánh giá tiết thực hành: 
GV nhận xét bài tập thực hành.
GV tổ chức HS tự đánh giá bài của mình.
GV thu bài về chấm tiết tới nhận xét và trả bài.
5. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà 
Đọc trước bài 13 SGK 
TiÕt:11 Ngày soạn: 12/10/2019
Bài 13. BẢN VẼ LẮP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức :Biết được nội dung và cộng dụng của bản vẽ lắp.
2. Kỹ năng: Biết được cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.. 
 3.Thái độ : Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật, rèn luyện tính nghiêm túc trong thực hành .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 
 1. Giáo viên : - Nghiên cứu sách giáo khoa
Tranh vẽ của các hình của bài 13 SGK 
 - Vật mẩu : Bộ vòng đai bằng kim loại hay chất dẻo, sáp màu
2. Học sinh : Đọc truớc bài 13 SGK 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1. Ổn định lớp : 
 2. Bài cũ : - ..- Ren dùng để làm gì ? kể một số chi tiết có ren mà em biết ?
- Quy ước vẽ ren trục và ren lổ khác nhau như thế nào?
 3. Bài mới : 
 . Nêu vấn đề : Muốn tạo ra một sản phẩm hay một thiết bị nào đó người ta ghép nhiều chi tiết lại. Vậy muốn lắp ghép các chi tiết lại để tạo thành sản phẩm... người ta thường căn cứ vào đâu. Chúng ta tìm hiểu trong bài học.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp:
Cách thức hoạt động của thầy và trò 
- Gv cho học sinh quan sát vòng đai được tháo rời từng chi tiết. Để xem hình dạng và kết cấu của từng chi tiết, lắp lại để biết sự quan hệ giữa các chi tiết.
-HS xem hình vẽ bộ vòng đai tiến hành phân tích :
+ Bản vẽ lắp gồm có những hình chiếu gì ? mỗi hình chiếu diễn tả mỗi chi tiêtï nào ? vị trí tương quan giữa các chi tiết như thế nào?
+ các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
+ Bảng kê gồm những nội dung gì?
+ Khung tên ghi từng mục gì? Yï nghĩa của từng mục ?
- GV hướng dẫn HS trả lời trên bản vẽ.
- GV kết luận và điền vào sơ đồ 
- Nêu công dụng của bản vẽ lắp?
- HS ghi vở.
Nội dung kiến thức
- Hình biểu diễn : Gồm các hình chiếu, hình cắt. Diễn tả hình dạng, kết cấu, vị trí từng chi tiết của sản phẩm.
- Kích thước : Gồm kích thước chung của sản phẩm và kích thước lắp các chi tiết.
- Bảng kê : Số thự tự, tên gọi, số lượng, vật liệu của từng chi tiết.
- Khung tên : Tên sản phẩm, tỉ lệ, ký hiệu, ...
* Công dụng : Dùng để hình dung hình dạng của sản phẩm và lắp ghép các chi tiết.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách đọc bản vẽ lắp :
- HS: quan sát hình 13.1 SGK, nêu rõ trình tự và yêu cầu đọc bản vẽ lắp ? 
- GV: kết luận theo bảng 13.1.
- GV: thông qua từng mục ở cột 2 bảng 13.1 nêu câu hỏi HS: trả lời 
- GV: hướng dẫn HS tô màu của từng chi tiết trên bản vẽ.
- GV: kết luận.
Đọc bản vẽ lắp phải hiểu các nội dung và phải đọc theo trình tự như bảng 13.1 ( SGK ).
4. Cũng cố : 
+ So sánh nội dung của bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp dùng để làm gì? 
GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài học
5. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà 
HS về nhà học kỉ bài, 
GV: nhận xét giờ học 
TiÕt:12: Ngày soạn: 09/102012
Bài 14.Bài tập thực hành:ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức 
Đọc được bản vẽ lắp đơn giản
2. Kỹ năng :
Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ lắp đơn giản. 
 3.Thái độ : 
Có tác phong làm việc theo quy trình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 
 1. Giáo viên : - Nghiên cứu sách giáo khoa
 -Nội dung bài thực hành.
2. Học sinh : Đọc truớc bài bài bản vẽ chi tiết 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : 
 2. Bài cũ 
Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì ?
Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
- Ren dùng để làm gì ? kể một số chi tiết có ren mà em biết ?
- Quy ước vẽ ren trục và ren lổ khác nhau như thế nào?
3. Bài mới : 
- Nêu mục tiêu của bài thực hành.
- Trình tự đọc bản vẽ lắp.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Nội dung và trình tự tiến hành.
* Nội dung : Đọc bản vẽ bộ ròng rọc ( h14.1 ) và ghi các nội dung cần hiểu vào mẫu bảng 13.1 
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bản vẽ vòng đai
1. Khung tên
- Tên gọi sản phẩm
- Vật liệu 
2. Bảng kê
- Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết
3. Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu, hình cắt
4. Kích thước
- Kích thước chung 
- Kích thước lắp giữa các chi tiết 
- Kích thước xác định khoảng cách.
5. Phân tích chi tiết
- Vị trí của các chi tiết
6. Tổng hợp
- Trình tự tháo, lắp
- Công dụng của sản phẩm.
GV giới thiệu qua hình vẽ 
* Tiến hành : 
+ Xem lại cách đọc bản vẽ lắp ở bảng 14.1.
+ Tiến hành đọc theo các bước như ví dụ bài 13
+ Kẻ bảng theo mẫu bảng 13.1 và ghi phần trả lời vào bảng lên khổ giấy A4, hoàn thành tại lớp.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách trình bày bài làm :
- Theo mẫu bảng 13.1 như trên.
- Bài làm trên khổ giấy A4, hoàn thành tại lớp 
Hoạt động 3 : Tổ chức thực hành :
HS làm bài trên khổ giấy đã quy định theo hướng dẫn trên.
GV hướng dẫn
4. Cũng cố : Tổng kết và đánh giá tiết thực hành: 
GV nhận xét bài tập thực hành.
GV tổ chức HS tự đánh giá bài của mình.
GV thu bài về chấm tiết tới nhận xét và trả bài.
5. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà 
Đọc trước bài 15 SGK 
TiÕt:13: Ngày soạn: 17/10/2019
Bài 15. BẢN VẼ NHÀ
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức :Biết được nội dung và cộng dụng của bản vẽ nhà. Biết được một số ký hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.
 2. Kỹ năng: Biết được cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
 3.Thái độ : Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật, rèn luyện tính nghiêm túc trong thực hành .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 
 1. Giáo viên : - Nghiên cứu sách giáo khoa
Tranh vẽ của các hình của bài 15 SGK
2 Học sinh : Đọc trước bài 15 SGK 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1. Ổn định lớp : 
 2. Bài cũ : 
 3. Bài mới : 
Hoạt động 1 :Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà
 Cách thức hoạt động của thầy và trò
GV: cho HS quan sát hình phối cảnh nhà một tầng. HS xem bản vẽ hình 15.1 SGK .
- GV: hướng dẫn HS đọc hiểu từng nội dung bằng cách đặt câu hỏi:
+ Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? 
+ Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Mặt bằng diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
+ Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào? Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
+ Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? Kích thước của ngôi nhà, của từng phòng, từng bộ phận ngôi nhà như thế nào ?
- HS trả lời, GV nhận xét và kết luận 
Nội dung kiến thức
 Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn và các kích thước:
- Mặt đứng : là hình chiếu mặt ngoài của mặt chính, mặt bên của ngôi nhà.
- Mặt bằng : Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt sàn nhà và cắt qua các cửa sổ.
- Mặt cắt là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc mặt phẳng chiếu đứng.
- Các số liệu xác định hình dạng, kích thước, chiều rộng của ngôi nhà.
* Công dụng: Được dùng để thiết kế và thi công xây dựng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ký hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà:
- GV: treo bảng 15.1 và giải thích rõ ý nghĩa từng ký hiệu.
- Ký hiệu cửa đi một cánh và hai cánh mô tả cửa ở trên hình biểu diễn nào?
- Kí hiệu cửa sổ đơn và cửa sổ kép mô tả cửa ở trên hình biểu diễn nào?
- Ký hiệu cầu thang được mô tả trên hình biểu diễn nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và kết luận theo bảng 15.1 ( SGK ).
Bảng 15.1 ( SGK )
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà:
- GV: cùng học sinh đọc bản vẽ nhà một tầng, hình 15.1 ( SGK ) theo trình tự theo mẫu bảng 15.2 
- GV: đặt câu hỏi từng nội dung ở cột 2. HS trả lời ghi vào cột 3
- GV: nhận xét ở cột 3
- HS quan sát bảng 15.2 để đối chiếu
Trình tự đọc bản vẽ nhà ở bảng 15.2 ( SGK )
4 . Cũng cố : 
GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài học
+ Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường đặt ở những vị trí nào trên bản vẽ ? 
5. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà 
HS về nhà học kỉ bài, đọc trước bài 16 ( SGK ) , chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
ghi ở bài 16 SGK để tiết sau thực hành.
GV: nhận xét giờ học 
TiÕt 14: Ngày soạn: 18/10/2019 
ÔN TẬP (tiÕt 1)
PHẦN I : VẼ KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức 
- Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học.
2. Kỹ năng :
- Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà đơn giản.
 3.Thái độ : 
Có tác phong làm việc theo quy trình.Giáo dục tính đam mê học vẽ kĩ thuật
- Chuẩn bị kiểm tra phần vẽ kĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 
 1. Giáo viên : - Nghiên cứu các bài đã học sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
- Nội dung ôn tập 
- Vẽ sơ đồ hình 1 ( trang 52 SGK )
2. Học sinh : Nghiên cứu các kiến thức đã học trong phần I
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1. Ổn định lớp : 
2. Bài cũ : 
Nhận xét và trả bài thực hành 16.
3. Bài mới : 
 Đặt vấn đề : 
Để khắc sâu những kiến thức đã học cũng như để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tới có kết quả cao. Chúng ta tiến hành ôn tập lại những kiến thức chính trong phần I vẽ kĩ thuật 
Hoạt động 1 : Hệ thống hoá kiến thức :
GV dùng sơ đồ sau để tóm tắt những kiến thức chính đã được học :
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
Bản vẽ các khối hình học
Bản vẽ kĩ thuật
Vẽ kĩ thuật
 Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất 
 Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống 
 Hình chiếu
	 Bản vẽ các khối đa diện 
	 Bản vẽ các khối tròn xoay	
 Bản vẽ chi tiết
 Biểu diễn ren
 Bản vẽ lắp
 Bản vÏ nhµ
 Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật 
 4 . Cũng cố : 
GV tổ chức thảo luận các nội dung vừa ôn tập và tìm ra các kiến thức trọng tâm của từng bài học.
GV nhận xét quá trình thảo luận và kết quả thu được của học sinh
Hs: tự đúc rút những nội dung trọng tâm của từng bài học và từng chương 
 5. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà 
Học sinh về nhà soạn các câu hỏi và làm bài tập phần ôn tập (SGK ) 
TiÕt 15: Ngày soạn: 24/10/2019 
ÔN TẬP(tiÕt 2)
PHẦN I : VẼ KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức 
- Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học.
2. Kỹ năng :
- Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà đơn giản.
 3.Thái độ : 
Có tác phong làm việc theo quy trình.Giáo dục tính đam mê học vẽ kĩ thuật
- Chuẩn bị kiểm tra phần vẽ kĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 
 1. Giáo viên : - Nghiên cứu các bài đã học sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
- Nội dung ôn tập 
2. Học sinh : Nghiên cứu các kiến thức đã học trong phần I
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1. Ổn định lớp : 
 2. Bài cũ : 
3. Bài mới : 
. Đặt vấn đề : 
Để khắc sâu những kiến thức đã học cũng như để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tới có kết quả cao. Chúng ta tiến hành ôn tập lại những kiến thức chính trong phần I vẽ kĩ thuật 2. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Cách thức hoạt động của thầy và trò
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi phần ôn tập
Câu 1 : Vì sao phải học vẽ kĩ thuật ?
Câu 2 : Thế nào là bản vẽ kĩ thuật ? bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì ?
Câu 3 : Thế nào là phép chiếu vuông góc ? phép chiếu này dùng để làm gì ?
Câu 4 : Các khối hình học thường gặp là những khối nào ? 
Câu 5 : Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện ?
Câu 6 : Khối trong xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào ?
Câu 7 : Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì ?
Câu 8 : Kể một số loại ren thường dùng và công dụng của chúng?
Câu 9 : Ren được vẽ theo quy ước như thế nào ?
Câu 10 : Kể một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng ?
Nội dung kiến thức
Câu 1: Để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
Câu 2 : Trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng hình vẽ và các ký hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ. Dùng trong sản xuất, thi công và sử dụng.
Câu 3 : Hình chiếu vuông góc có ba hình chiếu 
- Hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh.
- Hình chiếu bằng.
Hình cắt
Câu 4 : Khối hình học :
- Hình hộp chữ nhật.
- Hình lăng trụ đều.
- Hình chóp đều.
Câu 5 : ( SGK )
Câu 6 : Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
Câu 7 : Hình biểu diễn vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt. Dùng để biểu diễn rõ hơn phần bên trong của vật thể.
Câu 8 : ( SGK )
Câu 9 : 
* Đối với ren thấy :
- Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ 3/4 vòng
* Ren trong : ( Ren lổ )
Hình cắt và hình chiếu của ren lổ được vẽ như trên.
* Ren bị che khuất :
Trường hợp ren trục hay ren lổ bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren và giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
Câu 10 : 
- Bản vẽ chi tiêt : Dùng để thiết kế và gia công chi tiết.
- Bản vẽ lắp : Dùng để thiết kế và lắp ghép sản phẩm.
- Bản vẽ nhà : Dùng để thiết kế và thi công xây dựng.
 4 . Cũng cố : 
GV nhấn mạnh những nôi dung quan trọng của các phần đã học
Gv tổ chức nhận xét tiết học ôn tập về chuẩn bị và quá trình chuẩn bị của học sinh
 5. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
Học sinh về nhà xem lại những nội dung vưà ôn tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra một tiết
TiÕt 16: Ngày soạn: 26/10/2019
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức 
- Nhằm cũng cố và đánh giá những kiến thức đã học trong phần vẽ kĩ thuật của học sinh.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận
3.Thái độ : Giáo dục học sinh tính sáng tạo, trung thực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 
 1. Giáo viên : Chuẩn bị đề kiểm tra, ma trận đề và đáp án
2. Học sinh : Học kĩ các kiến thức đã được ôn tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1.ổn định.
2.bài củ.
3.bài mới.
A/Phần Trắc Nghiệm: (5đ)
 Chọn câu trả lời đúng
	1/Cạnh nhìn thấy của vật thể được vẽ bằng nét gì?
	 A. Nét đứt B. Nét liền đậm 
 C. Nét liền mảnh và nét liền đậm D. Nét liền mảnh
2/Ví trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?
 A. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
 B. Hình chiếu bằng ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở dưới hình chiếu đứng
 	 C. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
 	 D. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
3/Hình trụ được tạo thành như thế nào?
 A. Khi quay nửa vòng tròn một vòng quanh đường kính cố định
 B. Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định
 C. Khi quay tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định
 D. Khi quay tam giác đều một vòng quanh một cạnh cố định
4/Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở
 A. trên mặt phẳng cắt	B. phía trước mặt phẳng cắt
 C. dưới mặt phẳng cắt	D. phía sau mặt phẳng cắt
 5/Có mấy loại đường nét vẽ cơ bản:
	 A. 2 B. 4	 C.6 D. 8 	6/Đối với ren ngoài thì đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ
 bằng nét gì?
 	 A.Nét đứt	 B.Nét liền đậm
 C.Nét liền mảnh	 D.Gạch những nét song song
7/ Khung tên trên bản vẽ chi tiết cho ta biết:
 A. tên chi tiết, hình biểu diễn, tỉ lệ,vật liêu, người vẽ
 B. tên chi tiết, kích thước,hình biểu diễn,vât liệu, yêu cầu kỹ thuật
 C. tên chi tiết, tỉ lệ, vật liệu, người vẽ, nơi vẽ.
 D. tên chi tiết, tỉ lệ, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật, nơi vẽ.
 8/ Hình hộp chữ nhật được bao bởi những hình gì?
 A. Hình tam giác 	B. Hình chữ nhật 
 C. Hình đa giác phẳng 	D. Hình bình hành
9/ Trình tự đọc bản vẽ lắp:
 A. khung tên, hình biểu diễn, yêu cầu kỹ thuật, phân tích chi tiết, tổng hợp
 B. khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
 C. khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, tổng hợp
 D. khung tên, bảng kê, kích thước,hình biểu diễn, phân tích chi tiết, tổng hợp
 10/ Hình vẽ nào đúng với kí hiệu qui ước:
B/Phần Tự Luận : (5đ)
Câu 1: Cho vật thể và hình chiếu tương ứng hãy bổ sung các nét vẽ còn thiếu trên các hình chiếu để có hình vẽ đúng? (1đ)
Câu 2: Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu sau: (1.5đ)
 a. M 28 x 1 	 b. Tr 60 x 2 
 Câu 3: Trình bày trình tự đọc bản vẽ chi tiết (2.5đ)

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12748937.doc